Vin vào tình yêu mà đứng dậy (p2)

By Đức Độ

Mối tình thứ hai, mối tình của những năm đầu thế kỷ, u buồn và trầm lắng nhất trong ba mối tình. Câu chuyện được kể và cả cách kể chuyện trong phần thứ hai của Three Times đã thể hiện sự điêu luyện và tinh tế trong cách làm phim của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền.

Chàng trai là người hoạt động xã hội, chủ trương giải phóng phụ nữ, nhưng tình yêu của anh và người ca kỹ lại không vượt khỏi chế ước xã hội. Anh theo đuổi những điều to tát, luôn tỏ vẻ cao thượng nhưng lại không thể mang tới hạnh phúc cho người mình yêu. Anh sống bằng lý tính, bằng sự kiêu hãnh của một người đàn ông thời phong kiến phụ quyền. Với anh, tình yêu không thiêng liêng mà có thể bị hy sinh bởi lý tưởng.

Người phụ nữ của anh, chịu ảnh hưởng của văn hóa thời đại: cam chịu và hy sinh cho lý tưởng của đàn ông. Cô yêu anh bằng những công việc thường ngày: mặc áo, chải đầu, lấy nước rửa mặt. Người đàn bà ấy chăm chút, yêu thương, chiều chuộng, coi trọng sự nghiệp của người tình và cam chịu số phận.

Tinh thần của phần này trong Three Times là tinh thần của thời kỳ đấu tranh cho tự do, phản ánh chính trị, đấu trang để giải phóng đất nước (phản đối chế độ đa thê, giải phóng phụ nữ…), đồng thời cũng là tinh thần của bi kịch thời đại: con người vùng vẫy nhưng chưa thể vượt thoát khỏi sự hà khắc của thời kỳ phong kiến. Lý tưởng chàng trai theo đuổi không cho phép anh giải phóng người ca kỹ. Câu chuyện thứ hai của Three times là một bi kịch giữa sự lựa chọn khát vọng và cuộc sống thực tế, nơi sự cao thượng của người đàn bà đã chắp cánh cho khát vọng của ngưởi đàn ông. Đau đớn, nhưng tràn đầy lý tưởng.

Câu chuyện buồn này được kể chủ yếu bằng nội cảnh, một thứ nội cảnh bị bó hẹp và không thay đổi không quan, tạo cảm giác con người sống trong đó bị cầm tù, bị giam lỏng và mục ruỗng dần. Nội cảnh bức bối ấy thể hiện số phận bị giam hãm của con người, như một sự mỉa mai với dòng chú ở đầu đoạn phin: “Thời kỳ cho tự do”. Màu sắc được dùng trong câu chuyện này là tone nóng với hai màu mạnh nhất: vàng và đỏ, không hề có một màu mát nào lọt vào khuôn hình, như thể đốt cháy khát vọng, đòi hỏi phải được giải phóng ngay.

Hình thức phim cố tình làm cổ (phim câm) cũng mang đến ấn tượng về vẻ cổ xưa, xa xôi, hòa kết với nội dung câu chuyện. Sự câm lặng làm tăng thêm ấn tượng về sự lặng lẽ. Trong các cuộc đối thoại, hai nhân vật đều quay về cùng một hướng hoặc quay nhìn nhau. Máy chủ yếu đặt tĩnh, đôi khi lia nhưng không theo sự di chuyển diễn viên mà đi theo không gian tạo một tiết tấu cực chậm, cảm giác nén, chịu đựng, sự bùng nổ ẩn vào bên trong.

Diễn xuất của diễn viên, tương ứng với câu chuyện, cũng hết sức kiềm chế. Đạo diễn không sử dụng một cận cảnh nào, che giấu cảm xúc nhân vật đến kiệt cùng.

Ngay cả khi tuyệt vọng, đau khổ nhất, cô gái khóc, nhưng cũng không có một cảnh cận nào được dùng, ta chỉ thấy cô gái đưa tay quệt nước mắt, và cảnh sau, trong bữa tiệc, trong lúc mọi người nói năng rôm rả thì cô ngồi hát. Giọng hát nghẹn ngào, nửa như kìm nén, nửa như buông xả, vừa như đang khóc, vừa như kiềm lại, nhưng tuyệt nhiên không có giọt nước mắt nào.

Photo (s) by

www.koreanfilm.org/piff05.html

www.blogs.walkerart.org/ecp/2006/09/

www.ferdyonfilms.com/%3Fcat%3D12

www.dvdbeaver.com/film/DVDReview…view.htm

www.lesantimodernes.blogspot.com/200…ive.html

www.searchforvideo.com/entertain…ien-hou/

www.ddth.com/showthread.php%3Ft%3D120360

www.critikat.com/Three-Times.html

www.naachgaana.com/2009/08/09/is…ien-hou/

~ by huyentrangtran on June 18, 2010.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: