Hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo

by Vương Thủy

Một con người hoàn toàn thánh thiện liệu có phải là một người hoàn hảo? “Thiên nga đen” chính là câu chuyện đi tìm sự hoàn hảo của một người nghệ sỹ múa ba lê cũng như của  chính cô gái 28 tuổi mỏng manh yếu đuối. Mặt đen và mặt trắng, mặt tốt và mặt xấu luôn tồn tại trong con người chúng ta. Liệu ai dám đủ dũng khí để khẳng định bản thân như vậy?

“Thiên nga đen” là bộ phim nằm trong danh sách đề cử cho giải Oscar cho Phim hay nhất năm nay. Tuy chỉ giành giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn tuyệt vời của “thiên nga” Natalie Portman nhưng bộ phim cũng giành được nhiều giải thưởng quan trọng khác như giải thưởng uy tín dành cho phim độc lập Spirit Award. “Thiên nga đen” đã nhận được giải Phim truyện hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc (Natalie Portman), Đạo diễn xuất sắc (Darren Aronofsky) và Quay phim đẹp nhất.

Câu chuyện bắt đầu với một giấc mơ được biểu diễn vai thiên nga trong vở ba lê nổi tiếng “Hồ Thiên Nga” thể hiện khao khát cháy bỏng của cô gái – Nina (nhân vật do Natalie Portman thủ vai). Cô luôn là một người xuất sắc với sự hoàn hảo về kĩ thuật và được người hướng dẫn rất yêu quý. Tuy nhiên cô sống hơi cô lập và được chăm sóc quá kĩ càng của người mẹ dù cô đã 28 tuổi. Thomas (Vincent Casse) người muốn diễn lại vở kịch “Hồ Thiên Nga” nổi tiếng để mở đầu mùa biểu diễn năm nay. Ông muốn nó được làm mới hơn. Vở “Hồ Thiên Nga” nói về một công chúa bị biến thành thiên nga trắng, cô chỉ được biến lại thành người khi có một người đàn ông thề sẽ yêu thương mãi mãi, nhưng cô lại bị chính người em sinh đôi thiên nga đen phản bội để quyến rũ người yêu cô. Cuối cùng công chúa thiên nga trắng đã tự tử trong sự tuyệt vọng và nỗi buồn cho số phận mình để tìm đến sự tự do. Nữ diễn viên chính phải thể hiện cả hai mặt tốt và xấu trong thiên nga trắng và thiên nga đen – đó chính là điểm khó cũng là điểm thể hiện tài năng của nữ diễn viên múa ba lê.

 

Nina diễn vai thiên nga trắng một cách hoàn hảo. Nhưng cô lại chưa thể hiện hết được vai diễn thiên nga đen. Cô mong mình được giỏi như Beth (Winona Ryder) – diễn viên múa ba lê xuất sắc đàn chị nhưng đã không còn hấp dẫn trên sân khấu vì tuổi tác. Cô nỗ lực luyện tập hết sức để có được vai diễn Thiên nga chúa, vai diễn mà diễn viên nào cũng muốn giành lấy. Nina bị khớp trước một người mới đến trong nhóm múa Lily (Mila Kunis) – một người đầy sức sống, tự do thể hiện mình không phải ép mình trong một khuôn khổ nào cả. Nina lo lắng bị mất vai diễn bởi cô gái này. Cô luôn trong tâm trạng bất ổn vì dù được nhận vai nhưng Thomas luôn chưa hài lòng trong việc thể hiện vai thiên nga đen của cô.

Bộ phim xen lẫn thực và ảo, mơ mơ thực thực khiến người xem bị rơi vào mê cung của những cảm xúc bên trong con người Nina. Thomas hướng dẫn Nina tìm hiểu về cơ thể mình. Cô thực sự đã thay đổi, đòi hỏi sự tự do cho bản thân nhiều hơn, không muốn sự quan tâm của mẹ. Theo Lily đến quán rượu, uống chất kích thích, có giấc mơ ướt át đồng tính với Lily…, Nina dần khám phá dần những mặt trái của con người mình. Vì vai diễn, cô có thể làm bất cứ điều gì dù là tích cực hay tiêu cực.

 

Một thế giới của nghệ sỹ múa ba lê được thể hiện trần trụi đầy sinh động trong bộ phim này. Sự đam mê, sự cạnh tranh, sự nhập vai, giây phút vinh quang rực rỡ trên sân khấu và ẩn giấu sự đen tối khổ đau bên trong cánh gà được đạo diễn Darren Aronofsky thể hiện vô cùng xuất sắc. Bộ phim mang đầy những ám ảnh, những thứ mơ thực xen lẫn thể hiện tâm lý nhân vật rất ấn tượng.

