Rashomon và những vỉa tầng Nhật Bản (TT)
By Đức Độ
Truyện phim còn đặc biệt ở hấp dẫn bởi cách thức lồng ghép những mảng hồi tưởng và hiện thực cũng như lồng ghép không gian. Bộ phim trải qua nhiều không gian: tòa án, ngôi đền Rashomon, trong rừng, mà bối cảnh nào cũng được dàn dựng rất chăm chút và giàu biểu tượng.
Tòa án, không gian đặc biệt và hấp dẫn nhất hiện lên với bố cục rất cân chỉnh với những đường nét phẳng, rành mạch và sự tương phản dữ dội giữa hai màu đen – trắng. Giản đơn và mạch lạc, tòa án đó không có thẩm phán hay quan tòa, nơi nhân vật nhìn trực diện vào ống kính. Khán giả, vì thế có cảm giác mình là người lắng nghe nhân vật trình bày, là một “quan tòa” phải đưa ra phán đoán về vụ án.
Trong rừng, không gian diễn ra câu chuyện, bối cảnh được bài trí rậm rạp, cách chiếu sáng cũng đặc biệt ấn tượng với những nguồn sáng bị khuếch tán lọt qua tàn cây, hất vào mặt nhân vật, tạo ra sự biến ảo, khỏa lấp và bí ẩn.
Ngôi đền Rashomon, không gian kể chuyện thể hiện rõ sự ray rứt và ám ảnh của nhân vật. Đền Rashomon, chốn linh thiêng cũng không còn sức sống, đổ nát và mục ruỗng. Bối cảnh phim, từ chốn đời thường, tòa án đến tâm linh đều kiệt quệ, và con người, không còn gì để bám víu, để cầu vọng sự cứu rỗi. Nhân vật, thống nhất với bối cảnh truyện, cũng kiệt quệ và xót xa, thể hiện sự mất niềm tin sâu sắc và nỗi bi quan trước cuộc sống.
Tuy vậy, hình ảnh đứa bé xuất hiện như một vệt sáng, cứu vãn niềm tin của con người. Niềm bi quan tạo lập bởi vụ án không kéo câu chuyện xuống đáy tuyệt vọng mà với hình ảnh và tiếng khóc của đứa trẻ, nhân tính của ngưởi tiều phu được kêu gọi, cũng như niềm tin của khán giả vào cuộc sống được cứu vãn.
Kurosawa, với tuyệt tác “Rashomon” đã khai thác rất tinh tế tục lệ, nghệ thuật cổ và sự bí hiểm trong tính cách người Châu Á. Khám phá tâm hồn nhân vật ở những chiều kích, góc cạnh và lăng kính khác nhau, “Rashomon” vẽ lên những hình mẫu con người không hề đơn giản. Chúng ta nghe kể về tên tướng cướp, người phụ nữ, vị Samurai và người tiều phu từ những nguồn, những quan điểm khác biệt, thậm chí trái chiều. Tâm hồn họ (cũng như sự thật vụ án mà họ giấu kín) là một thứ kính vạn hoa đa sắc, là một vỉa tầng sâu kín, khắc nghiệt và phức tạp. Đạo diễn đã khắc họa đến tận cùng sự bí hiểm và mâu thuẫn trong tính cách Nhật Bản, nói rộng ra là tính cách người Châu Á. Nhân vật có sự biến thiên tính cách trong phổ rộng, nhưng nhìn chung đều đầy bí ẩn, mạnh mẽ, và phức tạp. Với nhân vật người vợ Samurai, đạo diễn đã khéo léo đề cập đến những mâu thuẫn trong bản chất người phụ nữ và ẩn ức bị đè nén bởi tiết chế xã hội và văn hóa.
Cũng với “Rashomon”, Kurosawa đã khoe với thế giới những nét hấp dẫn đặc biệt của văn hóa Nhật Bản như võ thuật, phong tục, tín ngưỡng. Những cảnh đấu kiếm giữa Samurai và tên tướng cướp được quay rất nhiều lần và bằng nhiều góc máy ấn tượng, với âm nhạc dân tộc làm nền. Nhân vật bà đồng, với động tác cơ thể và giọng nói ma mị thể hiện lời khai của vị Samurai cũng là một nét tín ngưỡng đặc trưng cho văn hóa Châu Á. Tuy vậy, phong cách thể hiện của Kurosawa rất khác biệt với Ozu. Ozu quan tâm đến những câu chuyện nhỏ nhắn, phác họa một Nhật Bản trầm buồn đang dẩn chuyển mình với phong cách diễn xuất trọng sự nhẹ nhàng, tự nhiên. Kurosawa, với “Rashomon” lại hòa trộn câu chuyện vụ án dữ dội với câu chuyện xã hội, chú trọng gây ấn tượng mạnh về thị giác và thính giác (nhạc trong phim mang âm hưởng mạnh, kích động, diễn xuất của diễn viên rất cường điệu, mạnh mẽ).
Truyện phim còn đặc biệt ở hấp dẫn bởi cách thức lồng ghép những mảng hồi tưởng và hiện thực cũng như lồng ghép không gian. Bộ phim trải qua nhiều không gian: tòa án, ngôi đền Rashomon, trong rừng, mà bối cảnh nào cũng được dàn dựng rất chăm chút và giàu biểu tượng.
Tòa án, không gian đặc biệt và hấp dẫn nhất hiện lên với bố cục rất cân chỉnh với những đường nét phẳng, rành mạch và sự tương phản dữ dội giữa hai màu đen – trắng. Giản đơn và mạch lạc, tòa án đó không có thẩm phán hay quan tòa, nơi nhân vật nhìn trực diện vào ống kính. Khán giả, vì thế có cảm giác mình là người lắng nghe nhân vật trình bày, là một “quan tòa” phải đưa ra phán đoán về vụ án.
Trong rừng, không gian diễn ra câu chuyện, bối cảnh được bài trí rậm rạp, cách chiếu sáng cũng đặc biệt ấn tượng với những nguồn sáng bị khuếch tán lọt qua tàn cây, hất vào mặt nhân vật, tạo ra sự biến ảo, khỏa lấp và bí ẩn.
Ngôi đền Rashomon, không gian kể chuyện thể hiện rõ sự ray rứt và ám ảnh của nhân vật. Đền Rashomon, chốn linh thiêng cũng không còn sức sống, đổ nát và mục ruỗng. Bối cảnh phim, từ chốn đời thường, tòa án đến tâm linh đều kiệt quệ, và con người, không còn gì để bám víu, để cầu vọng sự cứu rỗi. Nhân vật, thống nhất với bối cảnh truyện, cũng kiệt quệ và xót xa, thể hiện sự mất niềm tin sâu sắc và nỗi bi quan trước cuộc sống.
Tuy vậy, hình ảnh đứa bé xuất hiện như một vệt sáng, cứu vãn niềm tin của con người. Niềm bi quan tạo lập bởi vụ án không kéo câu chuyện xuống đáy tuyệt vọng mà với hình ảnh và tiếng khóc của đứa trẻ, nhân tính của ngưởi tiều phu được kêu gọi, cũng như niềm tin của khán giả vào cuộc sống được cứu vãn.
Kurosawa, với tuyệt tác “Rashomon” đã khai thác rất tinh tế tục lệ, nghệ thuật cổ và sự bí hiểm trong tính cách người Châu Á. Khám phá tâm hồn nhân vật ở những chiều kích, góc cạnh và lăng kính khác nhau, “Rashomon” vẽ lên những hình mẫu con người không hề đơn giản. Chúng ta nghe kể về tên tướng cướp, người phụ nữ, vị Samurai và người tiều phu từ những nguồn, những quan điểm khác biệt, thậm chí trái chiều. Tâm hồn họ (cũng như sự thật vụ án mà họ giấu kín) là một thứ kính vạn hoa đa sắc, là một vỉa tầng sâu kín, khắc nghiệt và phức tạp. Đạo diễn đã khắc họa đến tận cùng sự bí hiểm và mâu thuẫn trong tính cách Nhật Bản, nói rộng ra là tính cách người Châu Á. Nhân vật có sự biến thiên tính cách trong phổ rộng, nhưng nhìn chung đều đầy bí ẩn, mạnh mẽ, và phức tạp. Với nhân vật người vợ Samurai, đạo diễn đã khéo léo đề cập đến những mâu thuẫn trong bản chất người phụ nữ và ẩn ức bị đè nén bởi tiết chế xã hội và văn hóa.
Cũng với “Rashomon”, Kurosawa đã khoe với thế giới những nét hấp dẫn đặc biệt của văn hóa Nhật Bản như võ thuật, phong tục, tín ngưỡng. Những cảnh đấu kiếm giữa Samurai và tên tướng cướp được quay rất nhiều lần và bằng nhiều góc máy ấn tượng, với âm nhạc dân tộc làm nền. Nhân vật bà đồng, với động tác cơ thể và giọng nói ma mị thể hiện lời khai của vị Samurai cũng là một nét tín ngưỡng đặc trưng cho văn hóa Châu Á. Tuy vậy, phong cách thể hiện của Kurosawa rất khác biệt với Ozu. Ozu quan tâm đến những câu chuyện nhỏ nhắn, phác họa một Nhật Bản trầm buồn đang dẩn chuyển mình với phong cách diễn xuất trọng sự nhẹ nhàng, tự nhiên. Kurosawa, với “Rashomon” lại hòa trộn câu chuyện vụ án dữ dội với câu chuyện xã hội, chú trọng gây ấn tượng mạnh về thị giác và thính giác (nhạc trong phim mang âm hưởng mạnh, kích động, diễn xuất của diễn viên rất cường điệu, mạnh mẽ).