Câu chuyện về Ngô Thanh Nguyên

by Lâm Tùng

Điền Tráng Tráng được coi là một trong những đạo diễn tiêu biểu nhất trong thế hệ thứ năm của điện ảnh Trung Hoa cùng với Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu, những bạn học khóa 1978 của ông tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh.

Với các tác phẩm tiêu biểu như “Kẻ trộm ngựa”, “Lam phong tranh” và “Mùa xuân trong thị trấn nhỏ”, phong cách phim của ông được khẳng định với đặc trưng là các đề tài gai góc, được thực hiện giản dị và ý nghĩa sâu sắc. Năm 2004, ông thưc hiện bộ phim “Ngô Thanh Nguyên” dựa trên cuộc đời thực của đại cao thủ cờ vây Ngô Thanh Nguyên, người được coi là kỳ thủ mạnh nhất trong thế kỷ 20 và là một trong ba người mạnh nhất trong lịch sử cờ vây.

Mở đầu phim là cảnh Ngô Thanh Nguyên và vợ mình, Kazuko, họ nói chuyện về bầy khỉ hay phá phách trong vùng. Dàn cảnh gợi ra cảm giác vô cùng bình yên với tiếng chim, tiếng nước chảy, những người thân nói lẫn lộn cả hai thứ tiếng Nhật – Trung, và những tiếng cười.

Ngô Thanh Nguyên sinh năm 1914, là một kỳ thủ người Nhật gốc Hoa còn được biết tới với tên là Go Seigen. Ông học chơi cờ vây từ khi lên 7 và trong một lần, kỳ phổ của ông được gửi đến  Nhật Bản, và thế là cuộc đời của một đại cao thủ đã bắt đầu.

“Ông ấy là 1 trong 3 kỳ thủ mà vẫn sẽ nổi tiếng sau vài trăm năm nữa. Hai người kia là Honinbo Dosaku và Honinbo Shusaku.”

Ngô Thanh Nguyên tranh giải Honinbo* với Honinbo Shusai, một trận đấu kéo dài trong suốt bộ phim và trong thực tế đã kéo dài trong 3 tháng. Trong suốt thời gian đó, bao nhiêu biến động đã đến với ông. Trận đấu được giới báo chí đồn đại là cuộc chiến Trung – Nhật trên thiên bàn** , điều này kích động những người Nhật Bản vốn đã đứng về phía Honinbo cảm thấy bị xúc phạm. Họ liên tiếp nhắm và Ngô Thanh Nguyên, có nhiều lần cửa sổ nhà ông bị một số thanh niên quá khích ném đã đập vỡ. Ông phải chịu đựng dư luận của những người xung quanh trong suốt thời gian này. Thầy của ông, Sogoe Kensaku động viên ông: “Cờ vây không phân ra biên giới.”

Trong cả bộ phim là quá trình của Ngô Thanh Nguyên theo đuổi sự nghiệp chơi cờ của mình. Trong suốt giai đoạn đầy biến động đó của lịch sử nhân loại (thế chiến thứ 2) ông vẫn kiên trì bảo vệ trường dạy cờ mà ông được người thầy quá cố, Sogoe Kensaku trao lại. Ông đã vượt qua bệnh tật, qua hoàn cảnh khốn khó, thậm chí cả động đất và tiếng bom nổ cũng không ngăn được những tiếng đặt quân trên bàn cờ.

Dựa vào cuốn hồi ký Ibun Kaiyu của Ngô Thanh Nguyên, Điền Tráng Tráng đã xây dựng thành công hình ảnh của một người chơi cờ vĩ đại. Một truyền kỳ vẫn còn được truyền tụng trong lịch sử Cờ vây.

Thông tin bộ phim:

Tựa tiếng Anh: The Go master

Tựa tiếng Việt: Ngô Thanh Nguyên

Năm sản xuất 2005

Đạo diễn Điền Tráng Tráng

Diễn viên:

Trương Chấn

Akira Emoto

Ayumi Ito

* Honinbo là giải đấu lâu đời và lớn nhất của Cờ vây Nhật Bản

** Bàn cờ vây có 19 hàng dọc và 19 hàng ngang tạo thành 361 điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch nên còn được gọi là thiên bàn. Trên bàn cờ chia ra thành 8 sao tượng trưng cho tám hướng và 1 sao ở giữa gọi là thiên nguyên.

Ngô Thanh Nguyên nổi tiếng với nước khai cuộc độc đáo của riêng mình ở điểm 3 – 3 và nước thứ 2 đặt ở thiên nguyên.

Photo(s) by Fortissmo Film

~ by Lam Tung on January 15, 2010.

5 Responses to “Câu chuyện về Ngô Thanh Nguyên”

  1. comment cho bai cua chi dau huh, Tung ca vang?

  2. em, em, có phải cái phim này nói về nhân vật Saio trong truyện tranh “Kì thủ cờ vây” hok dzậy???

  3. @ anhvth2011: Comment bài của chị em vẫn đang viết. Nhân vật Sai trong Kỳ thủ cờ vây là hư cấu thôi. Trong truyện có nói đến ông ấy chơi cờ thay cho Honinbo Shusaku. Còn Ngô Thanh Nguên thì hiện giờ vẫn còn sống (95 tuổi rồi!).
    Ngô Thanh Nguyên cũng được gọi là Honinbo Shusaku tái thế. Và trận đặc sắc nhất là trận ông ấy đánh với Honinbo Shusai, kéo dài 3 tháng, chơi thực 14 ngày. Hồi đó Honinbo Shusai là nhân vật lớn trong làng cờ nên ông được ưu tiên có thể dừng trận đấu bất cứ lúc nào. THế nên khi Thanh Nguyên đi 1 nước đi khó, Shusai nghĩ không ra thì có thể dừng trận đấu và về nhà bày thế với học trò.
    Cuối cùng Ngô Thanh Nguyên thua. Nước đi mà Shusai phá thế cờ của Thanh Nguyên được gọi là “nước đi thần thánh”. Nhưng có rất nhiều tin đồn và tranh cái liên quan đến nước đi này. Nhiều người nói rằng nước đi này không phải của Shusai mà là của một học trò của Shusai, Maeda Nobuaki, nghĩ ra.
    Tuy thua nhưng xét cho cùng lúc đó Thanh Nguyên không phải đấu với một mình Shusai mà là đấu với cả viện cờ Honinbo.

  4. it’s inspiring to see an interest in contemporary japanese cinema

  5. @Cá vàng: ừm, vậy Maeda Nobuaki có thể chính là nguyên mẫu của Sai hử ^”^

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: