Tin vắn điện ảnh số 111
by Vũ Ánh Dương
LỜI NGỎ
Một ngày vô tình giở lại Nhật ký:
Tháng 11 năm 2010: “…Tham gia lớp học dự án điện ảnh được một tuần. Mỗi ngày, ca sáng rồi ca chiều, thấy những bạn học ở đó lạ như không cùng hệ mặt trời. Khó mỉm cười một cái, khó bông đùa một câu, không thăm hỏi, không hứa hẹn hay trao đổi. Sợ đến gai người.
Ừ thì người ta lớn cả rồi, ai cũng qua một bằng đại học, người có chồng có con, người dăm ba kẻ yêu đương sòn sòn. Đâu như mình, bắng nha bắng nhắng.Nhiều ảo tưởng nên cũng hay hoang tưởng về con người. Một lớp học hơn 40 người chưa bao giờ ngừng hít oxy và thở cacbonic trong không gian chật chội.Tất nhiên trong khi thực hiện quá trình đó cũng không thể không nhầm lẫn hít nhau. Của đáng tội, hai cái điều hòa lúc nào cũng hoạt động mà sao thấy thiếu sinh khí vô cùng…”
Tháng 12 năm 2010: “…Đi thêm nhiều nơi đủ để đôi chân thêm thèm khát hơn nữa. Gặp gỡ và kết bạn nhiều người, những người cả xa tít lẫn hoàn toàn khác biệt, để thấy phần lớn con người đều tốt, hấp dẫn, thú vị, bí ẩn và có quá nhiều thứ để học hỏi. Thỉnh thoảng vô cớ hay cả có cớ để buồn bởi họ nhưng rồi sẽ lại qua. Rốt cuộc cũng chỉ là những nhầm lẫn cuống quýt hay nhạy cảm thiêm bẩm. Và thật thích vì được gọi nhau là đồ tồi, đồ đểu để trút bỏ mọi hoài nghi và vẩn vơ về cái đểu hay tồi….”
David Bordwell và Kristine Thompson đã viết trong tài liệu Hướng dẫn dành cho người xem phim: “…Những bộ phim mà chúng ta xem có thể sẽ tiết lộ những chi tiết thú vị sau khi được xem đi xem lại. Một cảnh mà trước đó bạn không chú ý lại có thể trở thành cảnh mà bạn thích nhất khi bạn hiểu được cảnh đó nhằm mục đích gì…”
Rõ ràng việc “xem đi xem lại” đã mang đến cho chúng ta cái nhìn của sự tồn tại một cách đích thực về…quả táo. Từ Poetry chính là sự cảm nhận tinh tế từ bên trong. Bạn thốt lên: những sự giáp mặt mỗi ngày làm cho tôi thấy đây là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Và chính bạn cũng gọi tên giùm tôi lo lắng. Chúng ta không biết mình thực sự muốn gì?
Hãy tạm gác nỗi lo lắng chung qua một bên bởi những ngày gần kề cho chúng ta cơ hội vàng để cùng thực hiện công việc đáng mơ ước: làm phim. Chúng ta chưa có gì dù chỉ là dòng ý tưởng đầu tiên nhưng chúng ta đã thấy rõ trước mặt là những khó khăn nối tiếp khó khăn. Làm sao để hòa chung nhiệt thành và sáng tạo của mỗi người thành một ly cocktail quyến rũ thay vì một nồi lẩu nhiều màu nhưng không thể nhận ra bất cứ một vị nào cả? Chợt nhớ đến diễn giải của thầy Di khi cùng xem bộ phim Dreams của Kurosawa: Hãy cầm lấy con dao và đi về phía cầu vồng.
Chúng ta sẽ đi và không sợ.
Chúng ta sẽ đi bên nhau đến đích cuối cùng, nơi màn phông căng ra, đèn neon hạ xuống và Tên chúng ta được viết bằng ánh sáng.
TRONG SỐ NÀY
TIÊU ĐIỂM: PHIM TÀI LIỆU
- Hà Nội xưa – những suy tư còn đó -Thế Thị Vân
- Hà Nội và người Hà Nội – Nguyễn Huy Tuấn
- Phim tài liệu – đâu là sự thật? – Phượng Diễm
KHUNG TRỜI ĐIỆN ẢNH
- Kịch bản Giang hồ mộng – Phạm Đình Hải
- Kịch bản Một cuộc chia tay! – Đỗ Huệ
- Kịch bản Hold me tight – Quang Trung
- Kịch bản Phượng – Quang Trung
- Kịch bản Kem mùa thu – Đỗ Huệ
- Kịch bản Nude – Đỗ Hòa: Thảo
- Kịch bản Little bombs – Minh Thương – Đỗ Hòa
- Kịch bản Chuyến phưu lưu đến hành tinh pha lê của nàng Thu Hương – Thùy Trang
- Kịch bản Kết giới tình yêu – Quang Trung
- Ý tưởng kịch bản Văn phòng thám tử – Hoàng Minh Thương
- Ý tưởng kịch bản – Con nuôi – Quang Trung
- Kịch bản phim: 30 phút và 30 giây – Phạm Phú Hiển
- Kịch bản: Trẻ con làm đám ma – Đồng Thảo
- Kịch bản: Chuột người – Đình Hải
- Kịch bản: Những ngôi nhà không có mái – p2- Đức Trọng
- Ý tưởng kịch bản: Chuyện trên đảo – Thu Hương – Trần Trà – Mai Ly
- Ý tưởng kịch bản: Một ngày cuối tuần của Chiêu – Vương Thảo
- Kịch bản: Giọt nắng cuối chiều – Ngọc Thùy
- Kịch bản Opening Scene (5 phút đầu) phim dài “Chết cũng phải hết mình”-Hải Quang
- Kịch bản: Chuột người – Đình Hải
- Kịch bản: Áo cũ và dây phơi – Vương Thảo
XEM VÀ NGHĨ
- Bi đừng sợ – đi qua vùng cỏ non p2: Huyền Trâm – Huy Trường
- Ozu Yasujiro và dấu ấn trong Tokyo story- Nguyễn Huy Tuấn- Bảo Long
- Akira Kurosawa’s Dreams – Những giấc mơ hiện thực của Kurosawa- Đỗ Hòa
- Dances with the wolves – một góc nhìn khác của phim miền Tây – Thu Hương – Trần Trà – Mai Ly
- Giới thiệu phim chiếu rạp tháng 4 – Phạm Quang Trung
- Rosetta và nỗi ám ảnh về sự bất ổn – Vương Thảo
- Thương nhớ đồng quê, nỗi buồn khó gọi thành tên – Phạm Thu Hằng
- Hancock- Hình tượng siêu nhân mới – Bảo Long
- Một Stagecoach đậm chất phim miền tây – Thu Hương – Trần Trà – Mai Ly
- “A Phi chính truyện” tới “Tâm trạng khi yêu” và “2046”- sự phát triển của dòng tâm lý trong phim của Vương Gia Vệ – Đỗ Huệ
- Roberto Rosellini và dấu ấn trong “Rome- Thành phố bỏ ngỏ” – Huy Tuấn- bảo Long
- Âm thanh trong phim – Trần Lê Bảo Long
- Hai trường phái Nghệ Thuật Diễn Xuất – Trần Lê Bảo Long
- StageCoach – Những dấu ấn của phim Miền Tây – Nguyễn Huy Tuấn
- Từ “Hot-boy nổi loạn…” nghĩ về cách đặt tên phim – Phượng Diễm
- Ballad of Narayama -Một khúc ca khắc nghiệt và đẹp đẽ – Vương Thảo
- The King’s Speech – Tỏa sáng cùng Colin Firth – Hương Giang- Huyền Trâm
- Những nhân vật đồng tính hấp dẫn nhất trên màn ảnh Việt – Hương Giang
- Ấn tượng của mỗi khuôn hình trong “Thương nhớ đồng quê” – Hương Giang
- Tính tọc mạch, sự ngẫu nhiên và quá trình chạy trốn bản thân trong The Passenger – Đức Trọng
- Điểm phim “Rio”: công thức và dễ đoán, nhưng vì thực hiện tốt nên vẫn đáng xem – Phạm Phú Hiển
- Shutter Island – sự ám ảnh của phiên bản truyện kể – Thế Thị Vân
- The departed – tuyệt phẩm làm lại của Martin Scorsese-Vương Thủy
- Hãy đến belleville và nhảy múa!! – Trâm Hoàng
- Thương nhớ đồng quê, nỗi buồn khó gọi thành tên- Phạm Thu Hằng
- Phim miền tây của Coen và những điểm chung thú vị – Thu Hương – Trần Trà – Mai Ly
- Dấu ấn phong cách Fellini trong 81/2 – Thu Hà
- Georges Melies: Cuộc du hành lên mặt trăng và kỷ nguyên kỹ xảo – Ngọc Thùy
GÓC LIÊN HOAN PHIM
- Liên hoan phim Stockholm – Tôn vinh nghệ thuật thứ bảy – Hương Giang- Huyền Trâm
Ấn phẩm khủng nhất từ trước đến nay. Nếu trong điện ảnh có “Once upon a time in America”, thì trong báo chí có Tin vắn điện ảnh số 111.
ductrong87 said this on May 4, 2011 at 4:50 pm