Nhân chứng Forrest Gump
by Lan Phương
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên, phim Forrest Gump đã đạt được 6 giải thưởng Oscar, thu được hàng trăm triệu đô la lợi nhuận, đồng thời còn tác động ngược giúp “Forrest Gump tiểu thuyết” tăng lượng phát hành lên 1,7 triệu bản. Dễ hiểu khi nó trở thành một tác phẩm điện ảnh kinh điển, một huyền thoại không thể mờ phai. Image: Paramount Pictures
Forrest Gump xoay quanh cuộc đời của một người đàn ông trí tuệ trì độn hưng lại trở thành nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên’ nhờ có một số phận là tập hợp của cả định mệnh lẫn sự ngẫu nghiên kỳ lạ. Sinh ra và lớn lên trong những thập niên nhiều biến động của nước Mỹ thế kỷ XX, Forrest với chỉ số IQ 75 thực chất chỉ là một đứa trẻ ngây thơ, đã ngẫu nhiên biến thành nhân chứng, hay đúng hơn một tấm gương hoàn hảo để phản ánh lại toàn bộ gương mặt của xã hội, con người và lịch sử nước Mỹ.
Trươc tiên, cần phải nói rằng, Forrest Gump giống như khá nhiều các sản phâm phim ảnh khác làm từ Hollywood, nó có trách nhiệm truyền đạt một thông điệp ngọt ngào về cuộc sống: “Cuộc đời giống như một hộp kẹo chocolate, ta không bao giờ biết trước mình sẽ bốc nhằm viên nào” và “Hãy bỏ quá khứ lại phía sau để tiến lên phía trước”. Theo đó, cuộc đời của phần lớn nhân vật trong phim đều là một minh chứng cụ thể cho “triết lý chocolate”. Họ đã nếm vị đắng và sau đó là vị ngọt của cuộc sống.
Jenny bị bố đẻ lạm dụng và ngược đãi, có một tuổi thơ đau khổ, tuổi thanh niên khủng hoảng cuối cùng đã tìm thấy tình yêu và hạnh phúc đích thực bên cạnh Forrest Gump. Cuộc đời cô là hành trình chông gai đi tìm hạnh phúc. Nó không nằm trong hư vinh của một ngôi sao ca nhạc mà cô từng mong ước trở thành. Nó cũng không nằm trong lối sống hippy phóng túng mà cô từng bị cuốn theo. Jenny chỉ thực sự hạnh phúc khi trở về với những giá trị nguyên bản, giản dị nhất nhưng cũng vĩ đại nhất: Người Mẹ. Người Vợ. Người Bạn.
Trung úy Dan, người ôm giấc mộng trở thành người hùng trong cuộc chiến, trở về là một phế binh gắn đời mình trên chiếc xe lăn, hoàn toàn nhấn chìm bản thân vào trong rượu và lối sống sa đọa, giận dỗi cả với Chúa Trời cuối cùng cũng tìm lại được hy vọng sống trên con thuyền đánh bắt tôm trước biển xanh rộng mở. Hai số phận bi kịch này đều đã sống dưới ảnh hưởng của Forrest Gump – chàng trai luôn sống theo niềm tin “cuộc đời là hộp chocolate” và quả thực đã đạt được những thành tựu người khác chỉ thấy trong mơ: ngôi sao bóng đá, anh hùng chiến tranh, người nổi tiếng toàn quốc, thuyền trưởng, triệu phú, có cả vợ con và hạnh phúc.
Có thể nói rằng, Forrest Gump là một bộ phim chứa đầy xúc cảm, tình yêu thương, giàu màu sắc nhân văn và bởi vậy đã rất nhanh chóng chạm vào trái tim khán giả. Nhưng qua góc nhìn ngây thơ, nghờ nghệch của Forrest, ta sẽ còn nhìn thấy một nước Mỹ mà nền chính trị đang sôi lên vì chiến tranh, bạo động, nạn khủng bố, nạn phân biệt chủng tộc – sắc tộc, biểu tình phản chiến…Nước Mỹ vào thời điểm đó, là một siêu cường đang ôm giấc mộng “anh cả” đã đưa rất nhiều người thanh niên ưu tú của đất nước ra chiến trường và làm máu họ đổ xuống tại đó.
Anh chàng Forrest khờ khạo vừa cầm trong tay mảnh bằng tốt nghiệp, chưa biết nghĩ gì về tương lai đã thấy mình trở thành tân binh đang chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Quân đội Mỹ cần gì ở đứa trẻ lớn xác này? Một chiến sỹ?! Không hề. Ngay khi Forrest vừa lập bập tự giới thiệu “Xin chào, tôi là Forrest Gump”, đúng bài bản anh chàng đã từng thực hiện rất thành công trong lần đầu tiên đi lên xe người lạ. Đáp lại, viên lái xe quân đội lập tức quạt thẳng vào mặt Forrest: “Tao không cần biết mày là thằng quái nào. Mày có nhanh lên không. Giờ mày ở trong quân đội rồi đấy”.
Rõ ràng, quân đội Mỹ không cần một con người Forrest cụ thể mà cần một động vật biết cầm súng và tuân theo mệnh lệnh chỉ huy. Vì lẽ đó, Forrest đặc biệt thích hợp với quân đội. Quá đần độn để có chủ kiến riêng, Forrest Gump đơn giản là răm rắp tuân theo lời cấp trên sai bảo, tựa như một cỗ máy, một con rô bốt tuân thủ mọi mệnh lệnh từ trên truyền xuống, không thắc mắc.
Đời binh nghiệp giúp Forrest gặp BubBa – một phiên bản” Forrest Gump” da đen bớt đần độn hơn. Qua ấn tượng của Forrest, ta có thể thấy BubBa là một ngư dân khù khờ, cả cuộc đời gắn chặt với thuyền bắt tôm, chẳng biết gì hơn những con tôm và những món ăn làm từ tôm. Thông minh hơn Forrest, trong những phút cuối cùng của cuộc đời mình, BubBa biết đặt câu hỏi, chất vấn cái bản chất thật sự của cuộc chiến mà nước Mỹ đã đẩy anh ta vào: “Tại sao chuyện này lại xảy ra?”.
Đáng lẽ, BubBa phải ở trên cái thuyền câu tôm của anh ta, hạnh phúc lái tàu đi ra biển bắt tôm, ăn toàn các món từ tôm, sống và chết như mọi ngư dân thông thường khác. Nhưng BubBa cùng rất nhiều thanh niên Mỹ khác đã để tuổi trẻ của mình ra trước họng súng, đổ máu và chết trên một đất nước xa lạ trong khi vẫn tự hỏi “Tại sao chuyện này lại xảy ra?”. Trên phông nền của chiến trường mịt mù lửa khói và một nhóm tàn quân đang quằn quại vì những vết thương, gương mặt đờ đẫn mệt mỏi và câu nói cuối cùng của BubBa “Tôi muốn về nhà” đã thành công hoàn toàn trong việc lột bỏ lớp mặt nạ chính nghĩa đã đậy lên trên cuộc chiến tranh vô nghĩa này quá lâu.
Sự phi nghĩa của chiến tranh càng được nhấn đậm hơn khi xếp đặt hai nhân vật Forrest Gump và trung úy Dan song song nhau. Khác với Forrest và BubBa, trung úy Dan tham gia cuộc chiến với mục đích rõ ràng. Anh ta muốn tìm kiếm vinh quang từ trận chiến. Dan tin rằng định mệnh của anh ta hoặc trở thành anh hùng hoặc là tử sỹ (theo đúng truyền thống gia đình). Tuy nhiên, vì có Forrest Gump can thiệp, cả hai mục tiêu trên đều không được thực hiện.
Dan Taylor trở về Mỹ để thấy mình thành phế binh, vô dụng, sống vất vưởng và chứng kiến chính phủ Mỹ trao huy chương danh dự cho một – thằng – hề như Forrest Gump. Cuộc chạm trán giữa hai con người này trên lối đi dành cho khách đến trả lời phỏng vấn trên truyền hình, đặc biệt là khi chiếc xe lăn của trung úy Dan mất kiểm soát, trượt dài trên đường dốc đã làm tăng thêm phần cay đắng, mỉa mai cho cuộc chiến tranh mà nước Mỹ đã theo đuổi. Phải chăng Dan Taylor, những cựu chiến binh Mỹ nói riêng và người dân Mỹ đã bị lừa dối và phản bội trong cuộc chiến đó?!
Chúng ta có thể phân tích thêm hình ảnh bi thiết của Dan Taylor khi anh ta cùng Forrest Gump ngồi trong quán bar vào khoảnh khắc đón mừng năm mới. Forrest Gump ngồi cao lênh khênh trên ghế của quầy bar, xung quanh đám đông đang đồng thanh đếm lùi đến phút Giao thừa và hình ảnh cái đầu của trung úy Dan hơi nhô lên một chút khỏi mặt bàn quầy, trầm mặc, câm lặng, lọt thỏm trong biển người lành lặn, đủ đầy chân tay.
Số phận của Dan Taylor chính là thứ vinh dự mà nước Mỹ nhận được từ tham vọng bá quyền của mình. Thời đại mà Forrest Gump sống đã lùi vào quá khứ, sự kiện Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam chỉ còn là một vấn đề lịch sử. Tuy nhiên, ý nghĩa phản chiến của bộ phim vẫn còn giữ nguyên giá trị. Đối với nước Mỹ, quốc gia siêu cường đến nay vẫn liên tục có những can thiệp chính trị và quân sự vào một số quốc gia, cuộc chiến tại Việt Nam vẫn là một bài học cần ôn lại nhiều lần. Đối với nhân loại, mỗi người đều cần được biết đến sự tàn nhẫn của chiến tranh và sự quý giá vô biên của hòa bình.
Images: Paramount Pictures
why is a picture of a piano solo suite cd the lead-in for this post? … also, you need real picture credits, and this site does not use pictures with frames, so you need to take that collage out … websites like the ones you list above do not create photos and they have no rights to the photos unless they pay for them or give credit … just because another website does not list the photographer or the studio that owns the pictures, doesn’t mean you can do that … by doing so you just appear as lazy, ignorant and irresponsible as they do … you have to do research and find the credits for the pictures you use, or at the very least, you list the studio that owns the film if the images came from the movie, instead of an on-set photographer …
also, how can you list “nuoc my” as a search tag for this post? … your search tags should include keywords from the content of your writing, not some vast general term that could generate a billion different searches … your tags are what show up in search engines, and if you want people to read your work you should put words that will increase the likelihood that somebody interested in your topic will find this post in a search …
this post looks like a long plot explanation, which is not very good writing, but even still, you should include names, events, techniques as tags … the things you write about are your tags …
maximumeskimo said this on January 26, 2010 at 7:30 pm
bài này viết hay quá!chị Phương viết bài này rất mạch lạc và logic!
nhungnguyen71 said this on January 26, 2010 at 11:26 pm
coherent and logical … those are good compliments … traits of a persuasive essay, that’s great.
but isn’t there more to the film than the plot? … are there not specific things about this story that could only be understood as cinema, as opposed to literary fiction, for example?
haven’t hundreds, if not thousands, of articles been written about this film that you might consider mentioning? it would enrich your writing and enlighten your readers …
maximumeskimo said this on January 27, 2010 at 5:31 pm
Để cảm xúc cá nhân và tư duy cố hủ làm chủ để viết lên bài nhận xét này. Cố tình nhấn mạnh 1 khía cạnh tiêu cực và làm mất đi ý nghĩa của bộ phim. Dính những lỗi ngụy biện cơ bản, cố dẫn dắt người đọc theo hướng tiêu cực và sai lầm!
Đáng tiếc! Đáng tiếc cho 1 người có kiến thức nhưng nhận thức quá tệ
Trần Gia said this on January 1, 2017 at 3:38 am