Công việc đạo diễn

s63025421

by Hoa Huyền

Bài viết sửa từ  bài Điểm công việc đạo diễn từ quá trình làm phim “CD Mùa Hạ”

Bộ phim ngắn “CD Mùa Hạ” đã hoàn thành và công chiếu tại Rạp Cinematheque trong niềm vui chung của cả lớp K4 – Dự án Điện ảnh Quỹ Ford. Bộ phim dài 10 phút này chứa đựng niềm say mê, sự hứng khởi và cả những giọt nước mắt buồn vui lẫn lộn. Ảnh: Anh Charlie Nguyễn, hai diễn viên chính và Tổ đạo diễn trong buổi công chiếu bộ phim ngắn: “CD Mùa Hạ”, 29/4/2009


Góp phần vào thành công chung của bộ phim, không thể phủ nhận sự tâm huyết cũng như vai trò của các tổ trong cả đoàn, đặc biệt là tổ đạo diễn – một vị trí quan trọng trong ekip làm phim. Với sự nhìn nhận còn mang tính chủ quan, tôi xin điểm lại công việc của đạo diễn từ góc độ là một trong bốn đạo diễn bộ phim.

* Giai đoạn chuẩn bị:

Giai đoạn này, vai trò đạo diễn vô cùng quan trọng bởi đây là thời điểm định hình khuynh hướng nghệ thuật cho bộ phim. Do kiêm nhiệm nhiều vị trí, do thời gian hạn hẹp và cũng do cả bốn đạo diễn chưa hề có kinh nghiệm nên việc định hình khuynh hướng nghệ thuật cho bộ phim đã bị bỏ ngỏ, không ai quan tâm đến. Người thì lo liên lạc tìm diễn viên, người lo tìm âm thanh, âm nhạc, người lo học kỹ thuật dựng phim… Thật hú vía khi Anh Chalie Nguyễn – Cố vấn đoàn làm phim hỏi thăm Tổ đạo diễn đã định hình khuynh hướng nghệ thuật cho bộ phim chưa. Một câu hỏi nhỏ không lời đáp.

Khi nhận kịch bản từ Tổ Biên kịch, Tổ đạo diễn và các tổ khác tập trung góp ý để thống nhất kịch bản. Nhiều ý kiến đưa ra hợp lý và được Tổ biên kịch chỉnh sửa nhanh chóng, nhất là việc thống nhất cách xưng hô cho nhân vật, không thể ở đầu phim xưng “cậu, tớ”, giữa phim xưng “tớ, đằng ấy” và cuối phim xưng “bạn, tớ” được. Thứ hai, về lời thoại, thống nhất ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, tự nhiên và gần gũi. Mặt khác, thống nhất bỏ những chi tiết thừa, nhấn mạnh những chi tiết, hình ảnh xuyên suốt toàn phim để tạo nên một ý nghĩa nhất định trong phim.

Sau khi thống nhất kịch bản, Tổ đạo diễn bắt đầu lên Kịch bản phân cảnh. Với phim ngắn “CD Mùa Hạ” từng phần của kịch bản được chúng tôi chia phần cho từng đạo diễn. Những khái niệm mới như Beat, Shot trở nên quen thuộc với mỗi thành viên nhờ sự hướng dẫn tận tình của anh Chalie Nguyễn. Trong kịch bản phân cảnh, từng đoạn chia ra từng beat khác nhau. Mỗi một beat phải là một hành động, không phải là một trạng thái tâm lý. Buổi làm việc đầu tiên, các đạo diễn lớ ngớ dùng toàn tính từ để thể hiện beat và nhớ nhầm beat và shot với nhau. Nhớ kỷ niệm vui cho ngày đầu làm đạo diễn, do lẫn lộn và không phân biệt ngay được những khái niệm mới, tôi đã luôn miệng gọi những khái niệm “Bít, bít, sót sót” trong giấc ngủ của mình. Đến nỗi, cô bạn cùng phòng phải gọi dậy vì ngỡ tôi gặp phải ác mộng nên kêu gào “xót, xót”.

Và khi kịch bản phân cảnh được hoàn chỉnh, việc tổ chức, khảo sát địa điểm quay được triển khai, người đạo diễn lúc này phải đi khảo sát để hình dung bối cảnh bộ phim, phục vụ cho giai đoạn kế tiếp. Lúc này, Tổ Sản xuất đã tìm được địa điểm chính thức để quay cho bộ phim. Có một khó khăn cho Tổ đạo diễn chúng tôi, đó là bước đầu đạo diễn đi khảo sát là một cửa hàng thích hợp với ý đồ nghệ thuật của bộ phim và việc hình dung góc máy, cú máy đã được định sẵn trong đầu đạo diễn. Nhưng khi gần đến ngày bấm máy thì phải chuyển bối cảnh đã chọn sang một địa điểm khác. Điều này đã khiến những tưởng tượng ban đầu của đạo diễn phải thay đổi. Có nhiều ý tưởng có thể bị mất đi do cảnh trí không thể thực hiện nhưng bù vào đó với bối cảnh mới cũng có những cảm hứng mới nảy sinh.

s63023461

Ảnh: Từ bối cảnh, đạo diễn chọn lựa góc máy quay và chụp lại để vẽ Storyboard
Hình ảnh này không khác mấy so với với hình ảnh trong phim.

s63023431

Ảnh: Hỉnh dung cận cảnh bàn tay cô bé gói đĩa CD – Một trong những hình ảnh nhấn của bộ phim

s6302359

Ảnh: Hình dung hình ảnh cậu bé nhìn lén cô bé ăn cơm

* Giai đoạn Quay phim

Giai đoạn này, công việc chính của đạo diễn là việc chỉ đạo diễn xuất cho các diễn viên. Ghi nhớ lời anh Chalie Nguyễn là không dùng tính từ khi chỉ đạo diễn xuất, các đạo diễn đã cố gắng dùng những từ chỉ hành động để chỉ cho diễn viên diễn đạt hiệu quả cao. Với những cảnh quay cần diễn viên diễn xuất như thật, không cần thiết chỉ họ phải diễn thế này thế khác. Ví dụ diễn tới cảnh Cô bé tới nhà cậu bé thì được tin rằng cậu đã mất, thay vì ra lệnh: Em khóc to lên, thì cách tốt nhất là đạo diễn sử dụng những từ chỉ hành động để họ biểu lộ tâm trạng như thật, ví dụ: Hãy hình dung một người thân của em vừa bị tai nạn. Cách thể hiện tâm trạng bằng nội tâm luôn thu hút khán giả nhiều hơn là diễn xuất bằng hình thể. Khi diễn viên diễn chưa đạt, đạo diễn không nên đánh giá hiệu quả diễn xuất của họ như: Em diễn chưa đạt, em diễn kịch quá… mà nhẹ nhàng chỉ đạo bằng những từ chỉ hành động chính xác để họ diễn lại và đạt kết quả tốt.

s6302531

Ảnh: Đạo diễn và diễn viên tình cảm như chị em một nhà

Song song đó, đạo diễn cũng là người chịu trách nhiệm chọn vị trí đặt máy quay, khung cảnh, cú máy để bộ phận quay phim thực hiện. Đạo diễn sẽ làm việc hiệu quả và nhanh chóng nếu đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn này. Từ kịch bản phân cảnh, sau khi đi khảo sát địa điểm, đạo diễn ngồi cùng họa sỹ để hoàn thành một công việc quan trọng nữa là vẽ Storyboard. Mỗi cảnh quay có tổng thời gian thực hiện trung bình là 20/phút, với bản Storyboard trong tay, vị trí đặt máy, các cú máy sẽ được triển khai thực hiện nhanh chóng. Lúc ấy, đạo diễn chỉ cần kiểm tra một lần và số thời gian còn lại là chăm sóc, chỉ đạo diễn xuất cho diễn viên. Tất cả các cảnh quay, nếu thực hiện đầy đủ theo bản vẽ đã phác họa, sẽ không còn là điều lo ngại cho công đoạn dựng phim, bởi lẽ, đó chính là mạch phim đang chạy trong đầu người đạo diễn. Và chắc chắn, đạo diễn sẽ không phải vác máy đi quay vì thiếu shot bao giờ.

s6302380

Ảnh: Đạo diễn kiểm tra khuôn hình và vị trí máy quay.

s6302418

Ảnh: Đạo diễn chỉ đạo cách diễn xuất cho diễn viên.

Mặt khác, cùng với giám đốc/quản lý hình ảnh, đạo diễn lo việc chọn ánh sáng cho khung cảnh phù hợp với ý đồ nghệ thuật cả bộ phim. Nhớ trong cảnh quay đầu bộ phim “CD Mùa Hạ”, ý đồ của đạo diễn là phải thiết kế ánh sáng có độ tương phản để xây dựng lên được hình ảnh nhân vật tồn tại hai mặt tâm lý trái ngược. Sau khi bàn bạc với bộ phận hình ảnh và bộ phận ánh sáng, công việc tạo ánh sáng tương phản được thực hiện ngay, gương mặt của nhân vật cậu bé được chia làm 2 phần: Tối và sáng. Sẽ rất mất thời gian nếu đạo diễn lúc ấy mới vò đầu bứt tai suy nghĩ xem ánh sáng nào mới phù hợp cho cảnh sắp quay. Việc chọn lựa ánh sáng phù hợp cũng phải được chuẩn bị từ trước ngay trong bản vẽ phác hoạ từng cảnh quay.

Cùng với trợ lý của mình, đạo diễn cũng là người đảm bảo thời gian quay cho đúng lịch trình đã định sẵn và tham gia tất cả những hoạt động khác như chỉ đạo nghệ thuật, kĩ thuật cho bộ phim và nhất là quản lí ê-kíp làm phim.

Ở cả giai đoạn, nếu đạo diễn chưa chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án thực thi sẽ gặp những tình huống không ngờ do bối cảnh phát sinh ý tưởng mới, hoặc do phương án chuẩn bị không thể thực hiện được. Lúc này, sẽ có những ý kiến đưa ra từ những vị trí khác khiến đạo diễn hoang mang và thay đổi như chong chóng quyết định của mình. Đối với những ý kiến hợp lý, đạo diễn nên lắng nghe và xem trọng, nhưng cần phải có quyết định cuối cùng nhanh chóng để cả đoàn bắt tay làm việc ngay. Đối với những ý kiến trái luồng, không hợp lý, kinh nghiệm của riêng tôi lúc này là giữ vững lập trường, kiên định với chính kiến của mình (tất nhiên chính kiến này đã được đào sâu suy nghĩ từ trước), để có những thước phim đúng ý đồ nghệ thuật và tôn trọng nội dung kịch bản.

* Giai đoạn Hậu kì

Giai đoạn này, đạo diễn có nhiệm vụ giám sát dựng phim cho đúng ý đồ bộ phim. Nếu coi việc viết kịch bản phân cảnh là công đoạn tự do bay bổng sáng tạo thì công đoạn dựng phim lại là một lần sáng tạo mới. Đạo diễn cùng bộ phận dựng gọt giũa lại những tư liệu đã có để sáng tạo ra một công trình mới. Có lẽ, công đoạn này cho chúng tôi cái nhìn tổng kết những công việc mình đã làm một cách rõ ràng nhất. Thừa cảnh hay thiếu cảnh, các cú máy, các góc quay có hợp lý không trong quá trình quay phim đều được biết khi dựng. Lúc này, đạo diễn phải nhanh chóng lên kế hoạch quay bổ sung những cảnh quay trái trục hoặc thiếu, hoặc không đạt về mặt kỹ thuật, để đảm bảo tiến độ làm việc cả đoàn cũng như đảm bảo chất lượng bộ phim.

Việc chọn lựa âm nhạc cho phim cũng là công việc rất quan trọng bởi hiệu quả âm nhạc đi qua thính giác khán giả chiếm 50% thành công của bộ phim. Đạo diễn có nhiệm vụ tự lựa chọn hoặc chỉ đạo cho bộ phận âm thanh, âm nhạc lựa chọn âm nhạc cho phù hợp với ý đồ nghệ thuật của bộ phim.

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn cuối cùng này chính là sự chuẩn bị chu đáo, lên nhiều phương án để thực hiện khi có các sự cố xảy ra. Đáng tiếc bộ phim của chúng tôi khi công chiếu không gặt hái được kết quả như mong đợi.  Có những nụ cười buồn, có những giọt nước mắt  chực tuôn vì công sức cả đoàn bỏ ra mà cuối cùng vì lý do kỹ thuật đã bị nhảy tiếng. Tôi không nghĩ đó là kết quả tồi, đó cũng chính là một trong những bài học kinh nghiệm cho chúng tôi trên bước đường đi cùng điện ảnh. Tôi không buồn vì vốn dĩ quan niệm cá nhân tôi không quá đề cao kết quả, điều quan trọng nhất là cả quá trình thực hiện mình đã làm như thế nào và đúc kết được điều gì. “CD Mùa Hạ” đã đem đến cho chúng tôi những kinh nghiệm đầu tay, những hiểu biết ban sơ về quá trình làm phim trong 10 ngày vất vả thực hiện.

“CD Mùa Hạ” – Chỉ là bộ phim ngắn đầu tay, là bài tập chung của cả lớp. Có thể ai đó sẽ từ bỏ hẳn ý định trở thành đạo diễn, có thể ai đó vẫn nuôi ý định làm phim. Nhưng ai dám nói rằng bộ phim ngắn này không khơi dậy những ước mơ, niềm hứng khởi với điện ảnh của các học viên K4?./.

~ by hoahuyen on May 4, 2009.

17 Responses to “Công việc đạo diễn”

  1. Cảm ơn bạn Hoahuyen rối rít1!!

  2. Eo ui, lại bị lỗi kỹ thuật rùi. Ai mang nickname đáng iu là Phóng sinh soát lỗi chính tả và sửa lỗi font cho em mí… Đa tạ Huynh đà, hà hà hà…

  3. hi hi chị Hoà mà gọi là anh “Phóng sinh” thì hem được anh sửa lỗi đâu…;)

  4. Cảm ơn gì vậy bà Bum?
    @ Em Thanh: Hihi… Thi xem tay ai ăn hình đê…

  5. ờ, chỉ có 2 lỗi chính tả,

    gọt rũa – giũa
    những giọt nước mắt trực tuôn – chực

    format thì vào IE mới sửa được, :),
    ờ, tớ là Phong Sinh, :),

  6. khi up ảnh cần chọn mục None để chữ rơi xuống dưới, không nối liền vào ảnh,

  7. Đã sửa lỗi chính tả. Cám ơn Huynh đà nhiều ạ!

  8. “huynh đà” là cái gì?

  9. kỷ niệm đáng yêu của K4,

  10. Hay là từ ghép của Huynh và Kỳ đà? Em không chắc lắm :D.

  11. Mình thò được một chút mặt vào :)),

  12. Haha, chết cười với cái Tú… thò được 2 chút mặt chớ…:P

    @ Đại ca Phongsinh: Ngày nhỏ em xem phim chưởng, thấy người ta gọi Huynh, Huynh đà… nên, chẹp… gọi cho oai.

    Hị hị…

  13. ờ, “Huynh đài” mới đúng,

  14. CDMH khi nào lên tinvan thế k4 ơi?

  15. lan anh oi … when it’s finished it will go up … but it will appear on screen in our new classroom first … K4 is now reorganizing the sound elements for the mix …

  16. Khán giả ơi, bình tĩnh.. Hé hé. Chúng tôi biết lòng hâm mộ của khán giả đã đến độ quá khích, nhưng kính mong khán giả bình tĩnh chờ đợi.

    Chúng tôi sẽ quay lại trong giây lát.

    Đùa tí cho vui, CD Mùa Hạ đang được chỉnh sửa âm thanh và sẽ tái ra mắt vào một ngày gần nhất, Lananhsk ạ!

  17. chúc mừng các bạn K4. Mình vừa xem trên web nhưng mới chỉ post phần 1 thôi ah

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: