To Kill A Mocking Bird: 2

by Hồng Ánh

Năm 1962, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng To Kill A Mockingbird của nữ nhà văn Harper Lee đã được đạo diễn Robert Mulligan đưa lên màn ảnh rộng. Bộ phim (cùng tên) ngay lập tức nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của cả công chúng lẫn giới chuyên môn – với 3 giải Oscar năm 1963 (hạng mục: nam diễn viên chính, kịch bản chuyển thể và thiết kế mĩ thuật xuất sắc nhất) cùng nhiều giải thưởng lớn khác. Tuy nhiên, nếu như không có hào quang của cuốn tiểu thuyết, liệu bản thân bộ phim có thể thành công đến như vậy hay không?

Đối với điện ảnh, việc tạo dựng không khí rất quan trọng: nó tác động trực tiếp đến cảm xúc của người xem. Thông qua nghệ thuật dàn cảnh, chiếu sáng, chọn góc máy, cỡ cảnh, âm thanh.v.v… cũng như diễn xuất của diễn viên, đạo diễn có thể khiến cảnh phim trở nên bí hiểm, căng thẳng, sợ hãi hay vui tươi, sảng khoái. Ở phần đầu của To Kill A Mockingbird, Robert Mulligan đã làm rất tốt điều này, và khán giả như được hòa vào cùng thế giới trong sáng, ngộ nghĩnh, đầy những trò nghịch ngợm hồn nhiên của lũ trẻ.

Thế giới hồn nhiên của Scout và Jem

Tuy nhiên, ở những trường đoạn diễn tả sự căng thẳng, hồi hộp, lo âu (khi lũ trẻ “thám hiểm” ngôi nhà của Boo, phiên tòa xử Tom Robinson, Bob Edwell hãm hại hai anh em Scout trong rừng), Robert Mulligan lại tỏ ra lúng túng. Thậm chí trong đoạn lũ trẻ “thám hiểm” nhà Boo, lẽ ra để tạo sự hồi hộp, tác giả nên khuếch đại các tiếng động trên nền của sự im lặng tuyệt đối, thì ở đây ông lại sử dụng âm nhạc, và âm nhạc đó chẳng những lấn át các tiếng động (có thể khiến khán giả thót tim) mà bản thân nó còn không hề liên quan đến không khí chung của cảnh phim.

Một trong những lí do khiến cho các trường đoạn quan trọng thiếu không khí còn là vì Robert Mulligan chưa chuẩn bị chu đáo cho sự mở đầu, phát triển đến cao trào và kết thúc của chúng. Trường đoạn phiên tòa xử Tom Robinson cho thấy rất rõ điều đó. Phiên tòa này thể hiện đỉnh điểm xung đột giữa một bên là sự phân biệt chủng tộc nặng nề khiến bồi thẩm đoàn gồm những người da trắng sẵn sàng đẩy một người da đen vào chỗ chết – dù biết anh ta vô tội; và một bên là nỗ lực của luật sư Atticus nhằm chống lại điều đó. Nó cũng là biến cố lớn nhất tác động đến nội tâm nhân vật Scout. Tuy nhiên, trước khi phiên tòa diễn ra, đạo diễn đã không có các chi tiết (được cụ thể hóa bằng hình ảnh) đủ nặng để khắc họa sự phân biệt chủng tộc trong thị trấn sâu sắc như thế nào, vụ án của Tom Robinson tuyệt vọng ra sao, những điều đó có tác động gì đến suy nghĩ, tình cảm của Scout.v.v… Chính vì vậy, tầm quan trọng của phiên tòa xử Tom Robinson đã không được biểu hiện ở đúng mức của nó. Chiến thắng hay thất bại của Atticus trong phiên tòa này, cũng vì vậy, không đủ sức để tác động mạnh mẽ đến Scout.

Vụ án tuyệt vọng của Tom Robinson

To Kill A Mockingbird nhận được giải thưởng Oscar dành cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Khi so sánh tiểu thuyết và phim, người xem cũng nhận thấy nhà biên kịch Horton Foote đã cắt gọt khá nhiều chi tiết, nhân vật rườm rà để có thể tập trung vào hai tuyến truyện chính. Tuy nhiên, dường như có đôi chỗ Horton chưa đủ mạnh tay để cắt gọt cho sạch sẽ, và đôi chỗ ông lại hơi quá đà khi lia con dao của mình. Trong truyện của Harper Lee, tất cả các nhân vật đều có câu chuyện riêng, điều đó khiến họ “có da có thịt”, sống động và không thể cắt bỏ. Khi chuyển thể kịch bản, Horton đã cắt các câu chuyện phụ ấy đi, khiến các nhân vật phụ chỉ còn là nhân vật chức năng. Trong trường hợp này, nếu nhân vật nào không đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện hoặc đóng vai trò thứ yếu, có thể thay thế bằng một nhân vật khác đã có sẵn (nói cách khác: nếu nhân vật không có chức năng), thì tốt nhất là nhà biên kịch nên loại anh/cô ta ra khỏi kịch bản của mình. Đó là trường hợp của các nhân vật: Dill (có thể chỉ cần tập trung vào hình ảnh của Scout và Jem là đủ), bà lão khó tính và cô Maudie (không có chức năng thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện). Trái lại, mối quan hệ giữa gia đình Atticus và gia đình Cunningham lại nên được khắc họa sâu hơn, để trong cảnh đối đầu căng thẳng giữa Atticus (bảo vệ Tom Robinson) và đám người trong thị trấn (muốn giết Tom Robinson trước khi xét xử), tiếng nói hòa giải của Scout có trọng lượng và có sức thuyết phục hơn.

Cảnh đối đầu căng thẳng giữa Atticus và người trong thị trấn

Nói tóm lại, việc chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh là một câu chuyện dài và phức tạp, trong đó nhà làm phim có thể lựa chọn hoặc là trung thành với nguyên tác, hoặc là không. Tuy nhiên, dù lựa chọn cách nào thì nhà làm phim vẫn phải khẳng định vai trò của mình thông qua việc sử dụng các yếu tố thuộc về ngôn ngữ điện ảnh (dàn cảnh, quay, dựng,…) để kể lại câu chuyện mà mọi người đã biết theo một cách riêng. Đối với các tác phẩm văn học đồ sộ, việc chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh càng khó khăn hơn, vì nhà làm phim còn phải tỉnh táo để không bị “ngợp” giữa các chi tiết, sự kiện, nhân vật, tâm trạng…, để có thể rút ra từ đó chỉ một (vài) hạt nhân cốt lõi phục vụ cho câu chuyện của mình. Khả năng tiết chế ở nhà làm phim chuyển thể, vì vậy, rất quan trọng. To Kill A Mockingbird không phải một bộ phim tồi, nhưng rõ ràng nếu xét về khía cạnh loại hình, bộ phim (như là một tác phẩm điện ảnh) đã không đạt được tầm vóc mà cuốn sách (như là một tác phẩm văn học) đã đạt được.

pics by tuoitre.com.vn, media.nowpublic.net, sheboyganfalls.k12.wi.us

To Kill A Mocking Bird: 1

~ by anhvth2011 on January 10, 2010.

2 Responses to “To Kill A Mocking Bird: 2”

  1. chi post dc roi, congratulation chi. Em chua co thoi gian doc ki, ngay mai se doc roi comment han hoi nha :P

  2. try to avoid repeating the same picture in the heading … this post has two identical images, but the second one is at the end so it’s not so bad … part one and part two should have different images that are the same size …

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: