Poster phim
by Thu Trang
Không dễ gây ấn tượng như tên phim, không được chú ý nhiều như việc có diễn viên nào tham gia, không hấp dẫn bằng những đoạn trailer quảng cáo, nhưng poster phim vẫn có vị trí quan trọng trong khâu ra rạp của mọi bộ phim.
Poster ghi lại khoảnh khắc phim
Image: United Artists
The Graduate (1967) -The Graduate là một trong những bộ phim khởi đầu của làn sóng Hollywood mới (New Hollywood) do Mike Nichols làm đạo diễn. Poster bộ phim gây ấn tượng bằng bức ảnh cậu thanh niên Benjamin lưỡng lự đứng ngắm nhìn người phụ nữ đang đi đôi vớ. Tuy nhiên người ta chỉ nhìn thấy động tác của người phụ nữ này chứ không hề thấy mặt, poster gợi một sự tò mò thú vị về mối quan hệ tình cảm phức tạp của nhân vật nam chính. Đây là một cảnh được trích từ trong những trường đoạn ấn tượng nhất của “The Graduate” – đó là lúc Benjamin dường như muốn thoát khỏi cuộc sống vô vị không mục đích của một thanh niên mới tốt nghiệp, nhưng lưới tình với người phụ nữ trung niên Robinson không buông tha anh.
Image: Warner Bros Pictures
The Exorcist (1973): Sau hơn 30 năm kể từ ngày ra đời, đến nay “The Exorcist” vẫn luôn dẫn đầu danh sách những bộ phim đáng xem nhất vào dịp lễ Halloween. Là một bộ phim kinh dị với nhiều cảnh rợn tóc gáy nhưng poster của bộ phim lại không hề liên quan gì đến những yếu tố rùng rợn. Poster được thiết kế dựa trên cảnh cha cố đến chữa tà cho cô bé bị quỷ dữ hãm hại, nguồn sáng mạnh phát ra từ ô cửa sổ và cây đèn đường tương phản mạnh với không gian đen xì bao trùm cả poster. Trên nền tương phản đen – trắng ấy là hình ảnh cha cố được chụp từ phía sau gợi một điều bí ẩn. Không cần lấy những hình ảnh rùng rợn mà bằng sự tương phản ánh sáng đến cực đoan, poster của “The Exorcist” khiến người xem tò mò từ cái nhìn đầu tiên.
Image: Dreamworks Pictures
Revolutionary Road (2009): Nếu như ai chưa từng xem bộ phim này sẽ cho rằng poster được làm chỉ quảng cáo hai nhân vật chính của “Revolutionary Road” đồng thời để giới thiệu hai ngôi sao Leonardo DiCaprio và Kate Winslet như một cách quảng cáo phim. Nhưng thực tế tấm poster được trích từ một cảnh quay trong “Revolutionary Road”. Đây là một trong những giây phút hiếm hoi hạnh phúc của đôi vợ chồng April và Frank trong căn phòng bếp. Nhưng có lẽ giây phút này lại là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của chính đôi vợ chồng tưởng như đẹp đẽ nhất khu phố Revolutionary. Khán giả dường như mong chờ một bộ phim lãng mạn về cuộc sống gia đình khi xem poster này, nhưng họ sẽ chứng kiến những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân không dễ gì tìm ra cách giải quyết.
Poster gây ấn tượng
Cho đến thập hết thập niên 60 phong cách vẽ poster quảng cáo phim vẫn còn rất phổ biến. Tuy nhiên thập từ thập niên 70 trở đi poster phim ngoài mục đích giới thiệu một cách tóm tắt nội dung còn là những sản phẩm mang tính sáng tạo cao có thể đứng riêng như một tác phẩm nghệ thuật.
Image: United Artists
Apocalypse Now (1979): Nửa sau thập kỉ 70, ám ảnh chiến tranh Việt Nam vẫn còn quá sâu đậm với người Mỹ, những bộ phim ra đời khoảng thời kỳ này không ít thì nhiều đều đưa vào những vấn đề liên quan đến cuộc chiến. “Apocalypse Now” là một bộ phim nói về cuộc chiến tranh với góc nhìn của những người bại trận nhưng ở mức độ khách quan so với nhiều bộ phim khác có đề tài tương tự. Poster của “Apocalypse Now” gợi hình ảnh đến một miền Viễn Đông xa xôi, đầy bí ẩn với sắc vàng pha đỏ ối của ánh mặt trời ban chiều. Khoảng không gian thoạt nhìn tưởng bình yên đó lại bị xé rách bởi đoàn máy bay trực thăng bay ngang bầu không trung mà nếu không nhìn kĩ bạn sẽ tưởng như những cánh chim trời.
Image: Dreamworks Pictures
American Beauty (1999): Đề cập đến những vấn đề nan giải của gia đình hiện đại, “American Beauty” được đánh giá là bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh Mỹ vào năm 1999. Không giống như những vấn đề gai góc mà bộ phim nói đến, poster của bộ phim mang đến cho khán giả sự thoả mãn về một bố cục đẹp. Hoa hồng và vẻ đẹp hình thể của con người được kết hợp với nhau tạo thành một tấm poster đơn giản nhưng gây ấn tượng ngay ở lần nhìn đầu tiên. Cách viết tên phim, tên diễn viên chính, sự giản lược đến mức tối đa việc giới thiệu về nội dung đã gợi sự tò mò cho khán giả. Vẻ đẹp Mỹ kết hợp với vẻ đẹp hoàn chỉnh của một tấm poster khiến người ta khó lòng mà cưỡng lại phải xem cho bằng được vậy “vẻ đẹp” mà bộ phim nói đến sẽ là gì.
Những poster “song sinh”
Image: Warner Bros Pictures and United Artists
Casablanca (1941) và The Good German (2006): Bộ phim noir “The Good German” của đạo diễn Steven Soderbergh đã lấy cảm hứng từ tấm poster kinh điển “Casablanca”. Cách bê nguyên cả dàn diễn viên lên trên một tấm poster là việc thường thấy ở những poster thời thập niên 40, “The Good German” giống “Casablanca” từ việc sắp xếp vị trí của hai diễn viên chính đến tất cả những diễn viên phụ được vẽ mờ phía sau. Cách bắt chước poster của một bộ phim đã đi vào lịch sử điện ảnh như tác phẩm xuất sắc nhất cũng là một cách để “The Good German” thu hút sự chú ý.
Image: Sony Pictures
When Harry met Sally (1989) và Sleepless in Seattle (1993): Đều là hai phim hài tình cảm lãng mãn của nữ diễn viên Meg Ryan, “When Harry met Sally” và “Sleepless in Seattle” có sự giống nhau đến kì lạ. Có lẽ do hiệu ứng từ thành công của “When Harry met Sally” mà các nhà sản xuất muốn tiếp tục làm “Sleepless in Seattle” có một poster tương tự. Việc thiết kế poster có phần đơn điệu này lại hiệu quả với những bộ phim tình cảm lãng mạn dành cho gia đình.
Image: MGM and Universal Pictures
Love Actually (2003) và Feast of Love (2007): Với những bộ phim có nhiều tuyến nhân vật khác nhau việc phân chia hình ảnh riêng biệt của các diễn viên hoặc các cặp đôi trên poster được làm khá phổ biến. Đơn cử là bộ phim về giáng sinh ăn khách “Love Actually” được sản xuất vào năm 2003. Ưu điểm của cách làm này là giới thiệu được tất những diễn viên tham gia cũng như những mối quan hệ sẽ có trong phim, tuy nhiên vì trở thành “một công thức” đã áp dụng ở nhiều phim nên nó không còn hấp dẫn với khán giả. “Feast of Love” là trường hợp ngược lại, phim có nhiều diễn viên tên tuổi, một kịch bản hấp dẫn nhưng kết quả phòng vé thì chỉ ở mức trung bình.
trang oi … try to be more careful about format … you need to “save as” the text in unicode before you put it into your post … do this first … if you don’t, all the line spacing and format will be confused, like it was before i fixed it … also, make sure pictures are no larger than 300pxl (maximum 320) … and make sure you save them with the “none” setting for alignment … if you don’t “save all changes” after you load them to the server, the html code has default settings that try to guess where you want the pictures … and if your text is not unicode, they appear randomly and out of format for the site … i don’t have time now to fix the pictures (they have to be reloaded with the correct size in order to fix them) … for now just leave everything as it is and keep these points in mind … if you have trouble with the format next time, just make your post “private” (see the upper right-hand corner of the editing page) … and send me an email or ask tuoi, chuyen … ha phuong, for help … this is a very nice post otherwise …
maximumeskimo said this on April 19, 2009 at 10:03 am
also: http://www.mtime.com is not a publisher … the copyright for these movie posters is owned by the studios … you need separate image credits for each image … some of the line spacing for this post is still not stable … but i’ll have to fix it later … try to be more conscientious about format and presentation … it’s a sign of professionalism …
maximumeskimo said this on April 19, 2009 at 10:14 am
finally: you should never repeat images … especially at the beginning … and especially when they’re too big …
maximumeskimo said this on April 19, 2009 at 10:19 am
Thanks for your devotement. I’ll try to avoid making the same mistakes next post.
thutrangnguyen said this on April 19, 2009 at 5:56 pm
“Cho đến thập hết thập niên 60 phong cách vẽ poster quảng cáo phim vẫn còn rất phổ biến. Tuy nhiên thập từ thập niên 70 trở đi poster phim ngoài mục đích…”
phongsinh said this on April 20, 2009 at 9:37 am