Giới thiệu Dự án Điện ảnh
Dự án Điện ảnh là một chương trình đào tạo hợp tác giữa Trường ĐH KHXH&NV với Quỹ Ford. Mục tiêu chính của dự án là đào tạo kỹ năng viết cho những người yêu thích điện ảnh và muốn được làm việc trong ngành điện ảnh. Dự án cấp chứng chỉ của khoá học 10 tháng về ba kỹ năng viết: viết báo, viết nghiên cứu và viết kịch bản phim. Tham gia vào học tập và nghiên cứu tại dự án là một cơ hội cho những người không học trường Sân khấu điện ảnh hoặc học báo chí, có thể tham gia làm việc trong ngành điện ảnh và truyền thông. Ở giai đoạn I, dự án đã đào tạo được 3 khoá học trong vòng 3 năm, với 70 sinh viên tốt nghiệp và đa số tìm được việc làm phù hợp với khả năng trong ngành điện ảnh hoặc truyền thông. Các bạn muốn đăng ký dự tuyển có thể đăng ký trực tuyến bằng cách nhấn vào đây.
Mục tiêu trong giai đoạn II của Dự án Điện ảnh.
Mục tiêu ngắn hạn trong giai đoạn II của Dự án Điện ảnh là cho tốt nghiệp mỗi năm một khóa học thuộc hai chuyên ngành: biên kịch và lý luận phê bình, liên tiếp trong vòng ba năm. Giai đoạn II sẽ tăng cường công tác tuyển sinh bằng việc nâng cao kiến thức nền và sự tồn tại của dự án.
Giai đoạn II của Dự án Điện ảnh có những công việc sau:
1. Giảng dạy chuyên sâu về lý luận điện ảnh, lịch sử, mỹ học, sáng tác, các hình thức tài chính và phân phối, với các buổi chiếu phim hàng ngày, tài liệu học tập cập nhật, gồm các tài liệu dịch mới những văn bản hoàn chỉnh và nghiên cứu trên mạng bằng ngoại ngữ.
2. Chuẩn bị cho giới trẻ làm việc trong môi trường cạnh tranh mới của lĩnh vực điện ảnh và truyền thông qua việc thường xuyên thực tập viết lý luận và biên kịch điện ảnh theo chuẩn quốc tế.
3. Tạo ra một số lượng thí sinh mạnh cho các quỹ học bổng hiện có về đào tạo điện ảnh, truyền thông ở nước ngoài.
4. Đào tạo giảng viên với những nguồn lực, phương pháp và ưu thế giúp phát triển năng lực cho ngành nghiên cứu có liên quan đến điện ảnh và truyền thông.
5. Chuẩn bị các chương trình đạo tạo bậc cử nhân và sau đại học thuộc ngành học liên quan đến điện ảnh và truyền thông trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong vòng ba năm.
Sinh viên tham gia dự án sẽ tiến hành các hoạt động sau theo các tiêu chuẩn quốc tế của môn học:
1. Thiết lập hệ phê bình đúng đắn về điện ảnh và xây dựng một hồ sơ tác phẩm gồm những bài điểm phim, phê bình phim hoặc bất cứ văn bản có thể xuất bản nào để xin việc trong ngành báo chí, marketing và nghiên cứu về điện ảnh và truyền thông.
2. Phát triển các dự án nghiên cứu mở rộng và các bài phân tích chuyên ngành để học tập chuyên sâu hơn ở nước ngoài, nhằm đạt tiêu chuẩn giảng dạy về điện ảnh và truyền thông tại Việt Nam.
3. Xác định và so sánh các giai đoạn quan trọng của lịch sử điện ảnh Việt Nam cũng như điện ảnh thế giới, sử dụng vốn từ vựng, các khái niệm và phương pháp chuyên môn.
4. Làm việc theo nhóm nhằm phát huy sự nhạy bén trong lý luận đương đại, sáng tác kịch bản và ít nhất là cùng nhau thực hiện được một bộ phim ngắn.
5. Sáng tác các kịch bản phim truyện, phim truyền hình và các hình thức truyền thông khác theo chuẩn quốc tế và nhu cầu của thị trường Việt Nam.
6. Duy trì và phát triển một tờ nội san và trang web của sinh viên, Tin Vắn Điện Ảnh, để sáng tạo những ý tưởng nguyên bản và trau dồi kỹ năng viết, đồng thời dõi theo những thay đổi trong nền công nghiệp.
7. Nâng cao khả năng tiếng Anh và thiết lập mạng lưới liên hệ với các trung tâm đào tạo về điện ảnh ở nước ngoài, tập cho sinh viên quen với các nguồn báo, tạp chí và mạng.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ cấp chứng chỉ của trường cho sinh viên tốt nghiệp Dự án Điện ảnh.
Một số thông tin khác:
1. Thời gian và lịch trình của khóa học: Mỗi năm, dự án sẽ hoạt động trong vòng 10 tháng, trong đó có 6 tháng sinh viên phải đi học toàn thời gian, 6 tháng này được chia làm hai học kì, mỗi học kì 3 tháng. Thời gian cuối của khóa học, sinh viên sẽ thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong vòng 3 tháng, dưới sự chỉ đạo của các giáo viên hướng dẫn. Tháng cuối cùng của dự án là thời gian để đánh giá khóa luận của sinh viên và các thủ tục tốt nghiệp cần thiết. Mỗi khóa học sẽ bắt đầu vào khoảng giữa tháng 11 hàng năm, thi giữa kì và nghỉ Tết vào tháng 2. Thi cuối kì và thời gian làm khóa luận sẽ bắt đầu vào giữa tháng 5.
2. Địa điểm học và trang thiết bị. Văn phòng Dự án Điện ảnh và phòng học/phòng thực hành được đặt ở phòng 704 và phòng 705, tầng 8, nhà E, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Văn phòng và phòng thực hành được trang bị các trang thiết bị nghe nhìn thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập: máy tính, đầu DVD, máy chiếu, âm thanh…
3. Sinh viên tham gia khóa học: Dự án nhận đơn đăng ký dự thi của sinh viên đã tốt nghiệp tất cả các trường đại học tại Hà Nội, sinh viên ở các khu vực khác trong nước cũng có thể đăng ký dự thi, với điều kiện họ phải nộp đơn xác định rõ mục tiêu, dự định tương lai của mình gửi cho dự án.
4. Nội dung và Cấu trúc khóa học: Một tuần, sinh viên tham gia khóa học sẽ phải học bốn môn học chung bắt buộc, trong thời gian 6 tháng. Hai ngày một tuần, sinh viên sẽ chia nhóm để học giờ chuyên ngành: lý luận phê bình và biên kịch. Các môn học chung gồm: Lịch sử điện ảnh thế giới, Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Nhập môn phong cách phim (Mỹ học điện ảnh và các phương thức sản xuất) và Thực hành Tin Vắn (Phương pháp nghiên cứu và xuất bản báo chí). Tất cả các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Việt, trừ giờ Thực hành Tin Vắn, giờ học sử dụng nhiều tài liệu học bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác sẽ được giảng dạy qua phiên dịch.
5. Đội ngũ giảng viên: Các giảng viên của chúng tôi là những nhà làm phim và tác gia có kinh nghiệm. Hiện tại, dự án có những giảng viên sau:
Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh – giảng dạy môn Nhập môn Phong cách phim (Giáo trình: Nghệ thuật điện ảnh, Dẫn nhập, Bordwell/Thompson)
Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang – giảng dạy môn Lịch sử điện ảnh thế giới (Giáo trình: Lịch sử Điện ảnh thế giới, Dẫn nhập, Bordwell/ Thompson)
Đạo diễn Phan Đăng Di – giảng dạy môn Biên kịch (Giáo trình: Các công cụ viết kịch bản, Howard)
Tiến sỹ Ngô Tự Lập (Giáo sư/Tác gia) – giảng dạy môn Lý luận phê bình (Giáo trình: Hướng dẫn viết về phim ảnh, Corigan)
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn (Chủ nhiệm khoa biên kịch ĐH Sân khấu điện ảnh) – giảng dạy môn Lịch sử Điện ảnh Việt Nam (Giáo trình: Lịch sử Điện ảnh Việt Nam, biên tập Hồng Ngát …)
Tiến sỹ Dean Wilson – phụ trách giờ thực hành Tin Vắn (Tài liệu trên mạng, Các liên hoan phim quốc tế)
If this website work in FireFox, the font is ok, but not in IE, we can try use Times New roman or Vernada font,
Le Ngoc Tu said this on September 3, 2008 at 3:10 am
Hương dang ơ Hà Nội
Dean said this on September 3, 2008 at 6:55 am
hiện đang đọc được ở Firefox nhưng bị chữ to chữ nhỏ, thường trong Yahoo 360 thì như vậy sẽ không đọc được ở IE, :),
Le Ngoc Tu said this on September 3, 2008 at 8:18 am
Trong IE vẫn bị lỗi font chữ, font chữ bị to nhỏ.
Hong Ngoc said this on September 3, 2008 at 10:04 am
Dean ơi, có vấn đề với font chữ.
Phan Hương Giang said this on September 3, 2008 at 10:05 am
This design in so friendly and appealing ;)
Vu Quynh Ha said this on September 3, 2008 at 10:55 pm
chuan bi don cac e nao
my trang said this on September 28, 2008 at 7:24 pm