 

Những tưởng tượng, những ám ảnh là thứ nổi bật và khiến khán giả nhớ nhất. Nina lo lắng gây những tổn thương trên cơ thể mình. Cảnh quay đặc biệt gây ấn tượng với người xem là cảnh cô cố bóc miếng da bị xước măng dô trên ngón tay khiến cô mất một miếng da dài làm cô bị cháy rất nhiều máu. Nhưng thực ra nó không có thật mà chỉ là sự tưởng tượng của cô. Cũng như trường đoạn cuối phim khi cô thể hiện vai diễn của mình trên sân khấu thì cũng là lúc cô sống với con người thật của mình. Vừa “đen” vừa “trắng”, quá nhập vai, cô tưởng mình đã giết chết Lily để giữ lấy vai diễn cuộc đời cô nhưng thực tế cô đã tự đâm chính bản thân mình. Điều đó khiến cô thấy mình hoàn hảo: tốt  – xấu và lại tốt.

Natalie Portman quả thật là một diễn viên xuất sắc. Cô xứng đáng cho tượng Oscar được trao cho cô năm nay. Diễn một vai vũ nữ ba lê với nhiều cảnh quay với múa được quay liên tục mà không gây một cảm giác giả nào cho khán giả, Natalie đã chinh phục khán giả trong từng khuôn hình. Nét mặt cô rất truyền cảm. Ban đầu là một “thiên nga trắng” non nớt, sợ sệt, bị nhốt trong lồng, đầy lo lắng, cô diễn tả bằng ánh mắt quá xuất sắc, gợi sự thương cảm phía người xem. Dần dần là một “thiên nga đen” với những gai góc, những chống đối, những khoảng tối trong con người cô, lúc này ánh mắt của sự tự tin, hiếu thắng và bất chấp. Bên cạnh đó, diễn xuất của diễn viên trẻ Mila Kunis cũng rất tuyệt vời. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm đóng phim nhưng Mila đã khắc họa rõ nét tính cách nhân vật Lily của cô. Nhân vật với cá tính mạnh mẽ và thẳng thắn này cũng gây nhiều thiện cảm với khán giả.

 

Cú máy dài được đạo diễn ưu tiên sử dụng nhiều trong bộ phim này. Phim có ba trường đoạn máy quay liên tục và bám sát những chuyển động của nhân vật là những trường đoạn múa ba lê của Nani. Kĩ thuật quay này khiến cảnh múa ba lê hút hồn người xem, trình diễn vở ba lê hoàn chỉnh với những động tác múa đẹp mắt. Kĩ thuật chuyển cảnh cũng rất mượt và êm trên nền nhạc của Tchaikovsky thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của đạo diễn với môn nghệ thuật ba lê.

 

Vai diễn cuộc đời khiến cô thấy mình hoàn hảo. Cô đã hoàn hảo. Trình diễn một màn múa ba lê hoàn hảo và sống một cuộc đời hoàn hảo cho mình – thế là đủ với cô. Thật tiếc vì bộ phim không giành được giải Oscar nhưng có hề gì khi phim đã cho ta một trải nghiệm cảm xúc cực kỳ thú vị.

 

Photos: Fox Seachlight Pictures

~ by vuongthuy8x on April 2, 2011.

2 Responses to “Hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo”

  1. Mình nghĩ đây là bài điểm phim, Thủy nên đề tựa là “bài điểm phim:…” và có thêm phần chỉ ra điểm yếu của phim, cũng như phần khuyên khán giả nên đi xem hay không, và nếu xem thì tốt nhất cho những thị hiếu khán giả nào.

    Nói chung mình thấy các đoạn ngắn gọn, dễ đọc, các phần của một bài review khá đầy đủ

  2. Cảm ơn anh Hiển nha!

    Em có tag vào phần Review rùi anh ạ. Em ko để ở Tít vì như thế sẽ bị dài quá. Hai phần kia đúng là thiếu so với tiêu chuẩn bài điểm phim, em xin ghi nhận ạ.

    Em viết bài này sau khi xem phim nên chủ yếu theo cảm xúc lúc viết thấy hay quá nên không để ý đến điểm yếu của phim lắm.Hi hi

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: