Chơi vơi

3191_70137304735_749699735_1499919_6296453_n

by Như Quỳnh

Một phong cách làm phim mới, một ekip chuyên nghiệp mới mẻ của điện ảnh Việt Nam từ tiền kỳ đến sản xuất hiện trường và hậu kỳ làm với một ekip ngoại 100%. “Chơi vơi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên có một vĩ thanh kỳ lạ với người xem từ chuyện phim đến nhân vật, hình ảnh, âm nhạc và cả cái kết chơi vơi như thế. Câu chuyện của những rung rinh, thổn thức của những tâm hồn.

“Chơi vơi” kể chuyện của những người trẻ như Duyên (Hải Yến) và chồng cô, Hải, Cầm (Linh Đan Phạm), Thổ (Johnny Trí Nguyễn) và Vi (Linh Dung) và cả cô bé hàng xóm Miên. Duyên và Hải lấy nhau, họ không có đêm tân hôn vì Hải say. Duyên gặp Thổ và nhận ra chính nhu cầu cơ thể của mình. Cầm tuyệt vọng với những trang tiểu thuyết. Thổ như một anh chàng Đông Gioăng săn lưới tình. Vi yêu Thổ trong tuyệt vọng tới 6 năm, kết thúc là cái chết như  sự  giải thoát. Duyên-Hải-Cầm-Thổ-Vi, mối quan hệ phức tạp, đan xen nhau và rất đỗi bình thường ở đời sống.

“Chơi vơi” và sự kết hợp tuyệt vời của hình ảnh, âm nhạc và ….

“Chơi vơi” và những cơn mưa, nước như một hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối phim. Mưa rất nhiều. Mưa khi lần đầu tiên Thổ và Duyên gặp nhau. Mưa trên bãi biển. Mưa trên phố. Mưa khi Hải xa Duyên, ngồi nghe Miên kể chuyện và nói về cái ước mơ vòi tắm hoa sen. Mưa như nói lên những cảm xúc tràn ngập của con người, và mềm mại như nước. Nó dội xuống và trôi đi như những gì trải nghiệm mà các nhân vật phải đối diện với những mối quan hệ giằng xé, với những khát khao ở những ranh giới hết đỗi mong manh. Cái kết với trận ngập lụt khiến cho bộ phim mênh mang hơn, nỗi buồn như kéo dài và không chấm dứt, nó như chính những tâm hồn rung rinh, những thổn thức luôn luôn giấu trong lòng của những nhân vật.

“Chơi vơi” và những khuôn hình lạ như Cầm xông lá, mờ ảo hiện dần ra, rồi lúc Cầm và Duyên ngồi bên nhau ở trong chiếc chăn trùm. Hình ảnh của Cầm và Duyên ở trong ngôi nhà cổ của gia đình Cầm lúc họ đối thoại, tâm sự. Mưa luôn xuất hiện. Những ngôi nhà cổ cũ kỹ, tự nhiên. Hiếm có phim Việt Nam nào chi tiết đẹp như bối cảnh “Chơi vơi”. Duyên trên phố và Duyên của mọi khuôn hình đều đằm thắm và dịu dàng. Hải Yến diễn mà như không diễn, khác với những vai trước của cô như Pao, Phượng.

“Chơi vơi” và âm nhạc, Ngọc Đại mạnh mẽ và phiêu phiêu trong cái không gian đầy màu sắc huyền ảo của “Chơi vơi” với bối cảnh của những ngôi nhà cổ trên phố, một không khí sôi động của đường phố, âm thanh và bên trong những ngôi nhà cổ cũ ấy, luôn thiếu và vắng bóng đi một nửa nào đó mà luôn phải kiếm tìm. Không nói ra nhưng tất cả đều thế, từ Duyên, đến Cầm, Vi và cả ngay câu chuyện huyền thoại nào đó của ông bà nội Duyên, đến gia đình cô bé Miên hàng xóm, cũng chỉ có 2 bố con, gia đình Cầm có 2 mẹ con. Khuôn hình Duyên và Thổ khi ở khách sạn và những tiếng dao rạch váy và âm nhạc của “Dệt tầm gai” thay thế cho những khát khao, mong đợi, thay thế cho những cảnh sex trần tục. Ở đây chỉ có hình ảnh và âm nhạc, âm thanh.

“Chơi vơi” và gam màu sâu lắng của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên

“Chơi vơi” và Bùi Thạc Chuyên, một hình ảnh khác của anh sau “Sống trong sợ hãi”. Nếu “Sống trong sợ hãi” khốc liệt, mạnh mẽ bao nhiêu thì “Chơi vơi” tinh tế, lắng đọng bấy nhiêu, tinh tế đến từng giọt nước, từng cơn mưa. Từ “Sống trong sợ hãi” đến “Chơi vơi” là những hình thức phim hoàn toàn khác nhau. Nếu “Sống trong sợ hãi” mạnh mẽ khốc liệt bao nhiêu thì “Chơi vơi” hiền hòa và lắng đọng hơn, nó tinh tế, vượt khỏi không gian và thời gian của câu chuyện và nhân vật để người xem bất cứ ở đâu cũng thấy đó là câu chuyện rất con người, nó đã hơn rất nhiều tác phẩm của điện ảnh Việt Nam với những câu chuyện và điểm nhìn cục bộ. Ở “Chơi vơi” có giá trị phổ quát và sự lan tỏa. Tôi thích cái không khí của phim mà anh tạo ra từ những khuôn hình, giai điệu, từ chính đời sống của nhân vật như Hải, mỗi khi anh lái xe trên đường rồi những lúc anh nằm sấp trên giường để ngủ, một chàng trai mới lấy vợ nhưng hồn nhiên, trong sáng. Duyên, cô không nói gì về đời sống hôn nhân của mình, chỉ qua đôi mắt, qua tâm sự với Cầm, đời sống của nhân vật bộc lộ. Phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên hình ảnh đã vượt qua ngôn ngữ đối thoại thông thường để chuyển tải thông điệp cho người xem. Phim không gây xúc động mạnh, không sợ hãi, không đau đớn. Phim như chính những rung rinh, thổn thức giấu kỹ trong lòng mỗi người để rồi nhận ra những ranh giới rất đỗi mong manh, tinh tế bằng cảm xúc rất con người và chân thật. Đó chính là sự thành công ngoài sự mong đợi của “Chơi vơi”. Bộ phim đã được chọn cho hạng mục giải Orizzonti của Liên hoan phim Venice. Bộ phim sẽ được ra mắt chính thức ở LHP Venice, sau đó sẽ được công chiếu tại Việt Nam. Tôi tin rằng “Chơi vơi” sẽ chiếm nhiều giải thưởng ở các liên hoan phim không chỉ ở Việt Nam bởi cách kể chuyện riêng biệt, tinh tế như hình thức phim mà đạo diễn đã tạo nên cho người xem một tinh thần, tâm hồn mới. Đây là bộ phim nhựa đầu tiên của Việt Nam được tham dự một liên hoan phim danh giá nhất thế giới.

Chơi vơi

Nhà sản xuất:              Hãng phim truyện I

Đạo diễn:                       Bùi Thạc Chuyên

Biên kịch:                      Phan Đăng Di

Đạo diễn hình ảnh:    Lý Thái Dũng

Diễn viên:                     Linh Đan Phạm: Cầm, Hải Yến: Duyên,

Duy Khoa: Hải, Johnny Trí Nguyễn: Thổ, Linh Dung: Vi.

~ by quynh12281 on August 21, 2009.

2 Responses to “Chơi vơi”

  1. bài viết rất hay, cảm thấy như không cần phải xem phim nữa, :),

  2. Hic, tức là spoiler nhiều quá à hả T”T Đọc mấy dòng đầu đã thấy spoiler rồi ^”^ Vậy em hỏng đọc nữa, đợi coi phim trước đã.

    Em đọc một phần kịch bản này trên blog Bùi Thạc Chuyên từ 1-2 năm trước thì phải. Thích kịch bản, nhưng không biết phim thế nào ^^

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: