Phim tài liệu gây tranh cãi (p1)

By Đức Độ

Với “Farenhet 9/11”, đạo diễn Micheal Moore thể hiện thẳng thừng quan điểm chống đối, chỉ trích tổng thống Bush và nội các. Bằng những lập luận có vẻ chắc chắn và mạnh mẽ, Moore đã “vạch mặt” tổng thống Bush là một tên hề chính trị, lợi dụng các mối quan hệ gia đình để tiến thân, vô trách nhiệm với đất nước, bắt tay với những đại gia Trung Đông để kiếm lợi và ghê gớm hơn, là một tên khủng bố.

Sự thật nào cũng có hai mặt. Micheal Moore (và cả những nhà làm phim tài liệu khác) khi đã lựa chọn cho mình một điểm nhìn và sử dụng tác phẩm như một cách phát biểu quan điểm chính trị, sự thiên lệch, cực đoan và chủ quan là không thể tránh khỏi. Quan điểm của Michael Moore thể hiện trong “Farenhet 9/11”, rất rõ ràng, là quan điểm của cánh tả, của đảng cộng hòa (đối lập với tư tưởng của cánh hữu – phe tư bản, tầng lớp thượng lưu) với xu hướng thiên về chủ nghĩa quốc tế, chủ trương điều hòa xã hội để đảm bảo sự bình đẳng xã hội, hướng về các vấn đề hòa bình và sinh thái.

Chính sự một chiều, cực đoan hóa thể hiện trong sự can thiệp quá rõ ràng của đạo diễn từ cách lựa chọn, sử dụng, cắt dựng tài liệu và lời bình để thể hiện hình ảnh G.W.Bush là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi xung quanh bộ phim.

Cách lựa chọn và xử lý tài liệu

Sự can thiệp, nhào trộn và xử lý tư liệu của đạo diễn Micheal Moore trong “Farenheit 9/11” rất rõ rệt. Ông lờ đi nguồn gốc của các tư liệu được sử dụng, trừ đoạn quay người phụ nữ Iraq bị phá nhà – trích từ tin tức của đài Anzazera, vài đoạn bản tin của đài Fox, những đoạn phỏng vấn tự quay hoặc có sự xuất hiện của chính ông trong khuôn hình.

Những thước phim còn lại chiếm đa phần thời lượng phim, nhưng lại không có xuất xứ rõ ràng, không có logo của đài truyền hình hay hãng phim. Điều đó chứng tỏ những tư liệu này đã được đạo diễn xử lý, cắt xén lại (re – framing), chưa kể đến việc chúng được cắt dựng lại rất khéo léo, bởi thế, “tính hiện thực” của chúng đã bị suy suyển.

Sự kiện nổi bật và gây sốc nhất ngày 11/9: hai chiếc máy bay lao vào tòa tháp đôi – hoàn toàn không được khai thác trực diện mà chỉ có những gương mặt khổ đau, những giọt nước mắt, những cái nhìn tuyệt vọng, khói bụi…hiện lên trước mắt khán giả. Việc hình ảnh người khủng bố không hề xuất hiện trong đoạn này và trong suốt bộ phim đã thể hiện rất rõ ý đồ của Moore: khủng bố chỉ là một khái niệm bịa đặt, không có khuôn mặt cụ thể, hay nói cách khác, chúng thực ra là người thân cận của Bush, và nước Mỹ đang bị tấn công từ bên trong, từ người đang nắm chính quyền.

Một cảnh khác quay Bush và nội các đang chuẩn bị cho buổi phát hình nào đó, được tô vẽ và trang điểm như những chú hề bự phấn cũng được Moore xử lý rất khôn khéo.

Những cảnh quay rất ấn tượng và hóm hỉnh, “chộp” được những phút giây nhí nhố nhất của Bush và các cộng sự: vị tổng thống này làm mắt lác trước ống kính, các chính khách khác thì liếm nước bọt lên lược để chải tóc hoặc dặn dò “làm cho tôi trẻ ra nhé!”. Những cảnh này, đặt trong không khí hùng biện chung của bộ phim, cho khán giả một cảm giác rất rõ về sự kệch cỡm và chất “trò diễn” của các chính khách.

Mục đích của Moore trong đoạn này, rất rõ, là lột mặt nạ những người nắm chính quyền, cho khán giả thấy rằng: tất cả những sự kiện xung quanh Bush: tranh cử, bị khủng bố, chiến tranh Iraq… chẳng khác gì một trò diễn chính trị vụng về. Tuy nhiên, cái sơ hở và cũng là chỗ để những nhà phê bình “bắt thóp” Moore là nếu đặt những cảnh quay trong phim vào một bối cảnh khác, bộ phim khác và lời bình kiểu khác, rất có thể chúng sẽ được lý giải theo một cách hoàn toàn khác, thậm chí trái nghịch.

Trật tự thời gian của các thước phim được Moore sử dụng cũng không rõ ràng. Khán giả không được thuyết minh, không được biết đích xác thời gian các hình ảnh trong phim được quay. Điển hình nhất là những cảnh ăn chơi của Bush, mà theo đạo diễn là 8 tháng sau khi nhậm chức, thời điểm mà độ tin cậy của dân chúng với tổng thống này đang giảm sút nghiêm trọng.

Hàng loạt những hoạt động trong kỳ hè như câu cá, chơi golf, về trang trại ở Texas… được xếp cạnh nhau dễ khiến khán giả lầm tưởng chúng được quay tuần tự và đúng trong thời điểm được nói đến. Dầu vậy, không một cơ sở nào trong phim được đưa ra như một điểm tựa vững chắc để chúng ta hết nghi ngờ về độ trung thực (ít nhất về mặt thời gian) của hình ảnh.

Photo (s) by

www.forum.megasharesvn.com/showthrea…3D135403

www.cartoonstock.com/directory/a…bush.asp

www.freerepublic.com/focus/f-new…36/posts

www.icicom.up.pt/blog/take2/2004…dex.html

www.reviewjournal.com/webextras/…ov5.html

www.ohmovies.net/psychological.h…page%3D8

www.franzpatrick.com/reviews/f/

www.commondreams.org/headlines04…8-11.htm

~ by huyentrangtran on June 18, 2010.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: