Vương Sinh

vuong-sinh-hoa-bi3

by Hoa Huyền 

Không bàn về kỹ xảo, không bàn về ý nghĩa truyền tải của bộ phim, cũng không bàn về cách diễn xuất của các diễn viên. Ở bài viết này, tôi chỉ muốn nói cảm giác của mình về Vương Sinh – nhân vật nam chính trong bộ phim Họa bì (Đạo diễn Trần Gia Thượng). Khác với những nhân vật nam chính trong các bộ phim cổ trang sẽ trở thành hình tượng như một anh hùng, nhân vật Vương Sinh hiện ra trong con mắt tôi là một nhân vật nhờ nhờ, không rõ tính cách.

Tôi chưa đọc nguyên tác Liêu Trai Chí Dị, có lẽ vậy mà tôi không thể mô tả rõ tính cách nhân vật này chăng? Vương Sinh có phải là người đàn ông chung thủy không? Rõ ràng nhà biên kịch muốn bộ phim sẽ thêm phần bi kịch, thêm phần gay cấn đã cố gắng phác họa cho Vương Sinh là một người đàn ông thủy chung. Đó là khi Tiểu Duy quỳ xuống xin nhận làm thiếp, chàng không dám nhìn thẳng vào Tiểu Duy mà thốt lên: “Ta chỉ có một Vương phu nhân thôi”.

Khi xem đến đoạn này, tôi nhận thấy Vương Sinh đã bị nhà biên kịch vẽ chân dung bằng bàn tay không thuận bởi điểm không thống nhất và có phần sáo rỗng, mâu thuẫn khi mô tả diễn biến tâm lý, tâm trạng chàng. Vương Sinh thề sống thề chết chỉ yêu mình Bội Dung. Chàng từng nói ” Dù nàng là ma nữ hay là một người phụ nữ bình thường, ta cũng vẫn yêu nàng”. Vậy mà Vương Sinh vẫn hỏi “Nàng có phải là yêu tinh không ?”. Chỉ một câu nói đó thôi, so với việc Bàng Dũng hứa đòi lại công bằng và cứu Bội Dung đã thấy cái thứ tình yêu mà Vương Sinh dành cho thê tử của mình như thế nào. 

Nếu như trong nguyên tác, Vương Sinh có ngoại tình với Tiểu Duy thì tôi còn cho đây là có chút hợp lý. Trên phim, nhà biên kịch hình như có ý làm “nhẹ tội” cho Vương Sinh nên chỉ để chàng ngoại tình trong tư tưởng. Sống trong cảnh đồng sàng dị mộng mà Vương Sinh dám nói với Bội Dung câu “Chính nàng là người không tin ta chỉ yêu mình nàng”. Đoạn kết bộ phim, Vương Sinh đã thú nhận yêu Tiểu Duy tuy trước đó thì nhất mực khăng khăng không cưới Tiểu Duy làm thê thiếp mà chỉ “chung thủy” với Bội Dung. Vương Sinh đã lừa dối cả hai người phụ nữ và chính bản thân mình. Người đàn ông thời xưa khi đối mặt với chuyện tình cảm thường đưa ra những quyết định rõ ràng: Từ bỏ hẳn người thứ ba; Theo người thứ ba; Yêu và thật lòng với hai người.

Vương Sinh không làm được tất cả những điều đó. Chàng không từ bỏ được Tiểu Duy mà cũng chẳng theo nàng. Chàng không trọn vẹn chung thủy với Bội Dung mà cũng chẳng thể thật lòng hoàn toàn với Tiểu Duy. Thế mới có câu “Ta yêu muội nhưng ta đã lỡ cưới Bội Dung rồi”. Khi nghe Vương Sinh nói câu này, cả rạp chiếu phim đã cười ồ lên, xôn xao và lại lắng xuống, có lẽ mọi người đều nhận thấy cái bất ổn và mâu thuẫn trong tính cách nhân vật Vương Sinh. Vương Sinh có phải là một bậc quân tử không? Chợt thấy buồn lòng khi đặt câu hỏi này, dẫu biết rõ ràng nhà biên kịch cố gắng xây dựng nhân vật nam chính là một dũng tướng tài ba, một bậc quân tử. Chỉ buồn chàng dũng tướng này khi không tự mình đối phó được với mọi hành động của yêu quái, chàng phải bảo vợ mình nhờ tình cũ xin Bàng Dũng ở lại để đối phó. Nếu Vương Sinh là bậc quân tử, ngay từ đầu chàng đã phải quyết định giữ khoảng cách với Tiểu Duy.

Rõ ràng chàng biết mình bắt đầu mơ đến Tiểu Duy ngay khi ở bên cạnh Bội Dung nhưng chàng hèn nhát không dám đối mặt với điều đó. Vương Sinh tạo một vỏ bọc an toàn coi Tiểu Duy như em gái. Chàng thừa hiểu mình không thể coi Tiểu Duy là muội muội, tuy vậy vẫn giữ cô ở bên mình. Vương Sinh không đủ dũng cảm để dứt khoát chọn một nên để hai nàng ở cạnh – một phu nhân, một tiểu muội.

Cứ cho là Vương Sinh không thể kiềm chế nổi tình cảm của mình với Tiểu Duy đi. Tại sao chàng lại không đủ dũng khí để thừa nhận? Chàng sợ làm tổn thương Bội Dung? Vậy thì những những cơn mộng mị, những hành động của Vương Sinh có đang dẫm nát trái tim Bội Dung hay không? Giá như nhà biên kịch để cho Vương Sinh tỏ vẻ dằn vặt vì lo nghĩ cho hai mỹ nhân trót yêu chàng chứ không phải mâu thuẫn bởi tự bản thân nhu nhược, hèn yếu không có khả năng giải quyết vấn đề do mình gây nên? Và giá như Vương Sinh đừng thề thốt những lời mật ngọt với Bội Dung rồi lại nói tiếng yêu với Tiểu Duy? Cái kết của phim có phần hơi gò bó khi ánh mắt của Vương Sinh lúc cuối phim cũng vẫn tỏ vẻ phân vân, chưa thực sự thỏamãn với hạnh phúc thực tại của mình. Tôi tự đặt ra một câu hỏi: “Liệu một ngày kia, Tiểu Duy quay về, người mà Vương Sinh chọn sẽ lại là ai?”. 

Tình yêu là một điều thực sự thiêng liêng. Đúng, trong cuộc sống, có những lúc ta yêu nhiều người, nhưng đến một thời điểm nào đó, ta sẽ nhận ra rằng ai là người quan trọng đối với ta hơn cả. Cái kết của phim đã không cho Vương Sinh kịp nhận được cái khoảnh khắc tuyệt diệu đó. Có lẽ đó là kết cục cho một người không thành thực với tình yêu.

Advertisement

~ by hoahuyen on December 7, 2008.

5 Responses to “Vương Sinh”

  1. Hù, up mãi mới xong… Tèn ten…

  2. Đồng ý với bài phân tích này của Khánh Hoà. Nhân vật Vương Sinh không những yếu về mặt xây dựng kịch bản mà bản thân Trần Khôn diễn cũng mờ nhạt. Nói chung phim chỉ ở mức giải trí. Năm nay nếu Trung Quốc cử phim này tranh giải OScar cho hạng mục phim nước ngoài hay nhât (như báo chí nói) thì mình hơi thất vọng.

  3. Hong Kong cinema loves these costume dramas adapted from Qing Dynasty fantasy literature.

  4. Tâm sự của một người tin vào tình yêu đây, người này ngày nay không còn nhiều đâu nhé, :),

    tình cảm con người, không phải lúc nào cũng vững vàng như mình muốn được, Vương Sinh yêu vợ nhưng bị phân tâm bởi cô nàng hồ ly là chuyện có thể hiểu được, chưa kể nàng này là yêu quái, đã là yêu quái thì không thể cưỡng lại được, thử nhớ lại các nàng tiên cá Sirens trong Odyssey, hie,
    cũng có thể thấy sức quyến rũ của Tiểu Duy trong “Hoạ Bì” ở các tướng lĩnh khác, mê muội, mê muội, hê, Vương Sinh còn giữ được là do Tiểu Duy muốn thế, hoặc cũng có thể có thêm sức mạnh của tình yêu của anh ta với vợ,
    tâm sự của đàn ông, có lẽ tác giả muốn trình bày một chút, đưa tư tưởng của người đàn ông hiện đại vào người tướng lĩnh xưa, là bởi vì thời xưa ít ai nói đến chuyện tâm tư tình cảm của các cụ, chỉ là thắng trận hay không thắng trận, nhiều vợ hay không có vợ, :D, Liêu Trai kể cũng là một tác phẩm lạ trong dòng tác phẩm xưa,
    có chăng chỉ là như thutrangnguyen có nói, Trần Khôn quả tình diễn không đạt được tâm tình của Vương Sinh, cũng có thể là tâm lý khá là phức tạp nên khó diễn chăng,

  5. Hì, mình học biên kịch nên cố gắng tìm hiểu về việc xây dựng tính cách nhân vật mà. Mới quý zị đọc số sau: Tiểu Duy – Nàng hồ ly có trái tim bít iu… Hihi…

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: