Câu chuyện của sự tồn vong

by Hồng Ánh

Với cái nhìn trực diện, bộ phim “Khả Khả Tây Lí” của đạo diễn Lục Xuyên đã tái hiện cuộc đấu tranh khốc liệt, sinh tử của người dân Tây Tạng nhằm bảo vệ loài linh dương quí đang bên bờ vực tuyệt chủng.

Khả Khả Tây Lí trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là “những cô gái và những ngọn núi tuyệt đẹp”, hay “những dấu chân đầu tiên của con người từ thuở khai thiên lập địa”. Cao hơn mặt nước biển 5.000m, đây là vùng đất thiêng của dân địa phương, đồng thời cũng là địa bàn cư trú duy nhất của loài linh dương Tây Tạng. Tuy nhiên, đến những năm 90 của thế kỉ XX, do bị các toán săn trộm tàn sát dã man (nhằm lấy bộ lông quí giá), số lượng linh dương đã sụt giảm nghiêm trọng từ hàng triệu cá thể xuống còn xấp xỉ 10.000 con. Một đội tuần sơn bao gồm những tình nguyện viên địa phương được thành lập để bảo vệ loài linh dương này.

Bộ phim mở đầu bằng cái chết của một thành viên trong đội tuần sơn. Ga Yu, phóng viên một tờ báo tại Bắc Kinh, được cử về Tây Tạng để theo dõi vụ việc. Trong quá trình tham gia cuộc đuổi bắt bọn săn trộm cùng đội tuần sơn (do Ri Tai – một cựu quân nhân, chỉ huy), Ga Yu đã chứng kiến tất cả sự hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên, cũng như cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng giữa những người tuần sơn và bọn săn trộm, khi mà cả đôi bên đều phải trả giá bằng máu. Ở đó, mọi lề luật thông thường dường như không còn giá trị, tính duy nhất đúng của mục đích được đặt lên hàng đầu.

Được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật, “Khả Khả Tây Lí” đập mạnh vào trái tim người xem bởi những thước phim chân thực, sống động mang tính tài liệu. Hình ảnh một Tây Tạng đang bị tổn thương nghiêm trọng cũng hiện lên rõ nét thông qua chỉ vài chi tiết nhỏ. Đó không còn là vùng đất linh thiêng, huyền bí của tôn giáo với các đức Đạt Lai Lạt Ma trầm mặc, toàn tri nữa; mà đầy rẫy nghèo đói, bạo lực và tệ nạn. Ngay cả những người đi theo bọn săn trộm, họ cũng bị cuộc sống dồn ép đến bước đường cùng, bởi thảo nguyên đã trở thành sa mạc, gia súc chết hàng loạt hoặc buộc phải đem bán, họ không có nhiều sự lựa chọn trong khi vẫn phải tiếp tục sống.

Là bộ phim thứ hai, đồng thời cũng là bộ phim được đánh giá cao nhất trong tổng số ba phim đã làm của đạo diễn Lục Xuyên (tính đến thời điểm hiện nay), “Khả Khả Tây Lí” không đơn thuần chỉ là câu chuyện về vấn đề sinh tồn của một loài động vật. Đây còn là câu chuyện sống còn của một vùng đất, một dân tộc, một nền văn hoá. Ý nghĩa xã hội rộng lớn và đa chiều của “Khả Khả Tây Lí” đã góp phần quan trọng đưa đến thành công của bộ phim, cũng như khẳng định tài năng của Lục Xuyên như một gương mặt nổi bật thuộc thế hệ thứ sáu của điện ảnh Trung Hoa.

Thông tin về bộ phim:
– Tên phim: Kekexili (Khả Khả Tây Lí)
– Nước sản xuất: Trung Hoa
– Phát hành: 2004
– Đạo diễn: Lục Xuyên
– Biên kịch: Lục Xuyên
– Giải thưởng: Kim Mã (2004), Kim Kê (2005)

pic by National Geographic World Films and Samuel Goldwyn Films

~ by anhvth2011 on January 9, 2010.

3 Responses to “Câu chuyện của sự tồn vong”

  1. Hic, sau một hồi lăn qua lăn lại, cuối cùng cũng đã post được bài lên TVOL ^”^

    Chị Quý Hà ơi, mấy cái như tags, thêm images blah blah để từ từ rùi em edit nhé ^”^

  2. nice post … remove all borders before you post images, and identify the copyright of the image: websites like the one you cited above are not the owners of the images … look for the name of a photographer or a distributor in the location where you found the picture … in this case, the new york times, you’ll see the information at the bottom of the image (National Geographic World Films and Samuel Goldwyn Film), so put that in your post … remember you need to include tags, and when you do them, you should think about the english spelling of the titles and names in your text … use both the english and the viet so your post appears in search engines … it would be best to also inlcude hot links, especially for the names and titles, in particular the english spellingses … otherwise, this looks like some original research ;-D

  3. Thanks for your comment, Dean.

    I have already edited my post as your advices, but I am still wondering about any mistake else ^”^

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: