Chat with Trần Thị Bích Ngọc



by Phú Hiển

Chị Bích Ngọc hiện đang là người đứng đầu bộ phận sản xuất của công ty Thiên Ngân (Galaxy) và đang làm nhà sản xuất cho 2 phim sắp tới của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là Rh108 và Dream State. (Image: Chị Bích Ngọc: người bên phải hình. Người chụp – Trang Mèo Rùa)

Các phim chị đã tham gia:

Làm phim người Mỹ trầm lặng

Đất nước tươi đẹp của Na Uy

Phim độc lập Mỹ ở Campuchia

The Last Airbender ở VN

Vài lời tâm sự về công việc – tất cả bắt đầu từ một buổi làm thông dịch.

Chị Bích Ngọc tốt nghiệp khoa đạo diễn năm 2000, cùng năm với Phan Đăng Di. Sau khi tốt nghiệp, chị bắt đầu làm đạo diễn cho một số chương trình truyền hình.

Một ngày, chị Ngọc đang ngồi nhà chơi thì có cô chị gái đang làm phiên dịch cho đoàn phim “Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng” của đạo diễn Trần Anh Hùng bị ốm, gọi điện cho chị nhờ đi phiên dịch dùm. Sau buổi làm hôm ấy, chị Ngọc nhận được điện thoại từ nhà sản xuất, đề nghị chị tiếp tục làm công việc phiên dịch, và vì chị gái vẫn tiếp tục ốm, chị nhận công việc đó luôn từ ngày hôm ấy. Qua đoàn phim, chị thiết lập được nhiều mối quan hệ với công ty sản xuất phim và rồi dời hẳn vào Sài Gòn để bắt đầu công việc mới là trợ lý đạo diễn.

Bước ngoặt tiếp theo khi chị làm trợ lý đạo diễn một phim quảng cáo lớn, phải lập kế hoạch quay lên một tờ giấy. Ông giám đốc sản xuất người Pháp nhìn qua tờ giấy liền quẳng nó đi vì nó thiếu tính chuyên nghiệp. Cú sốc đó khiến chị cảm thấy công việc của người sản xuất phim chuyên nghiệp có một cái gì đó hay hay và quyết tâm theo đuổi ngành này.

Buổi nói chuyện ngày 08/04/2011

Gần đây, tập thể lớp K6 đã có một buổi nói chuyện trong không khí thân mật với chị Bích Ngọc tại phòng học của dự án. Một số thắc mắc của các bạn về quy trình sản xuất phim đã được chị giải đáp.

Q: Công việc của nhà sản xuất đi tìm nhà đầu tư cho phim gồm những bước nào?

A: Đầu tiên là việc nộp đơn qua mạng. Quỹ tài trợ quốc tế nào cũng sẽ cho mình một form (đơn) để điền vào và nhà sản xuất cần hạn chế số từ sao cho thông tin ngắn gọn mà cô đọng nhất.

Sau khi nộp đơn, thường thì sau một đến hai tháng, bộ phận quản lý của quỹ sẽ liên lạc lại để thông báo dự án có được chọn hay không. Nếu được chọn thì sẽ xảy ra bước tiếp theo: nhà sản xuất cần làm “Slide show package”: những thông tin về phim trên một slide show rồi bay sang thành phố nơi quỹ làm phim đặt văn phòng để làm việc với nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư.

Thường, nhà sản xuất sẽ có tối thiểu 3 ngày để làm việc. Nhà sản xuất thường phải chuẩn bị trước bằng cách tìm hiểu xem những nhà đầu tư này là ai, họ quan tâm những loại phim gì. Khi đến gặp nhau, họ sẽ hỏi về dự án. Một số nhà đầu tư chỉ hỏi ngắn gọn nên phải gây được ấn tượng của họ ngay, một số khác lại hỏi rất chi tiết, bắt đầu từ nền điện ảnh Việt Nam, xã hội Việt Nam và đi dần đến những câu hỏi chi tiết hơn.

Bí quyết thành công trong các cuộc nói chuyện của chị Ngọc là sự thành thật. Nếu nhà sản xuất tin một cách chân thành, yêu thích dự án phim của chính mình thì sẽ dễ thuyết phục nhà đầu tư hơn là gồng mình để quảng cáo cho dự án thì chưa chắc là cách tốt nhất.

Q: Chị có thể bật mí mánh nào khác giúp nhà sản xuất thành công?

A: Việc kịch bản đệ trình có sẵn tên đạo diễn có tiếng, và diễn viên sẽ tham gia thì mọi việc dễ dàng hơn vì nhà đầu tư sẽ cảm thấy dự án có vẻ khả thi hơn rất nhiều.

Ngoài ra, nếu xin được một món tiền đầu tiên của một quỹ nào đó hoặc một nhà đầu tư nào đó để làm khởi điểm thì mọi chuyện rất dễ dàng vì những nhà đầu tư khác có sự tin tưởng hơn. Việc xin được món tiền đầu tư đầu tiên đôi khi cần cả yếu tố may mắn.

Q: Những nhà đầu tư ở Việt Nam thì sao?

A: Hiện tại, nhà đầu tư ở Việt Nam rất ít, gần như không có. Các phim tư nhân sản xuất là do hãng phim tự bỏ tiền ra đầu tư.

Ở Việt Nam (Sài Gòn) có một đặc điểm khá đặc biệt là các hãng phim lớn, khi sản xuất phim nhựa thì thường cùng nhau đầu tư, cùng nhau sản xuất theo một tinh thần khá đoàn kết.

Q: Xin chị cho các bạn biên kịch được biết quá trình biến kịch bản thành phim và làm cách nào để các bạn tiếp cận được nhà sản xuất.

A. Chị hiện làm việc tại Galaxy. Galaxy (Thiên Ngân) có cách làm việc khá giống với studio Mỹ. Gồm cả 3 công đoạn: sản xuất, phân phối và trình chiếu.

Galaxy không có biên kịch riêng. Kịch bản có được là nhờ các biên kịch ở ngoài gởi về. Studio có người đọc kịch bản mà cụ thể là chị. Nếu chị đọc và thấy hấp dẫn, thì chị sẽ làm một bản tóm tắt và gởi cho bộ phận giám đốc của Studio. Nếu họ thích, họ sẽ yêu cầu chị làm việc với biên kịch để sửa chữa kịch bản cho đến khi cả hai bên đều đi đến một sản phẩm chung.

Luôn tiện, chị sẽ cho các bạn biết bản tóm tắt của chị gởi lên ban giám đốc gồm những gì:

Title: tựa phim.

Genre: thể loại. Ở Việt Nam hiện tại, có 3 thể loại được yêu chuộng nhất: Hài tình cảm, Hành động hài và kinh dị giật gân. Thể loại là một trong những điều cần được xác định đầu tiên, vì người sản xuất phải được biết đĩa DVD phim này sẽ nằm trên kệ nào trong tiệm đĩa.

Period: thời đại của phim, thời hiện đại sẽ dễ làm và chi phí thấp vì thế dễ được chấp nhận nhất.

Duration : độ dài, thường thì nên là 90 phút, nếu dài hơn thì chị thường nghĩ có cái gì đó cần phải chỉnh lại vì 90 phút thường là chuẩn cho một kịch bản có cấu trúc 3 hồi. Một kịch bản 130 phút chẳng hạn, không chừng, có thể lược bỏ nhiều tình tiết không cần thiết để bỏ bớt 40 phút, và nhờ đó, tiết kiệm được một khoản tiền dùng để đầu tư lại vào 90 phút kia để cho ra phim chất lượng cao hơn.

Logline : tóm tắt phim trong 1 câu. Một câu ngắn gọn diễn tả được phim này nói về điều gì ngay lập tức và phải gây được ấn tượng. Chị luôn phải chuẩn bị trước câu này với các nhà đầu tư. Thí dụ như phim “Dream State” của Bùi Thạc Chuyên sắp tới, khi được hỏi, chị thường hay trả lời: “sexuality awakening of a woman in a communist country” (chuyện đánh thức dục cảm của một người phụ nữ trong một đất nước xã hội chủ nghĩa)

Concept: một đoạn dài hơn mô tả vài bước ngoặt đặc biệt nhất trong phim.

Storyline: một tóm tắt ngắn gọn về câu chuyện phim.

Character: những nhân vật trong phim, kèm với những diễn viên mà đạo diễn cho là sẽ hợp với vai đó.

Dialogue: những câu thoại nhiều ý nghĩa và đặc biệt gây tò mò cho nhà đầu tư.

Q: Chị có lời khuyên nào cho các bạn biên kịch chúng em?

A: Khán giả Việt Nam vô cùng thích xem phim Việt. Từ 2009 đến 2010, chỉ trong vòng 1 năm, lượng khán giả xem phim Việt đã tăng 140%. Kịch bản gởi đến thì khá nhiều nhưng chọn ra được một kịch bản phù hợp thì lại rất thiếu, vì thế các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi gởi kịch bản đi.

Hiện tại, chị cũng đang tìm kịch bản cho phim hoạt hình chiếu rạp về bất cứ chủ đề nào.

Nếu các em có kịch bản, xin gởi tóm tắt đến cho chị qua email: Ngoctb@galaxy.com.vn

~ by hienpham1982 on April 16, 2011.

3 Responses to “Chat with Trần Thị Bích Ngọc”

  1. Họ của chị Ngọc mà Trần chứ không phải Nguyễn (đã sửa). Lưu ý: Tên tác giả bài viết này đâu? Ảnh lề trái chứ không phải ở giữa (đã sửa). Bạn xem lại các bài post khác để post cho đúng format nhé.

  2. Hơn nữa tên bài cũng quá dài. Rule đã nêu rõ là tên bài phải đặt thật ngắn gọn. “Trò chuyện với nhà sản xuất Nguyễn Thị Bích Ngọc” là quá dài bạn ạ.

  3. Cám ơn bạn Hoàng đã sửa giúp.
    Làm sao để chữ không nằm ngang với hình? Mình dùng mọi cách, nhưng chữ vẫn chạy lên phía bên phải hình, vì thế nên phải đưa hình vô giữa để nó không chèn ngang nữa.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: