Hai phim võ thuật (p1)

By Đức Độ

Phim Anh hùng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu và  Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Lý An được coi là hai siêu phẩm của thể loại phim võ thuật. Cả hai đạo diễn đã sử dụng những góc quay và cách kể chuyện rất tốt, vừa tạo ấn tượng thị giác mạnh, vừa có cốt truyện phim hấp dẫn khiến người xem khó rời mắt khỏi màn ảnh.

Như nhiều bộ phim võ thuật của Trung Quốc, Ngọa hổ tàng long và Anh hùng đều được các đạo diễn chú trọng đến yếu tốcách quay và màu sắc, đặc biệt trong những cảnh quay chiến đấu.

Hình ảnh trong phim Anh hùng của Trương Nghệ Mưu được quay rất cách điệu, chủ yếu sử dụng chuyển động chậm (slow motion) và kết hợp nhiều góc độ (toàn, trung và cận cảnh). Ví dụ như trường đoạn đầu của phim Anh hùng, khi Vô Danh kể lại cuộc đấu với Trường Thiên,  tốc độ máy quay được giảm đi, cảnh chiến đấu như ngưng lại trước khuôn hình để khán giả theo dõi kỹ hơn. Những cú va chạm binh khí, những pha khinh công được quay bằng những trung cảnh, máy quay bám sát theo từng cử động của các nhân vật nên những màn “khoe” võ công không bị trượt qua quá nhanh. Ta có cảm giác như những khuôn hình tĩnh lặng lờ trôi qua trước mắt. Điều này tạo ấn tượng thị giác rất sâu. Những cú khinh công hay trượt lùi của cả hai nhân vật thường nằm giữa khuôn hình và chuyển động rất mượt khiến cho người xem phấn khích. Thêm vào đó, đạo diễn Trương Nghệ Mưu còn tinh tế lồng vào những đoạn giao tranh những hồi trống trận, làm gia tăng không khí của từng trận đấu. Cách quay trong phim Anh hùng, vì thế không đơn thuần mang tính thông tin, mà giống như một loại hình nghệ thuật biểu diễn.

Khác với Trương Nghệ Mưu, Lý An lại áp dụng một kiểu quay “thật thà” cho Ngọa hổ tàng long. Ví dụ đoạn Tú Liên đuổi theo tên ăn trộm kiếm của Lý Mộ Bạch, đó là một cảnh quay đêm. Ánh sáng được dùng trong trường đoạn này rất tốt, khán giả có thể thấy rất rõ thứ ánh sáng lờ nhờ của một đêm trăng khuyết. Để quay tên trộm bay lên nóc nhà, đạo diễn sử dụng một trung cảnh cho thầy đôi chân tên trộm là là trên mái ngói. Máy quay chuyển động nhịp nhàng theo chuyển động nhân vật, tạo ra những khuôn hình mượt mà và bắt mắt, khiến khán giả bị hút theo từng bước của nhân vật.

Một trường đoạn khác, Tú Liên và Ngọc Kiều Long đánh nhau, cũng có cách quay (tạo nên tiết tấu) rất hấp dẫn. Đạo diễn chủ yếu sử dụng trung cảnh, lia theo sát chuyển động của nhân vật, “chộp” lấy những cú khinh công đẹp mắt. Những cú cắt dựng khéo léo, đổi liên tục góc máy quay, lúc thì từ dưới lên, lúc thì từ trên xuống tạo cho ta ấn tượng về sự liên hoàn của chuyển động.

Hay như cảnh Lý Mộ Bạch đánh nhau với Ngọc Kiến Long trong rừng trúc, chuyển động của hai nhân vật được đẩy nhanh hơn, vẫn là những trung cảnh, lia theo từng biến động của nhân vật.

Cảnh chiến đấu hiện ra như một bức tranh, hai nhân vật được đặt ở giữa khuôn hình, mỗi người đứng vắt vẻo trên đầu một ngọn trúc, xung quanh là một rừng trúc xanh mướt. Những pha khinh công ngoạn mục được quay với tốc độ nhanh hơn bình thường, bám theo nhân vật sát nút, tạo cho người xem một cảm giác phấn khích và rạo rực.

Photo (s) by:

www.my.opera.com/rache/blog/luan-anh-h

www.tintuconline.vietnamnet.vn/vn/gi…dex.html

www.vietbao.vn/Van-hoa/Anh-hung-than…707/181/

www.zing.vn/news/phim-chau-a/hol…085.html

www.lamtung.wordpress.com/2009/07/14…ng-2000/

~ by huyentrangtran on June 14, 2010.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: