Bàn về cái sự giống nhau

by Đặng Hải Quang

Bắt đầu bằng một sự kiện

Dịp 1000 năm Thăng Long gần đây, phim Việt có lùm xùm một vụ xì căng đan nho nhỏ. Bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long được đầu tư kinh phí lên đến hơn 100 tỉ, quay tại tận trường quay Hoành Điếm hiện đại quy mô bậc nhất Trung Quốc.

Diễn viên có kinh nghiệm, bộ sậu làm phim chuyên nghiệp, chăm chút đến tận răng, lại thêm cả mấy vị cố vấn lịch sử có uy tín. Phim hứa hẹn sẽ là một bom tấn, đánh dấu sự phát triển mới của truyền hình Việt Nam. Người người hớn hở, nhà nhà vui tươi chờ phim lên sóng. Thế nhưng đùng một cái, phim bị hoãn chiếu, thậm chí (nghe đồn) còn bị dọa cất vào trong kho như lời ông Nguyễn Đắc Xuân, “Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy”. Bộ phim chưa được phát dù chỉ một phút nhưng đã bị cả tràng phê phán dìm xuống tận bùn đen với một lý do hết sức đơn giản: Giống Tàu quá.

Khoan hãy đánh giá Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long có bị Trung Quốc hóa hay không. Thay vào đó, hãy thử xét những người hàng xóm của chúng ta, những người sở hữu một nền công nghiệp điện ảnh – truyền hình phát triển hơn cái dải đất hình chữ S này nhiều lần, đã làm những gì.

Người Hàn Quốc phù phép

Ai cũng biết, những phim cao bồi miền viễn Tây là đặc sản của Hollywood. Bộ ba A Fistful of Dollars, For a Few Dollars More và The Good, the Bad and the Ugly của thiên thần tóc vàng Clint Eastwood đã trở thành những tác phẩm kinh điển nói về đề tài này. Ấy vậy mà năm 2008, Hàn Quốc cho ra lò một siêu phẩm không những có bối cảnh chẳng khác gì phim Viễn Tây, mà đến cái tên cũng thể hiện một sự “kế thừa” trắng trợn: The Good, the Bad and the Weird. Phim không những đạt doanh thu hơn 44 triệu Mỹ kim mà còn nghiễm nhiên được đem chiếu tại liên hoan phim Cannes. Thử hỏi ở Hàn Quốc thì lấy đâu ra cao bồi với lại cưỡi ngựa bắn súng? Ấy thế mà có đấy. Phim lấy bổi cảnh ở Đông Bắc Trung Quốc tại vùng Mãn Châu trong thế chiến thứ hai, nơi mà người Hàn, người Nhật và người Trung Quốc vẫn thường xuyên tranh chấp, cướp giật, chém giết nhau. Vậy là cũng có mũ cao bồi, có cưỡi ngựa, có bắn súng, có cướp hỏa xa như ai. Cũng chẳng thấy ai phê phán là nó chẳng đúng sự thật lịch sử, hay chẳng giống văn hóa của dân Hàn chút nào.

Người Trung Quốc cũng phù phép

Gần đây Trung Quốc cũng vừa ra lò một bom tấn của Phùng Tiểu Cương có tên Nhượng Tử Đạn Phi (Let the bullet fly). Phim quy tụ cả một dàn sao từ Đại lục đến Hongkong: Cát Ưu, Khương Văn, Khương Vũ, Lưu Gia Linh, Châu Nhuận Phát, Trần Khôn và thậm chí cả… Phùng Tiểu Cương nữa. Kết quả, Nhượng Tử Đạn Phi ẵm về hơn 110 triệu Mỹ kim, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc tính tới thời điểm bây giờ. Bối cảnh phim, oái ăm thay, cũng có phân nửa giống với phim cao bồi viễn Tây. Đặc biệt một thị trấn trong phim được dựng lại giống thị trấn trong phim cao bồi đến 99%. Vậy mà chẳng thấy cơ quan công quyền hay vị trí thức học vấn uyên bác nào than phiền hay cấm cản. Nên nhớ, với nền văn hóa lớn cỡ văn minh Hoa Hạ, dân Trung Quốc còn có lòng tự trọng văn hóa cao hơn dân ta nhiều.

Ngẫm lại về chúng ta

Không hiểu người Việt ta có phải do trước giờ, sau gần hai nghìn năm chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, trong sâu thẳm vẫn tự coi mình có chiều sâu văn hóa thấp hơn nước bạn hay không, mà cách phản ứng đối với những “sự giống nhau” trong văn hóa của hai bên cực kỳ dữ dội. Thay vì tỏ thái độ như vậy, tại sao chúng ta không tự tin đứng lên mà học hỏi họ, tự tin làm những thứ chúng ta cho là hay, là đúng?

Với nền công nghiệp điện ảnh – truyền hình tụt hậu cả mấy chục năm so với các nước khác như hiện nay, nếu không bỏ cái tôi đi mà đi tìm sự kế thừa, khi nào chúng ta mới có thể phát triển?

~ by hoangthuongvn on May 23, 2011.

One Response to “Bàn về cái sự giống nhau”

  1. xin tác giả cho biết sự liên quan giữa bài viết và ảnh minh họa với, :),

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: