Giải mã thành công của “Những nụ hôn rực rỡ” (TT)

By Đức Độ

Nói một cách công bằng, chuyện phim chẳng có gì mới mẻ, thông điệp gửi gắm cũng bình thường và dễ dãi. Nhưng cái hơi hướng cổ tích “ai cũng có thể” như một lời ru ngọt ngào dễ được chấp nhận.

4. Câu chuyện có hơi hướng cổ tích

Nói một cách công bằng, chuyện phim chẳng có gì mới mẻ, thông điệp gửi gắm cũng bình thường và dễ dãi. Nhưng cái hơi hướng cổ tích “ai cũng có thể” như một lời ru ngọt ngào dễ được chấp nhận. Một chàng trai trốn tránh sự nổi tiếng và nỗi đau bệnh tật gặp một cô gái dọn phòng nghèo, ngây thơ, hai người động viên, đồng cảm rồi yêu nhau; một cô chủ xinh đẹp, giàu có, hòa đồng với nhân viên sau khi tổ chức một chương trình ca nhạc đã nhận lời yêu anh bảo vệ nghèo thầm say mê cô từ lâu; một nhân viên đồng tính của khu resort – người đạo diễn cả chương trình hoành tráng – dám công khai giới tính và tìm thấy “người trong mộng”… đó là những câu chuyện xưa cũ như cổ tích được lồng vào phim. Nhưng cũng như việc khán giả thích bối cảnh lung linh của “Những nụ hôn rực rỡ”, những câu chuyện sến này dễ dàng được chấp nhận, bởi nó phù hợp với thị hiếu và hơn hết, với bô phim này.

Chất hài hước cũng tô điểm thêm cho câu chuyện phim vẻ hấp dẫn. Những câu nói đùa, cách diễn viên ăn nói, diễn điệu bộ cường điệu, “bộ mặt” xô bồ của giới phóng viên săn tin giật gân… khiến “Những nụ hôn rực rỡ” mang dáng vẻ của một phim hài, dễ xem, dễ gần với khán giả.

5. Lạ

Một điểm nữa không thể bỏ qua là sự lạ. Đây là bộ phim âm nhạc đầu tiên của Việt Nam, nên dù muốn hay không, cũng phải công nhận là nó lạ và khác biệt với những phim thuộc thể loại khác. Các diễn viên, không chỉ phải nói, mà còn phải hát và nhảy múa. Những bài hát được sử dụng trong phim đều có tính … thời đại, nghĩa là mới, quen thuộc với giới trẻ, dễ thuộc, dễ hát (và không nhiều ý nghĩa). Tuy vậy, đạo diễn cũng rất có ý thức trong việc hòa âm phối khí lại các ca khúc này, để chúng phù hợp hơn với nội dung phim. Các diễn viên, dù không phải ai cũng là dân ca hát chuyên nghiệp, nhưng đều cố gắng thể hiện những bài hát bằng giọng thật của mình. Cách họ kết hợp vũ đạo với lời hát chưa thực sự nhuần nhuyễn, nhưng phải công nhận rằng những bước nhảy của diễn viên trong “Những nụ hôn rực rỡ” khá ấn tượng. Yếu tố nước được sử dụng tối đa công năng (những màn nhảy múa dưới nước, sân khấu nước…) để tạo nên sự mềm mại, gợi cảm cho từng động tác của các diễn viên. Sự kết hợp giữa nhiều thể loại (phim âm nhạc, phim hài, phim tình cảm…) cũng là một nét gợi cảm khác, khiến bộ phim này lạ hơn so với những phim Việt Nam khác được chiếu trong dịp Tết.

Nói đi cũng phải nói lại, “Những nụ hôn rực rỡ” không phải là một bộ phim hoàn hảo. Nhiều đoạn phim còn rời rạc, mang hơi hướng của các clip ca nhạc hoặc các đoạn quảng cáo; xung đột phim không rõ nét, nếu không muốn nói là dễ dãi; nhiều bài hát không mang tính lời thoại hay thúc đẩy diễn biến phim mà được bày ra cho có; phô diễn hình thể quá lộ liễu; những câu nói chọc cười vô duyên… là những điểm yếu mà bộ phim này chưa khắc phục được. Tuy thế, chúng ta cũng không nên quá khắt khe và đòi hỏi ở ê – kip làm phim quá nhiều điều. Điện ảnh, suy cho cùng là một loại hình nghệ thuật đại chúng, và cách công chúng hào hứng tiếp nhận bộ phim này là một điều cần suy nghĩ.

Photo(s) by BHD

~ by huyentrangtran on April 12, 2010.

2 Responses to “Giải mã thành công của “Những nụ hôn rực rỡ” (TT)”

  1. Minh hi vong doanh thu cao khong lam dao dien Quang Dung tu man qua. Theo minh biet, anh nay lam phim nao la phim day hot bac. Noi “Nhung nu hon ruc ro” khong phai la mot bo phim hoan hao” thuc ra la hoi khen qua roi. Minh thay bo phim nay khong phai mot bo phim ca nhac, ma chi la phim co nhac thoi. Mot bo phim kieu nay khien minh cam thay dao dien khinh thuong khan gia qua. Suc hap dan – nhu ban Do viet – la dua hoan toan vao su xuat hien cua cac sao. Thong diep “ai cung co the” trong phim duoc truyen dat nhu kieu nguoi lon noi cho tre con lop 1. Phim thuong mai Hollywood cung sen, ma cung toan nhung thong diep lac quan kieu nay, nhung cach ho truyen dat tinh te hon nhieu. Khong biet bao gio phim Viet moi duoc the.

  2. Mình thì chỉ nghĩ đơn giản thế này, nếu cái gì cũng ngay từ đầu đã đẹp đẽ và tốt cả thi ko can cac khoa hoc ve lam fim, ko can nhung dao dien di truoc lam nhung bo fim ca hay va dở để cho chúng ta học tập, càng ko cần các anh chị phê bình và lý luận, vì còn j để chê nữa đâu.
    Nếu ko có Những nụ hôn của Anh Dũng, thì sẽ ko có bộ phim ca nhạc thứ hai nào của VN xuất hiện trong thời gian gần nữa cả. Một bộ phim được đầu tư (dù chỉ là tương đối) về vũ đạo, các ca khúc riêng sáng tác cho phim, trang phục dành riêng cho phim (so với Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, chơi vơi, 14 ngày phép hay các fim VN khác… thì bộ phim này theo mình trang phục rất ổn, dù chị Thanh Hằng có các bộ cánh công nhận là sexy và khoe hơi phô), từng ngần đó đã thể hiện một sự chuyên nghiệp và đầu tư nhất định rồi. Ngoài ra, đoàn phim của NNHRR đặc biệt đã chịu chơi (và cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình) của resort tại Cam Ranh trong vòng 1 tháng trời để có thể làm phim. Trailer phim cũng khá bắt mắt.
    Còn nói về sự bắt chước, thì chính đạo diễn cũng đã thừa nhận điều đó, và mình thấy thà bạn copy của người khác và có sáng tạo (dù chỉ là tí tẹo) và thừa nhận còn hơn bạn không làm gì, vì nói thật, dể có cái tôi cần rất nhiều thời gian và năng lực được đào tạo một cách chuyên nghiệp, vậy tại sao trước mắt không lấy ngắn nuôi dài. Chẳng phải thầy Đoàn Minh Tuấn cũng đã từng nói “các bạn cứ bắt chước chán chê đi rồi các bạn sẽ tìm ra cái riêng của mình” đó sao?
    Còn về sự giáo dục khiên cưỡng của phim, điều đó có thể được coi là “điển tích điển cố” về thoại sáo, thừa và phô của điện ảnh-truyền hình chúng ta từ bao lâu nay rồi còn gì. Vì thế nó sẽ chỉ tốt lên trong thời gian tới mà thôi, vì nó không thể mãi giật lùi như “đã và đang” được. Thoại của phim nhiều chỗ quá rườm rà , như kiểu “mách nước và chỉ dẫn” sợ khán giả không hiểu, đó là điều mà so với phim của nước ngoài, VN nói chung sẽ phải cố gắng nhiều.
    So với các nền điện ảnh lớn mạnh của thế giới để nhận ra mình còn kém cỏi và cần phải phấn đầu nhiều, nhưng ko có nghĩa sự so sánh đó được quyền làm ta nhụt chí và chấp nhận úp mai rùa đợi đến ngày “Bùm chíu 1 thế hệ làm phim OÁCH NHẤT QUẢ ĐẤT của VN xuất hiện và cứu khổ cứu nạn nền điện ảnh của chúng ta cả”.
    Làm từ cái dở để có được cái bớt dở, cái đỡ dở, cái tàm tạm, cái được, cái khá được, cái tốt, cái tuyệt vời, đó là điều thúc đẩy con người phát triển. Mình ủng hộ những phim thương mại kiểu này (mà chị Hạnh BHD sáng nay có cách gọi mà mình rất thích là phim Khán giả), dù khán giả thực sự chưa hài lòng, nhưng mình tin họ chấp nhận và đang mong đợi những điều thú vị hơn nhiều trong các bộ phim thương mại sắp tới của VN).

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: