Phá cách đến thành công

by Huy Tuấn – Bảo Long

Từ những năm 70, có thể nói số đạo diễn nữ trong ngành công ngiệp điện ảnh là con số khiêm tốn, bởi xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng trong số ít người đó, Kathryn Bigerlow lại là một trong những người phụ nữ hiếm hoi đã đặt bước chân của mình lên thảm đỏ thành công với vai trò đạo diễn.

Với những bộ phim nổi tiếng của bà như: The Loveless (1982) · Near Dark (1987), Blue Steel (1990) · Point Break (1991) · Strange Days (1995); Weight of Water (2000) · K-19: The Widowmaker (2002); The Hurt Locker (2008)…

Bigelow được sinh ra ở San Carlos, California , Hoa Kỳ , các con duy nhất của một người quản lý nhà máy sản xuất sơn và một thư viện. Cô theo học tại Viện Nghệ thuật San Francisco vào mùa thu năm 1970 và cô nhận được bằng cử nhân Mỹ thuật trong tháng 12 năm 1972. Trong khi theo học tại SFAI , cô đã được chấp nhận vào trong Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Whitney của của chương trình học bổng nghiên cứu độc lập ở thành phố New York . Như vậy, Kathryn Bigelow được đào tạo từ nghệ thuật hội họa, cô gia nhập giới làm phim qua con đường trường lớp. Trong những tác phẩm của mình cô đã đưa nghệ thuật điện ảnh tới gần với các thể loại phim Hollywood phá vỡ đi cái nhìn và phong cách của một đạo diễn nữ, Kathryn Bigelow tung hoành với thể loại bạo lực đầy nam tính. Hơn nữa với phong cách và con đường đạo diễn riêng của mình, Kathryn Bigelow đã phá vỡ đi nguyên tắc của các thể loại như: The Loveless (1982), Near Dark (1987) Wetght of Water…, với sự pha trộn giữa kinh dị ma cà rồng với phim miền Tây. Bigelow không sử dụng các thủ pháp miêu tả bằng biểu tượng đơn giản như các phim truyền thống, bà đã tiến bước trong việc tạo ra sự suy ngẫm về biểu tượng của phim thể loại.

Điểm nổi bật xuyên suốt phim của Bigelow là nhân vật nam nổi loạn, chống đối và nhân vật phụ nữ mang đặc tính của cả hai giới. Ở đây rõ ràng tính cách nữ tính của nữ đạo diễn đã cố gắng được dung hòa trong phim bởi cách xây dựng nhân vật nữ. Ở Bigelow có phong cách mạnh mẽ và ấn tượng dựa trên cách chiếu sáng buồn rầu, ẩm đạm. Có nhịp dựng không cứng nhắc theo trình tự nào: như cách dựng chậm rãi như The Loveless (1982); The Weight of the Water (2000). Chúng ta cũng thấy nhịp dựng ngược lại gấp gáp như Point Break (1991); Strange Days (1995)… chính điều này đã làm biến đổi các nguyên tắc thể loại truyền thống.

The Hurt Locker– thành công của tài năng


 Và thành công của “The Hurt Locker” đã nói lên tất cả những thành quả lao động, sáng tạo của nữ đạo diễn tài ba. Ở bộ phim là sự thể hiện kết hợp nữ đạo diễn đã cho chúng ta thấy thành công khi kết hợp cả hai khuynh hướng hình thức và hiện thực để tạo nên sự hoàn hảo từ dựng phim, dàn cảnh, chuyển động của máy quay… Dưới sự di chuyển và điểm nhìn của ống kính máy quay, các khuôn hình luôn có sự rung động tạo cảm giác bất an, lo lắng, có sự bất ổn của nhân vật. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng trong phim sử dụng rất nhiều cú zoom máy tạo cho khuôn hình thay đổi trong cùng một cảnh phim. Điều nầy rất đặc biệt, bởi cách quay như vậy luôn cho khán giả thấy được sự thay đổi các hành động của nhân vật trong cùng một cảnh quay, không cần phải sủ dựng thủ thuật cắt dựng mà vẫn diễn tả được các nhân vật cùng hành động trong cùng một không gian và thời gian liền kề. Ngay ở cảnh quay khi quay nhân vật trung sĩ Thompsol đang nhìn vào màn hình để điều khiển rô bốt thì máy quay zoom và lia cảnh sang quay nhân vật Chuyên gia Owen Eldridge đang kiểm tra đầu sợi dây màu vàng của hệ thống sạc điện đặt trong thùng…Và Sự linh hoạt trong việc sử dụng ống kính khi thì quay cận cảnh, khi thì trung cảnh và kết hợp với zoom để nhấn mạnh hành động của nhân vật.

Ngay ở cảnh khi mặc áo bảo vệ cho Thompsol. Chúng ta thấy các hành động của cả hai nhân vật JT SanbornOwen Eldridge khi thực hiện việc giúp thampsol từng công đoạn hoàn thiện các bộ phận. Trong trường đoạn này, đạo diễn còn khai thác sự linh hoạt trong đặt góc độ của máy quay. Có thể đặt thấp để quay lấy bối cảnh ba nhân vật đang nhìn và thấy những tòa nhà. Hoặc giả mấy đặt ở trên mái nhà để thấy ba nhân vật đứng ở dưới quanh chiếc xe. Việc dung thủ thuật này để tăng kịch tính khi xây dựng sự bất đồng của ba người lính tháo gỡ bom mìn với những người dân bản địa… Bộ phim đã cuốn hút được người xem ngay từ những giấy phút đầu tiên, với phong cách khai thác yếu tố bạo lực trong đề tài chiến tranh Iraq, sự thể hiện kết hợp chủ nghĩa hình thức và hiện thực đã làm bộ phim tên tuổi được giới phê bình điện ảnh đánh giá cao, sự thành công ấy đã chứng minh tài năng của nữ đạo diễn với chiến thắng phim xuất sắc nhất ở Oscar 2010, một trong những giải thưởng cao quý nhất của thế giới.

Thông tin phim The hurt locker

“The Hurt Locker” là câu chuyện về ba người lính với ba tính cách khác nhau có nhiệm vụ dò tìm và tháo gỡ bom mìn ở Baghdad (Iraq) – nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau vài tích tắc. Với vỏn vẹn 11 triệu USD, Kathryn Bigelow và đoàn phim đã biến “những điều không thể thành có thể”. Với bộ ba diễn viên gồm cả nổi tiếng và không nổi tiếng Jeremy Renner vai Trung sĩ William James hạng nhất; Anthony Mackie vai Trung sĩ JT Sanborn; Brian Geraghty vai Chuyên gia Owen Eldridge, nhưng dưới con mắt nhà nghề khi chọn diễn viễn của nữ đạo diễn, các diễn viên diễn xuất rất nhập tâm và ăn khớp. Tổng cộng, trong 9 đề cử, The Hurt Locker đoạt 6 tượng vàng, gồm: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc (Kathryn Bigelow), Kịch bản gốc xuất sắc (Mark Boal), Biên tập âm thanh xuất sắc (Paul N.J. Ottosson), Hòa âm xuất sắc (Paul N.J. Ottosson và Ray Beckett) và Dựng phim xuất sắc (Bob Murawski và Chris Innis).

 Nguồn ảnh: Summit Entertainment

~ by huytuan86 on April 25, 2011.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: