Vì sao người Mỹ thất bại?

by Phượng Diễm – Vương Thảo

“Tao yêu mùi bom nalpalm vào buổi sáng… Chú mày biết không, cả mùi xăng trên ngọn đồi cứ như là mùi của chiến thắng… Một ngày nào đó cuộc chiến này sẽ tàn”. Lời tâm sự vừa ngang tàng vừa nhuốm mùi cay đắng của Trung tá Bill Kilgore (Robert Duvall) đúng là báo hiệu cho ngày tàn của cuộc chiến mà người Mỹ đã gây ra tại Việt Nam, chỉ khác là chiến thắng đã không đến với họ.

Họ là những con người ở thế giới văn minh nhưng đã trở nên man rợ đến nỗi đặc biệt yêu thích mùi bom đạn như Bill Kilgore, chém giết đến điên cuồng như Đại tá Walter E Kurtz (Marlo Brando) và hoang mang như Benjanmin L. Willard (Martin Sheen)…

“Apocalypse Now” (1979) của đạo diễn Francis Coppola là lời giải thỏa đáng cho câu hỏi vì sao người Mỹ thất bại trên đất Việt? – trong một cuộc chiến mà chỉ có thể gói gọn vào hai chữ “kinh hoàng”, như lời của Đại tá Walter E Kurtz nhắc đi nhắc lại ở cuối phim.

Những viên tướng “phát điên”

Bộ phim có một cấu trúc khá phức tạp, dựa trên hai cái hành trình diễn ra song song. Hành trình thứ nhất, hiển hiện rõ (chính là cốt truyện) là cuộc tìm kiếm của Đại úy Benjanmin L. Willard để thực thi nhiệm vụ giết Đại tá Walter E Kurtz. Đằng sau đó – hành trình thứ hai, ngầm ẩn – là sự thay đổi về nhận thức của viên Đại úy sau mỗi lần anh ta hiểu thêm về người mình săn đuổi cũng như về bản chất cuộc chiến. Chính vì là một phim hành trình, nên “Apocalypse Now” tuy phức tạp vẫn được chia làm các phần rõ rệt, dựa trên những nơi mà nhân vật chính đi đến, những biến cố anh ta trải qua. Mỗi biến cố tương ứng với một trường đoạn, cũng chính là một lời giải thích của tác giả về sự thất bại của quân đội Mỹ.

Ban đầu, chúng ta được gặp một viên chỉ huy có vẻ mạnh mẽ, can trường trước khói lửa chiến tranh – Trung tá Bill Kilgore. Ông ta không hề sợ súng đạn, thậm chí còn thích ngửi mùi bom như “mùi chiến thắng”. Bill còn ra vẻ là một “tay chơi đẹp”, bởi khi có một người hấp hối được cho là Việt cộng đòi nước ông đã mắng lính của mình vì không cho người này uống và nói rằng “bất cứ ai dám chiến đấu đến lòi ruột cũng đều xứng đáng uống nước của ta”. Thế nhưng, thực sự con người này ra sao? Vừa có một phát ngôn đáng nể, ông ta đã quên ngay và quẳng bi-đông nước chỉ vì nhìn thấy Lance Johnson (người đi cùng tàu với Đại úy Willard) – một người lướt sóng nổi tiếng mà ông ta ngưỡng mộ. Nhiệm vụ của Willard là đi tìm Đại tá Kurtz – người được cho là đã “phát rồ” với những hành động kỳ cục, nhưng thực ra Bill trước mắt anh lúc đó cũng không hề bình thường. Ông ta bắt Lance và một số người khác lướt sóng ngay giữa trận chiến với mưa bom bão đạn do chính ông ta tạo ra; cũng ngay trận chiến đó, Bill cởi phăng áo, đưa cho một người lính bên cạnh để anh ta thay mình chỉ huy; rồi Bill còn mở nhạc thính phòng phát trên loa vang dậy, lấy đó làm thú vui khi âm nhạc đe dọa được những người dân quê mùa, bom dội như mưa, súng đạn dậy đất gây ra cảnh giết chóc man rợ được hòa quyện với loại nhạc được cho là biểu tượng của thế giới văn minh… Chúng khiến cho ta phải bật lên câu hỏi: Đó là những người nắm giữ quân đội Mỹ đấy ư, là những người hy vọng sẽ giành được mảnh đất Việt đấy ư – những người mà với họ việc tàn sát đồng loại là một thú tiêu khiển có đẳng cấp?

Bill Kilgore – viên tướng yêu thích mùi bom đạn (chụp từ phim).

Đại tá Kurtz – người bị săn lùng, người chỉ hiện ra qua lời đánh giá, qua những xấp tài liệu và qua trí tưởng tượng của Willard – cuối cùng cũng xuất hiện, một cách sinh động nhất cho cái gọi là “kinh hoàng” và “phát điên”. Viên Đại tá này có một lý lịch tuyệt vời, ngồn ngộn chiến công. Ông dường như sinh ra là để dành cho quân đội, như lời của tự sự của Willard thì một ngày nào đó ông ta có là thống lĩnh hay cái gì đó cao hơn nữa cũng không phải là lạ. Thế nhưng đột nhiên Kurtz không hành động theo kỷ luật quân đội nữa, ông ta giết hàng trăm dân lành vô tội, tiến quân đến vùng biên giới Việt-Campuchia và xây dựng một đế chế cho riêng mình, nơi ông được những người Cam-bốt tôn vinh. Cùng với hành trình khám phá của Willard và hành động khác thường của Kurtz, chúng ta biết được rằng, ông ta đã đi vào ngõ cụt. Bởi sau những chiến công, sau ánh hào quang chói lọi, Kurtz nhận ra tất cả tuổi trẻ hăng say, tất cả lý tưởng của cuộc đời mình rốt cục chỉ phục vụ cho sự dối trá của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ, phục vụ cho cuộc chiến xấu xa và tàn bạo. Kurtz đứng trước sự lựa chọn giữa lương tri và lòng trung thành và rốt cục đã chọn rút khỏi quân đội. Thế nhưng, đi tiếp con đường nào thì ông bế tắc. Càng đi, Kurtz càng vào sâu trong rừng, đường về của ông càng mờ mịt và rồi trở nên bất khả. Làm sao ông có thể trở về khi đã mang danh kẻ phản bội? Nhưng trong thâm tâm, viên Đại tá vẫn muốn được chết như một người lính, bởi vậy ông chờ đợi một người như Willard, đến và kết liễu cuộc đời đau đớn, kinh hoàng của mình. Cái chết của ông được dựng song song với cái chết của con trâu đực trong lễ tế ngoài kia, để hiến dâng cho thần thánh, hay đơn giản chỉ là một sự giải thoát?

Kurtz – Viên tướng lầm lạc hay người tiên đoán trước thất bại của quân đội Mỹ tại  Việt  Nam (chụp từ phim).

Sự hoang mang của người lính

Cùng với con tàu của Willard, người xem được lạc vào một cánh rừng nhiệt đới âm u, nơi chứng kiến những người lính Mỹ điên cuồng, náo loạn và khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng vì sự xuất hiện của một con hổ. Con hổ ở đây là biểu tượng của thiên nhiên rất đỗi bình thường của rừng núi Việt Nam, nó có thể đáng sợ, nhưng đáng sợ đến nỗi những người lính Mỹ phải đúc kết “tốt nhất không bao giờ xuống khỏi tàu”, thì nó lại mang một ý nghĩa khác. Toàn bộ sắc màu của trường đoạn này mang một gam xanh sậm, gợi lên cảm giác bí ẩn, lạnh lẽo và đầy đe dọa. Câu kết luận của người lính là một sự tự vệ tức thời nhưng nó quả là đúng với hiện trạng của họ, nếu không hiểu được thiên nhiên nơi đây, không thể nắm được vùng đất này, thì liệu họ có thể yên ổn ở đó được chăng?

Nỗi sợ hãi và hoang mang của người lính (chụp từ phim)

Trong hành trình đi sâu hơn vào biên giới Việt – Campuchia – nơi họ cho rằng Kurtz ẩn náu, Willard cùng những người tháp tùng của mình gặp một sư đoàn gần như bị bỏ hoang, không có người chỉ huy, không còn ai có ý nghĩ chiến đấu, những người lính ở đó chạy đùa, lột quần nhau làm trò vui, họ thậm chí bán các cô gái mà họ có cho những người đi qua mua vui chỉ nhằm đổi lấy dầu. Ta bắt đầu cảm thấy nực cười, đó là việc mà chính phủ Mỹ phải kéo những cậu bé mới thành niên sang một xứ sở xa lạ để giao cho họ làm ư?

Những viên tướng thì điên cuồng – dù là trong sự tàn bạo hay trong cuộc đấu tranh nội tâm của họ, còn những người lính thì rã rời, hoang mang, không định hướng. Đó là những khám phá qua hơn 2h phim được coi là đỉnh cao trong sáng tạo nghệ thuật của đạo diễn Coppola. Đồng thời đây cũng là lời giải cho sự sa lầy của một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới tại một nước nhỏ yếu hơn. Nhưng trên hết, vị đạo diễn tài ba này cũng đem đến cho người xem những sự thật cay đắng về con người trong chiến tranh từ đó đưa ra thông điệp phản chiến mạnh mẽ cho nhân loại.

Advertisement

~ by phuongdiem0804 on April 5, 2011.

12 Responses to “Vì sao người Mỹ thất bại?”

  1. this essay does not seem like original writing … if you are trying to be clever and just posting an uncredited translation to maintain the quantity of contributions, you are making a big mistake … not only here, but in your life … sooner or later somebody is going to find out that you don’t have the basic skills to read, or write using your own words, and you’ll be fired from your job or kicked out of school … whenever doing this kind of writing you need to describe what other people have already written about the topic, in order to contextualize what you are contributing to the discussion … this movie is so hugely famous … it is a fatal error for anybody to write something like this as if the movie were unknown or screening for the first time … you should explain the circumstances of screening, rather than just assuming ‘out-of-nowhere’ that your readers have never heard of one of the most controversial movies ever made by one of the most celebrated directors of all time … cite your sources … what led you to these conclusions? it’s not that difficult to be honest … but your life will become very difficult if you get caught plagiarizing, it’s difficult to become publicly embarrassed by being fired or dismissed from your course of study. please think carefully about this and make the necessary changes, if necessary.

  2. Thank you for your kind comment. Frankly, the article above is absolutely my writing, based on some ideas lectured by Ms. Nhue Giang and my understanding after watching the film time and time.

    If you are sure of its origin, please kindly show me what source I might have coppied accidentally. Because, it can be in a case that I might be affected by what I have read about the war, the history and so on here and there.

    It may be that I haven’t writen deeply about the art of directing, but the reason is because it is outside the scope of the article that I mentioned. Thank you for you commnet once again, I will take time to watch it again and do further study.

  3. this post lists two authors … if one of you wrote it, what did the other person contribute? if you used ideas from nhue giang, those should be clear and distinct from your own, and you should explain the circumstances of viewing … the problem is not whether you wrote about directing … the point is that this movie, its themes and issues have been widely discussed for more than 30 years by thousands of people … if you are going to add to that conversation, you should help your readers to understand what similarities and differences exist between the large body of writing already in print on many of the same topics and your own … it’s admirable to present ideas of this kind, but many other people have said similar things … what makes your point different from nhue giang’s or the rest? if your point is the same as nhue giang’s or somebody else’s not only should you know and admit that, you should indicate it very clearly in the text … and what about the second author? what similarities or differences exist between the two of you? my fear is that there is too little attention being paid to the originality of your research … which is the entire point of the tin van research laboratory, the course for which this website is a product.

  4. Thưa thầy Wilson, theo em hiểu thì những bài viết trên Tinvanonline cũng như Tin vắn điện ảnh cần phải đảm bảo tính nguyên bản và sự sáng tạo của người viết. Nhưng nguyên bản không có nghĩa là phải chưa từng có ai nói đến hoặc một điều độc nhất vô nhị, để sáng tạo ra một điều như vậy, em nghĩ trên Trái Đất này, (như thầy cũng đã nói, trong hàng nghìn, hàng triệu người trong suốt 30 năm qua đã xem bộ phim này) họa chăng chỉ vài người có khả năng đó. Theo cách hiểu của em nguyên bản có nghĩa là quan điểm của bản thân rút ra dựa trên những điều đã xem, đã nghe, đã học và đã đọc.

    Còn việc em không phân biệt rõ quan điểm cô Nhuệ Giang và quan điểm của bản thân trong bài là vì hai lí do; thứ nhất: em không định lấy ý kiến của cô như một chuyên gia nên không trích dẫn; thứ hai: cô là người hướng dẫn cho chúng em những cách tiếp cận phim hoặc chỉnh sửa nếu cách tiếp cận của chúng em chưa hợp lý; qua giờ học của cô chúng em tích lũy được những kiến thức riêng của mình. Vậy làm sao có thể tách bạch điều đó!

    Em cũng xin có ý kiến, tên người trong tiếng Việt hay tiếng Anh cũng cần phải được viết hoa.

  5. Dear Dean,
    Thanks for your feedback. They are actually very useful.
    About the contents of the article: as Diem said, this article came from one of our discussions when we were watching this film,(ofcourse including personal opinions of us).
    We apologize for deploying article is mainly based on the content of the film, instead of approaching aspects of art. This is a common mistake of amateur writers like us, because we often write about experiences of ourself when watching a movie. You can see, at the top of the article, we tried to talk about the film’s story line, however later we were so focused on the content of the film.
    Le Na told us about your opinions about the quality of the essays posted on tinvan. We understand that we need to show our own ideas and prove it in the article through the film in a scientific and professional.
    Your comments also help us understand a lot, and we thank you for that.

    Surely,in after articles, we will do better and hope you will continue to give us your feedback.
    You can completely trust that this article is our opinions,it does not have any copies.
    P/S:Because Diem were accustomed to posting on the website than me so she posted. And I am so sorry you because my English’s not well.

  6. http://www.filmcritic.com/reviews/1979/apocalypse-now-redux/

    Look at the picture in that website. That is the same picture that you have in this post, which you say: “photo taken by you, from the film” (from what I understand).

    So is the picture from a website, or from the still image of the film? If it was from the film, then why is it coincidentally look the same as the one from the website?

    You said most of the article is the idea from Nhue Giang. I actually was there, at Nhue Giang’s class, and I think Nhue Giang hasn’t said much things mentioned here, except for this part:

    Trong hành trình đi sâu hơn vào biên giới Việt – Campuchia – nơi họ cho rằng Kurtz ẩn náu, Willard cùng những người tháp tùng của mình gặp một sư đoàn gần như bị bỏ hoang, không có người chỉ huy, không còn ai có ý nghĩ chiến đấu, những người lính ở đó chạy đùa, lột quần nhau làm trò vui, họ thậm chí bán các cô gái mà họ có cho những người đi qua mua vui chỉ nhằm đổi lấy dầu. Ta bắt đầu cảm thấy nực cười, đó là việc mà chính phủ Mỹ phải kéo những cậu bé mới thành niên sang một xứ sở xa lạ để giao cho họ làm ư?

    Something is fishy here!

  7. anh Hiển ơi,
    em nghĩ là anh chưa hiểu được ý của Diễm muốn nói. Đơn giản đó chỉ có nghĩa là xuất phát từ những thảo luận và phân tích phim này trong giờ của cô Giang mà một trong số đó dẫn tới ý tưởng cho bài viết này mà thôi. Điều này không có nghĩa là bài viết này là tổng hợp hay ghi lại ý kiến của cô.
    Về những sai sót trong bài viết này, chúng em đã hiểu qua ý kiến phân tích của thầy Dean rồi. Em cũng đã cố gắng trình bày ý kiến của mình ở comment trên về những sai sót của bài viết,và chắc chắn chúng em sẽ không lặp lại ở những bài viết sau.
    Còn về hình ảnh trong bài viết, sự giống nhau của hình ảnh cũng không thể khẳng định là Diễm lấy nguồn ảnh từ trang web đó anh ạ.Chúng em cũng sẽ rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn trong việc ghi rõ nguồn ảnh trên website.
    Anh hãy góp ý giúp chúng em tìm cách tiếp cận hợp lý hơn để có những bài viết chất lượng hơn anh nhé!
    Cảm ơn anh.
    À, tiếng anh của chúng em không giỏi lắm, nên anh viết bằng tiếng Việt đi ạ. :)

  8. Cảm ơn cmt của Hiển, nhưng đúng là Hiển không nắm hết những ý mà cô Giang giảng, nếu cần, mình có thể cho bạn mượn vở để xem lại và hiểu. Còn nếu cho rằng, cô giảng điều gì, phải ghi lại nguyên điều ấy, bằng chính ngôn ngữ như vậy thì xin mời xem lại cmt của Dean. Còn nếu không cho rằng một ý có thể diễn đạt bằng nhiều cách thì có lẽ phải xem lại cách viết của chính mình trước khi phê phán.

  9. Chúng ta đang tranh luận về phim, về phê bình phim, vì vậy mọi người không nên đưa ra những commment công kích tác giả nhé.

  10. Thật ra đây là một bài viết tốt, có phần mở đầu, có luận cứ và có phần chứng minh rõ ràng. Thật ra nó có phần hấp dẫn nữa là khác.

    Mình chỉ mong các bạn lưu ý hơn về sự trích dẫn. Mỗi khi bạn tham khảo bài trên web, chỉ cần chịu khó một chút để sau khi copy và paste phần bài đó vào nháp để chuẩn bị viết, bạn nên lưu lại đường link, tên tác giả, tên của tờ báo và tựa đề của bài viết. Để khi có tham khảo ý đó, bạn có thể để một cái footnote, rồi ở dưới bài viết, bạn thêm phần “Tham khảo” (Reference) và liệt kê những thông tin về bài viết mà bạn đã tham khảo ra. Hơi tốn thời gian hơn một chút, nhưng hợp luật hơn và nhìn “Pro” hơn.

    Thí dụ như thế này:

    Nhà quay phim của Anh Em Coen – Barry Sonnefeld từng nói về họ như sau: “Chủ đề đối với họ là hoàn toàn vô nghĩa – cái quan trọng là cấu trúc, phong cách và từ ngữ. Nếu bạn hỏi họ ưu tiên số một của họ là gì, họ sẽ trả lời: kịch bản, dựng phim, cảnh vật xung quanh và ánh sáng. Sau này, tôi ép Joel trả lời về ý kiến của anh ta với một số ý nghĩa có tính ý thức hệ của phim, lúc đó, tôi thí dụ anh nghĩ thế nào trong phim của anh về sự hiếm muộn, sự nuôi dạy trẻ chẳng hạn, anh ta bĩu môi, hút thuốc và sau một lúc thì nói: những thứ quan niệm về trẻ em kiểu ấy chỉ là con “chốt thí” đối với anh ta” 1 (<— cái này là cái note đáng lẽ nằm cao lên nhưng không làm được trong trang web này)

    Nguồn tham khảo:

    1. 1. “Coen Heads”, David Edelstein, trang web Nymag: http://nymag.com/movies/filmfestivals/newyork/2007/38025/

  11. Đấy không phải là việc công kích tác giả, mà là việc chỉ ra cái sai của tác giả trong việc “đạo” nguồn kiến thức mà một trong những bằng chứng là tấm hình. Việc “đạo” này có thể không phải là chủ ý của tác giả, chỉ là việc lười dẫn nguồn tham khảo vào.

  12. Dear các bạn K6 ^^
    Chào mọi người, mình học K4, phải nói là K6 giỏi thật, khiến mình choáng váng và thật sự nể phục khi đọc bài của các bạn. Nhân vụ nói về Original ideas, minh cũng xin tâm sự rằng, nhờ nhân xét sát phạt không khoan nhượng mà đôi khi tủi thân mình còn thấy hơi cực đoan của thầy Dean mà suốt cả khóa học, cái mình nhớ nhất, hiểu nhất và thấm nhất cũng chỉ là một từ Original.
    Viết bình phim là thuyết phục người khác bằng luận cứ của mình. Mình nghĩ thanh minh bằng việc nói : Tôi không lấy cắp, tôi không trích dẫn, bằng chứng là tôi dã làm cái này cái kia…không thể hiệu quả bằng bạn thanh minh bằng kỹ thuật viết bình phim với giọng điêu của riêng bạn, quan điểm của riêng bạn. Nếu người khác nói bài viết của bản không phải là bài bình luận mang tính nguyên bản, bàn hãy chứng minh bằng cách phân tích “bài viêt” của mình, điều gì thể hiện nó là bài viết nguyên bản để họ thấy họ đã sai. Chúc các bạn thắng thầy Dean
    Your sincerely :p

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: