Cú và Chim se sẻ (P4)

by Đức Độ

Kết thúc của phim, dầu không nằm ngoài dự đoán (làm thỏa mãn khán giả) nhưng đã được chuẩn bị kỹ càng bằng cả một quá trình gặp gỡ – tìm hiểu – mâu thuẫn – thấu hiểu nhau của ba người. Khán giả sẽ tha thứ, sẽ bỏ qua và quên đi những tình cờ có phần nương nhẹ với nhân vật của đạo diễn để chấp nhận một cái kết có hậu, tràn đầy hy vọng, tình yêu và nhân bản.

Bài ca về lòng nhân ái

Nhân vật khổ hạnh không bị đày đọa, bị vùi dập mà được nâng niu và tìm thấy hạnh phúc. Sau cuộc hành trình, ba nhân vật chính đều có sự thay đổi tính cách hoặc quan niệm sống: bé Thủy vẫn mạnh mẽ và cứng cỏi nhưng bớt bướng bỉnh hơn; Lan và Hải đã vượt qua những mặc cảm và rào cản để yêu nhau. Quan trọng hơn cả, họ không còn cô đơn, lạc lõng nữa; họ dựa vào nhau mà sống, mà hy vọng. Sài Gòn, trước khi ba nhân vật chính gặp nhau, giản đơn là nơi để trốn chạy, để kiếm sống, để trú trọ, và khi họ thuộc về nhau, lại trở thành tổ ấm, thành nơi nảy chồi hạnh phúc.

Hệ thống sự kiện trong “Cú và chim se sẻ”, thoạt đầu có vẻ không tuân theo logic nhân quả và dựa nhiều vào sự ngẫu nhiên, nhưng khi tham gia vào câu chuyện, chúng lại tạo cho câu chuyện một mạch ngầm logic có thể chấp nhận được. Từng chi tiết nhỏ nhặt trong phim (ví dụ như cảnh Thủy một mình đi mua chuối cho voi, chi tiết “từ trên cao cô nhìn xuống và cháu sẽ nhìn lên cùng một lúc” Thủy viết trong thư cho Lan…) đều được gieo từ trước, tức đã có tiền lệ, là một sự nhắc lại (thể hiện tính thống nhất) nên khán giả không bị hụt hẫng hay bất ngờ. Việc bé Thủy bỏ nhà để trở lại thành phố có thể không nằm ngoài dự đoán của người xem, vì nhiều chi tiết đều được “găm” sẵn trong phần trước của phim và vì hành động này phù hợp với logic tính cách nhân vật (bướng bỉnh, tự trọng và độc lập). Tương tự thế, sự kiện Thủy ăn cắp tiền cũng không gây sốc và phản cảm, vì khán giả đã chứng kiến cách cư xử khắc nghiệt của chú Minh với Thủy (trước và sau khi cô bé bỏ nhà đi), đã nghe Thủy kể cho Hải chuyện cô bạn ăn cắp tiền của mẹ nên dễ đồng tình với lý lẽ “Đó là tiền của cháu, ông ta nợ cháu” của cô bé.

“Cú và chim se sẻ” là bài ca trong trẻo về gia đình, về tình người và lòng tốt. Câu chuyện rõ ràng được kể ở thời hiện đại, trong một thành phố cụ thể, nhưng dường như đã vượt thoát khỏi cái khung không – thời gian ấy để trở nên phi thời, phi không gian. Người ta hoàn toàn có thể trông chờ và tin tưởng rằng, ở một thành phố khác, một thời đại khác, vẫn còn những con người đáng yêu như thế, còn một câu chuyện cảm động như thế.

Một hạt sạn nhỏ

Sự tài tình trong cách kể chuyện thể hiện ở cách xây dựng nhân vật, tạo xung đột bằng tiết tấu, gieo – gặt chi tiết, cấu trúc hành trình, khuyết thông tin… được vận dụng trong “Cú và chim se sẻ” là không thể phủ nhận. Mặc dù vậy, không thể nói bộ phim này có một cấu trúc tự sự hoàn hảo. Bỏ qua việc đạo diễn lạm dụng hơi nhiều sự tình cờ (có chủ ý), dòng thông tin của bộ phim có đôi chỗ hơi thừa thãi. Đó là một loạt cảnh quay mang phong cách phim tài liệu ghi hình những đứa trẻ nông thôn đang cười hoặc chụp ảnh được ghép vào trước trường đoạn Thủy ăn cắp tiền, bỏ nhà lên thành phố lần thứ hai. Ngoài ý nghĩa phô diễn cảnh nông thôn Việt Nam hiền hòa và nối kết (một cách gượng gạo) nụ cười của những đứa trẻ với tâm hồn, với hành trình đi tìm hạnh phúc của Thủy, những cảnh quay này hoàn toàn là loạt thông tin nằm ngoài tuyến truyện, không có giá trị bổ khuyết hoặc làm giàu thêm cho thông tin của câu chuyện phim.

Photo (s) by:

www.movie.zing.vn/Movie/cu-va-chim-s…470.html

www.zing.vn/news/phim-viet-nam/c…561.html

www.xaluan.com/modules.php%3Fnam…3D107729

www.giadinh.net.vn/20090301082024356…ieng.htm

www.digifuns.net/forum/showthread.ph…%3D86743

www.vnsharing.net/forum/showthread.p…3D120431

~ by huyentrangtran on May 4, 2010.

One Response to “Cú và Chim se sẻ (P4)”

  1. please keep your titles shorter until we change the format of the site …

    and i will repeat again … websites are not photographers and they do not own the rights to still frames from movies … you need to have real photo credits … you need to look more carefully at the images and find out who took the pictures, are they from the movie camera or an on-set still photographer? you need to find out which company or agency owns them and then list them at image credits.

    movie posters are an interesting topic of research for some people, but they don’t make good header images. i know that recently a number of posts on this site have used versions of the movie posters for images, and i want to tell you that your ideas will be much more interesting to read if you use the images to draw readers into your text, instead of just copying the marketing materials. there are two factors: the first is that these posters contain a lot of text and that draws attention away from your text … it also creates visual clutter because the text in movie posters reduced to 300 pixels is usually not readable, it’s just kind of visual, textual noise … the second factor is that if you select interesting images that support your point of view or otherwise directly relate to your writing, you are then using the pictures as visual support which means you are more selective and persuasive as a writer.

    so please, all of you, try to avoid using movie posters in your work, unless you want to write something about the posters.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: