Never let me go
by Đức Trọng – Đỗ Huệ
“Câu chuyện về những kẻ không thực đi tìm kiếm những điều không thể tồn tại.”
Bạn sẽ như thế nào với một tương lai định trước. Khi biết rằng, mình sinh ra và sẽ mất đi với một tương lai đã định trước không thuộc về mình?
Không có quyền lựa chọn cho mình một ước mơ, trở thành bác sĩ, diễn viên, công nhân, thợ làm vườn, người bán bánh như tất cả những đứa trẻ khác, không phải lo lắng về mưu sinh, không gia đình, không ràng buộc. Đấy là trọn vẹn một vòng đời của những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên ở Heilsham. Mọi chuyện sẽ giống như những vòng bánh xe của một cỗ xe đang lăn trên một con đường bằng phẳng. Nhưng rồi, xuất hiện một thứ gọi là… tình yêu.
Never let me go… Có một thứ gì đó như vỡ vụn ra và đọng lại khi khép lại một chuyện tình, nhưng bình thản, lặng lẽ và hiển nhiên.
Những đứa trẻ sinh ra ở mái trường Heilsham, những phiên bản vô tính của những “bản gốc” không xác định, được nuôi dưỡng trong những môi trường tốt nhất, để một ngày kia ra ngoài chờ đợi đến lúc được hiến những bộ phận cơ thể mình cứu những con người bất hạnh trong xã hội. Đó là mục đích duy nhất mà họ được sinh ra và cũng là ý nghĩa duy nhất họ được tồn tại. Những đứa trẻ không hề có khái niệm về cha, mẹ, gia đình, an hem, chúng chấp nhận điều đó hiển nhiên như sống cần phải ăn và phải hít thở. Nhưng chúng không phải là những đứa trẻ vô hồn.
Những Ruth, Tommy, Kathy và rất nhiều những đứa trẻ khác đều muốn chứng minh rằng: mình là kẻ có tâm hồn, có khả năng nghệ thuật. Cách thể hiện của mỗi cô cậu bé ấy cũng khác nhau. Kathy xinh đẹp, trầm lặng, thích quan sát và nhún nhường lại có sự lắng nghe, cảm thông sâu sắc với những người khác, ở cô người ta bắt gặp một nét gì đó nhạy cảm và bình yên và kiên định như nước. Tommy hiền lành, dễ nổi khùng, gặp những vấn đề về hòa nhập, nhưng luôn nỗ lực để hướng tới thứ gọi là True Love, qua những bức vẽ của mình. Tình cảm của Kathy và Tommy nảy nở từ những cái nắm tay, từ sự quan tâm và từ chính sự cô đơn trong ngôi trường được bao bọc bởi hang rào với những truyền thuyết về sự nguy hiểm và chết choc bên ngoài. Còn Ruth, người thứ ba, Ruth là bạn than của Kathy, nhưng Ruth cũng lại là người chiếm Tommy của Kathy, những tưởng tình bạn của họ sẽ tan vỡ, nhưng hóa ra rằng, đến cuối, người ta mới nhận ra rằng, người mà Ruth muốn gắn bó hơn cả, vẫn là Kathy, đằng sau cái vẻ bất cần, thực tế, lém lỉnh ấy lại là một trái tim dễ tổn thương, sợ hãi khi bị bỏ rơi lại đằng sau. Ba nhân vật chính, giống như ba mặt úp lung vào nhau của cuộc đời.
Mười tám tuổi, họ được rời khỏi Heilsham, đến những vùng khác nhau, có những người nhanh chóng thực hiện ý nghĩa của cuộc đời mình, thành những người hiến tạng, sau vài lần cho đi những bộ phận cơ thể mình hoàn thành mục đích và ra đi, có những người trở thành người chăm sóc cho những “bạn bè” của mình. Tình yêu của Ruth và Tommy , sự thất vọng trong khát vọng tìm kiếm nguyên mẫu của mình của Ruth đã khiến Kathy ra đi. Mười năm sau, họ gặp lại nhau, khi cả Ruth và Tommy đã thực hiện lần hiến tạng thứ hai, chính Ruth lại là người kết nối Kathy và Tommy lại với nhau như một sự chuộc lỗi. Sau một con đường vòng rất dài, tình yêu lại trở lại với tình yêu. Họ khát khao được nối dài cuộc sống, được trì hoãn thời gian chỉ với một mong muốn duy nhất: được ở bên cạnh nhau them một thời gian nữa. Thứ gọi là tình yêu đích thực, bằng rất nhiều bức vẽ của mình, được vẽ ra bằng rất nhiều nhung nhớ, bằng rất nhiều cách xa, nhưng cũng không làm thay đổi được quyết định của những người đứng đầu ngôi trường ấy: “chúng ta không mở triển lãm để biết được tâm hồn các em, chúng ta mở triển lãm để biết được các em có tâm hồn hay không” và “những người mang bệnh ở ngoài kia, họ có chờ đợi được các em hay không?”. Không có gì thay đổi cả. Họ chấp nhận và tiếp đón sự sắp đặt cho cuộc đời mình.
Kathy đã tiễn đưa Tommy bước vào phòng phẫu thuật, thực hiện ca hiến tạng cuối cùng của cuộc đời anh với một cái vẫy tay bình thản và một nụ cười đương nhiên, trìu mến, không dữ dội, không đớn đau.
Bộ phim kết lại với một thong báo rằng: Kathy sẽ thực hiện lần hiến tạng đầu tiên của mình chỉ một tháng sau…
Nhịp điệu phim chậm rãi, hồi tưởng như những bước lững thững đi của suy nghĩ, gợi lên một không khí lãng mạn, êm dịu và dễ chấp nhận mọi điều như nhân vật chính của phim. Trải qua sự phản bội, trải qua mất mát, chứng kiến những nỗi đau và đón chờ một tương lai ngắn ngủi, một tương lai mà ngay chính cả những người xem cũng không thể cầm long thì với những nhân vật trong câu chuyện lại là một lẽ đương nhiên. Những cảm xúc tiếc nuối, về sự níu kéo sự sống dường như tê liệt trong họ, nhưng không có nghĩa họ chỉ là những phiên bản vô cảm, không tâm hồn. họ cũng có tình yêu, cũng có sự gắn bó, vị tha và hi sinh mà có thể những nguyên bản của họ cũng không thể nào có được.
Bộ phim để lại một nỗi buồn day dứt và loang rộng, những ám ảnh về cái hư vô, của những con người không tồn tại đi kiếm tìm những cái gì không được phép là sự thật. Giống như lá, giống như gió, và giống như khung cảnh buổi chiều cuối phim: “ nơi mà mọi thứ tôi đã đánh mất từ thời thơ ấu được cuốn trở lại”, những rung động trong cái nền nhờn nhợt u ám của bầu trời và một nỗi nghi hoặc: “ tôi không chắc là liệu cuộc đời chúng tôi có khác biệt đến thế với những cuộc đời của những người chúng tôi cứu”. Không trốn tránh, nhưng nước mắt cứ chảy ngược vào lòng. Lối diễn xuất nội tâm của Carey Mulligan nhẹ nhàng và tinh tế cũng là một điểm ấn tượng tạo nên thành công của phim, đưa câu chuyện đi theo một mạch tâm lý hài hòa và xúc cảm.
Với những cảnh quay đẹp, màu sắc với những gam trầm và lạnh, những khuôn hình có chiều sâu, bộ phim đánh mạnh vào thị giác và cảm xúc của người xem. Đây cũng là một trong những thành công lớn của đạo diễn Mark Romanek trong năm 2010 và cũng giúp đưa tên tuổi Carey Mulligan lên một nấc thang mới sự nghiệp với chiến thắng : nữ diễn viên xuất sắc nhất của giải thưởng phim độc lập Anh; Rachel Portman cũng giành được giải Best Score ( hệ số tốt nhất) của hội phê bình phim San Diego.
Âm nhạc của phim cũng là một yếu tố tạo nên thành công, với nền nhạc cụ violin tạo cảm giác về motoj nỗi buồn da diết như cuốn người xem cùng với tâm trạng nhân vật cùng với những suy nghĩ hoang mang và hư vô, tuy nhiên âm nhạc lại không được đánh giá cao, đây thiết nghĩ cũng là một đáng tiếc.
Never let me go- bộ phim kết thúc lại, nhưng những gì còn ám ảnh thì hẵng còn đượm trong tâm trí, khiến chúng ta phải giật mình ngoảnh lại những thứ hạnh phúc mà mình đang có. Về hữu thực và hư vô, về những thứ tồn tại rồi biến mất. Chắc chắn, đó không chỉ là cảm giác cá nhân của mỗi người khi đến với bộ phim này!
Images source:
http://www.tomvatterott.blogspot.com
i’m really glad to see somebody writing about this movie … there are so many things to say about the production values and the critical reception … but from the writing perspective, here we have a novel with an interesting story concept and an unusual genre problem for literary adaptation for the screen … iis it science fiction? … from the point of view of performances, like ‘frankenstein’ or ‘blade runner’ and ‘a.i.’ or even ‘wall-e,’ the concept of artificial life, machines/clones with souls, is a different world of emotions … and from the point of view of character motivations in school or family dramas, here is an innovative way of expanding the limits of the coming-of-age story … i think this movie has a great title, and it would be a good subject for a psychoanalytic theoretical discussion, especially aspects of ‘identification’ …
maximumeskimo said this on April 20, 2011 at 6:06 pm
Why don’t anybody mention “The Island”? Although I like “Never let me go”, but sadly in my opinion it is a copy of the movie by Michael Bay. The same story, the same context, the only different thing is the ending.
ductrong87 said this on April 21, 2011 at 12:18 am
that’s a good point, because of the theme and the subplot of the romantic couple , but these two movies are very different … different genres, and different stories, different feelings … if you think there are similarities please give more examples … maybe a very tenuous connection with the concepts of human cloning and so-called families … the first sentence of the log line for the island is ‘a man goes on the run …’ the island is an original screenplay in the action genre with big name stars … never let me go is an independent production with zero stars and zero action sequences or special effects … never let me go is an adaptation of the critically acclaimed kazuo ishiguro novel, a family drama, a coming of age story … the island is a science fiction action thriller with adult themes and sexual situations … michael bay works with a two-act structure for repetitive action sequences using a lot of special effects and complex editing … never let me go emphasizes dramatic performances and cinematic realism with long takes, location settings, and tragic emotions … try to look more carefully at the onscreen evidence and read more to understand the components of film style … and don’t forget the budget: the island cost over 100 million usd to produce and was released on more than 3000 screens … never let me go cost roughly 2 million usd to make and was released in about 200 screens at its peak … the two movies are like night and day …. the other movies mentioned above share many of the stylistic components of never let me go, but they were major studio productions like the island … never let me go is part of a recent trend of low budget, independent science fiction, in this case a very touching literary adaptation about growing up and the mystery of individual identity … the island is a non-stop chase scene made for maximum thrills and commercial success
maximumeskimo said this on April 22, 2011 at 11:11 pm