3-Iron

3 Iron

by Nguyễn Như Quỳnh

Bộ phim không dài, chỉ gần 90 phút, khuôn hình đẹp, nhẹ nhàng và có phần mờ ảo, nếu những gì mạnh mẽ, gây tiếng ồn và sự chú ý chính là tiếng đánh golf, sức mạnh từ chiếc gậy golf từ hai người đàn ông trong phim. Tình yêu đến tình cờ. “3 Iron”, mang đậm chất phong cách của đạo diễn Kim khi nói về các mối quan hệ cuả con người và tình yêu. Không hiểu sao, khi xem phim của đạo diễn tài năng Hàn Quốc này tôi luôn thấy rõ sự tính toán khôn ngoan đến từng chi tiết, từng mối dựng, từng khuôn hình trong phim, tôi gọi đó là tính hình thức thể hiện trong phim của ông.


Câu chuyện rất rõ ràng và chặt chẽ. Một thanh niên, lang thang khắp thành phố và đi đến những căn nhà mà chủ nhà đi vắng hoặc không có ai ở. Anh ta vào như chính những người chủ. Tự nhiên và thoải mái. Anh ta sửa chữa đồ vật sai, hỏng. Anh ta giặt quần áo. Anh ta ăn uống. Ngủ như bình thường và anh ta ra đi như từng bước vào. Chuyện đó không thể có thật, dù cuộc sống phong phú và đa dạng đến mấy. Nhưng Kim đã sử dụng triệt để sức mạnh của điện ảnh, đem điều không thể ấy thành một câu chuyện bằng hình trên màn ảnh và khán giả mong đợi từ sự lý thú ấy.

Theo  từ điển bách khoa toàn thư: “ chủ nghĩa hình thức là phương pháp nghệ thuật dựa trên sự tuyệt đối hóa, mĩ học hóa của trong nghệ thuật, đối lập với chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hình thức xuất phát từ luận đề cho rằng, hoạt động nghệ thuật không phục tùng sự kiểm tra của lý tính, từ cách hiểu duy tâm về khoái cảm thẩm mỹ, coi khoải cảm thẩm mỹ là là cái không rằng buộc vời các tư tưởng xã hôi, từ các lợi ích cơ bản của đời sống xã hội, bởi lý tưởng thẩm mỹ, và lý tưởng xã hội.”

Thoát khỏi những quan niệm thong thường, Kim xây dựng nhân vật trong phim như một câu chuyện cổ tích  để nói lên khát vọng, ước mơ của con ngừoi, cụ thể của hai nhân vật chính, chàng trai và người phụ nữ kia. Hai nhân vật im lặng, và im lặng, họ giao tiếp với nhau bởi sự đồng cảm, chia sẻ, bởi ánh mắt và sự yêu thương. Ở phim, ai lên tiếng, ai thoại? Cảnh sát, người chồng bạo lực, các nhân vật phụ. Họ phải nói. Phải thốt ra những suy nghĩ của họ. Còn hai nhân vật chính, họ xuất hiện, làm tròn những vai diễn của mình bằng sự im lặng, sự im lặng tuyệt đối. Riêng nhân vật nữ, chúng ta thấy tiếng thét duy nhất khi cô nghe điện thoại của chồng cô gọi về. au đó, là sự im lặng, có lúc đau khổ, chờ đợi nhưng có lúc hạnh phúc khi cô và chàng trai gặp nhau ở nhà mình khi chàng trai làm tàng hình  trước mặt chồng cô.

Người phụ nữ bên cạnh chồng hầu như tuyệt giao với người đàn ông bên cạnh. Người phụ nữ tự nhiên bước lên xe chàng trai khi quyết tâm bỏ nhà ra đi. Người phụ nữ chủ động tìm đến chàng trai. Người phụ nữ đặt bàn chân mình lên bàn chân chàng trai khi ngồi ở ngôi nhà cổ, gối đỏ. Người phụ nữ hồi tưởng  nơi họ đã đến và đến đó ngủ một giấc và mơ về hạnh phúc. Thoát khỏi những rằng buộc xã hội thông thường, tác giả khiến cho chúng ta những cảm giác mạnh mẽ về sự đấu tranh trong chính mỗi cá nhân, mỗi nhân vật để được sống là chình mình, để được khẳng định.

Bạo lực, cái chết, và máu, những thứ không thể thiếu trong phim của đạo diễn Kim. Cái chết của ông già trong khu chung cư cũ kỹ khi con cái đi vắng, hai người bước vào, họ thanh thản làm mọi việc chôn cất ông. Tự nhiên và kỳ lạ. Máu lênh láng. Bạo lực khi tên trông coi nhà tù ngày nào cũng rình rập xem anh có làm trò gì không, và mỗi lần bước ra, là những trận đòn. Khi chồng cô gái đánh đập cô, và cả sự áp chế về tinh thần. Khi anh ta vô tình đánh golf vào một cô gái trên đường, đầu chảy đầy máu.

Từ những sự tự nhiên, tưởng như có lý ấy chúng ta đang bị cuốn theo bởi sự tính toán và áp đặt của đạo diễn Kim với các nhân vật và câu chuyện của mình. Một cái kết có hậu, một câu chuyện với nhiều người là ngây ngất, là xúc động, thì với tôi, chủ nghĩa hình thức trong phim của Kim đã khiến cho tôi với tư cách một người xem bị bó buộc trong câu chuyện của anh, của một cái nhìn tưởng như được cởi bỏ nhưng lại khép kín, tưởng như sâu sắc từ cuộc sống nhưng đó chỉ là một thứ ý thức đầy khát vọng, nó luôn ở tiềm thức cuả con người.

Và “ 3 Iron” là câu chuyện của Kim với cách nhìn độc đáo, kể chuyện thú vị của anh dành cho khán giả và một nhân vật đáng yêu như tên trộm kia cũng là sự giải thoát cho người xem một cách nhìn khác về hiện thực và cuộc sống. Một tên trộm như thế, ở một xã hội hiện đại như thế. Hơn những người khác, hắn có tình yêu, có sức mạnh, hắn đại diện cho một kiểu anh hùng và người đẹp bị đau khổ, bị bạo hành. Câu chuyện đó trở thành một ước mơ của rất nhiều người  bởi những nét vui lấp lóa đâu đó ở từng chi tiết khi có ai đó vào nhà mình dọn dẹp mọi thứ, dùng đồ của mình đến khi hắn bước ra, mọi thứ vẫn như cũ thậm chí còn sạch hơn, được sửa chữa tốt hơn. Và có người đàn bà đẹp nào trong hoàn cảnh đó lại không yêu một người đàn ông đơn giản và bản năng như thế!

Thông tin bộ phim:

Đạo diễn: Kim Ki Duk

Sản xuất: Hãng Kim Ki Kuk Film, Cineclick Asia

Kịch bản: Kim Ki Duk

Diễn viên chính: Jae Hee, Lee Seung Yeon

Phát hành: Big Blue Film

Công chiếu: 2004 tại Hàn Quốc.

Ảnh: Big Blue Film

~ by quynh12281 on May 25, 2009.

4 Responses to “3-Iron”

  1. image credit?

  2. Yes, thank you very much,

  3. có những người đàn bà sẽ không yêu những người đàn ông bản năng như thế, chỉ vì họ không được đẹp, :D,

  4. tớ thì thấy bất cứ ngừoi đàn bà nào cũng đẹp,

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: