Có nên phiên âm tiếng Hoa ra tiếng Việt?
by Hồng Tươi
Những chữ như “Hoa Thịnh Đốn”, “Béc Lanh”, “Nã Phá Luân” đã trở nên quá kỳ khôi với độc giả VN. Nhưng ở thời kỳ đẩy mạnh giao lưu Đông – Tây, độc giả người Việt ở nước ngoài bối rối khi nhìn thấy chữ “Châu Tinh Trì” hay tên phim “Thập diện mai phục”. Còn bạn, bạn có phân biệt được Aaron Kwok, Jacky Cheung, Louis Koo, Andy Lau là ai, dù biết họ là Tứ đại Thiên vương Hong Kong (Four Heavenly Kings) một thời?
Đến đầu thế kỷ 21, truyền thông đại chúng và các ấn phẩm văn hóa đã chấp nhận viết các danh từ riêng của hệ chữ Latin theo đúng nguyên gốc, hoặc theo phiên bản tiếng Anh. Bản online của Nhân dân và Lao động – hai tờ báo có truyền thống viết Indonesia là In-đô-nê-xi-a cũng đã bỏ thói quen cũ. Ngay cả trong báo hình và phát thanh, người dẫn chương trình cũng có ý thức phát âm chuẩn, thay vì bình dân hóa tràn lan như những năm trước đây.
Với các ngôn ngữ không thuộc hệ Latin như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan…, tiếng Anh cũng nghiễm nhiên được coi là chuẩn mực để dịch các danh từ riêng. Mầm mống phiên âm tên các ngôi sao của “Làn sóng Hàn Quốc” qua tiếng Trung rồi tiếng Việt đã bị dập tắt nhanh chóng. Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn, tên tài tử Bae Yong Jun sẽ được dịch là Bùi Dung Tuấn. Bốn mỹ nam đóng phim “Boys over Flowers” nổi tiếng gần đây sẽ được dịch thành Lý Hạo Dân (tức Lee Min Ho), Kim Tuấn (Kim Jun), Kim Hiền Trọng (Kim Hyun Jung) và Kim Phạm (Kim Bum).
Nhưng tiếng Hoa đang là ngoại lệ. Với lịch sử gắn bó hàng nghìn năm giữa hai quốc gia, tiếng Hán xưa từng là ngôn ngữ chính của nước Đại Việt trong nhiều thế kỷ. Cả khi người Việt đã sử dụng chữ Nôm, Hán ngữ vẫn là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôn ngữ Việt. Tên tất cả các tác phẩm nghệ thuật, tên nhân vật, địa danh… của tiếng Trung đều được dịch sang tiếng Việt và giữ nguyên ý nghĩa như tên gốc. Trước đây, điều này không bao giờ phải bàn cãi, bởi các văn bản tiếng Trung đều được dịch từ chính ngôn ngữ này. Hiện nay, độc giả có thể tiếp cận tin tức từ Trung Hoa qua báo chí các ngoại ngữ khác như Anh, Pháp… và phải làm quen với phiên âm Latin của các danh từ riêng.
Ngày 25/3, đạo diễn của phim “Days of Being Wild” tổ chức họp báo ở thủ đô Trung Quốc, giới thiệu bản cắt dựng mới của bộ phim kiếm hiệp từng phát hành năm 1994. Báo chí Việt Nam đưa tin, đạo diễn Vương Gia Vệ cùng các diễn viên Lương Triều Vỹ, Lưu Gia Linh, Dương Thái Ni đã tham dự buổi công chiếu phim “Đông Tà Tây Độc” phiên bản mới. Phim còn có sự tham gia của ngôi sao Trương Quốc Vinh, Trương Mạn Ngọc, Lương Gia Huy, Lâm Thanh Hà, Trương Học Hữu.
Đọc đến đây, hẳn các bạn đều rõ như thấy ánh sáng ban ngày. Nhưng những người Việt ở Mỹ (đọc báo tiếng Việt) chỉ có thể hiểu bài báo đang nói đến vấn đề gì nếu viết: “Tại Beijing ngày 25/3, đạo diễn Wong Kar Wai cùng các diễn viên Tony Leung, Carina Lau, Chalie Cheung đã tham dự buổi công chiếu “Ashes of Time Redux” – bản dựng lại của bộ phim kiếm hiệp đã phát hành năm 1994. Phim còn có sự tham gia của các ngôi sao Leslie Cheung Kwok-Wing, Maggie Cheung Man Yu, Tony Leung Ka-fai, Brigitte Lin, Jacky Cheung”.
Báo điện tử VnExpress từng nhận được phàn nàn của độc giả ở nước ngoài rằng, họ không thể hiểu nổi những bài báo viết về điện ảnh Trung Quốc và chỉ biết “Chương Tử Di” chính là Zhang Ziyi của phim “House of Flying Daggers” khi thấy ảnh cô. Để chiều lòng cả khán giả trong và ngoài nước, trang báo này đã áp dụng biện pháp mở ngoặc đơn để viết tên tiếng Anh tên người, địa danh… tiếng Trung, để rồi tới tấp nhận được email cảm ơn của độc giả. Mở ngoặc chú thích khiến tốc độ đọc chậm lại, đồng thời khiến tác giả phải dành nhiều thời gian hơn cho bài viết. Nhưng những khó khăn đó không đáng kể so với hiệu quả mang lại.
Các bài viết, nghiên cứu của chúng ta hiện nay không chỉ là được in ra, đóng bìa đẹp rồi cất vào thư viện như trước đây. Hàng chục nghìn người sẽ đọc nếu bài đó được đăng báo, và hàng triệu người sẽ đọc nếu xuất hiện trên mạng Internet. Vì vậy, sử dụng cả phiên âm tiếng Việt và tiếng Anh cho danh từ riêng tiếng Trung là giải pháp dung hòa hiệu quả nhất.
Gợi ý cách viết đoạn tin trên:
Tại Bắc Kinh (Beijing – Trung Quốc) ngày 25/3, đạo diễn Hong Kong Vương Gia Vệ (Wong Kar Wai) cùng các diễn viên Lương Triều Vỹ (Tony Leung), Lưu Gia Linh (Carina Lau), Dương Thái Ni (Chalie Cheung) đã tham dự buổi công chiếu “Đông Tà Tây Độc” (“Ashes of Time Redux”) – bản dựng lại của bộ phim kiếm hiệp đã phát hành năm 1994. Phim còn có sự tham gia của các ngôi sao Trương Quốc Vinh (Leslie Cheung Kwok-Wing), Trương Mạn Ngọc (Maggie Cheung Man Yu), Lương Gia Huy (Tony Leung Ka-fai), Lâm Thanh Hà (Brigitte Lin), Trương Học Hữu (Jacky Cheung).Photo: Chương Tử Di (Zhang Ziyi) trong phim “Thập diện mai phục” (House of Flying Daggers).
Nice post chị Tươi ơi :D
dominhtu said this on April 3, 2009 at 10:40 am
tiếng Việt có 70% là Hán Việt, bởi vậy dịch tên tiếng Hoa ra tiếng Việt thì dễ hơn, và còn dễ nghe hơn, bởi vậy nên dịch sang tiếng Việt,
và dịch thì thường dịch ra Hán Việt, nhưng cũng có một số trường hợp do điều kiện khách quan hoặc lý do khác, họ dịch theo phát âm, tớ có biết một ông Trung Quốc sang VN sống, được người dân quanh vùng đặt tên Việt là Tanh Văn Dần, thực ra tên ông chàng phải dịch là Đặng Quang Vinh, bạn nào biết tiếng Trung thì sẽ thấy Tanh Văn Dần nghe giống với phát âm tiếng Trung của Đặng Quang Vinh (deng guang rong),
độc giả Việt Nam có lẽ cũng không quan tâm nhiều lắm đến tên tiếng Anh của các vị ngôi sao, :), nhưng mà vẫn ủng hộ cách viết kèm theo tên tiếng Anh trong ngoặc, cần tiến lên với thế giới,
phongsinh said this on April 3, 2009 at 11:13 am
“tớ có biết một ông Trung Quốc sang VN sống, được người dân quanh vùng đặt tên Việt là Tanh Văn Dần, thực ra tên ông chàng phải dịch là Đặng Quang Vinh, bạn nào biết tiếng Trung thì sẽ thấy Tanh Văn Dần nghe giống với phát âm tiếng Trung của Đặng Quang Vinh (deng guang rong)”
Những người dân đó đặt tên Tanh Văn Dần cho vui thôi. Theo em biết, tên phiên âm tiếng Việt của danh từ riêng tiếng TQ không được dịch từ ký tự phiên âm (như Deng Quang Rong), mà trực tiếp từ ký tự tiếng Hoa. Trong trường hợp chưa tra được ký tự tiếng Hoa thì phải xài tạm ký tự phiên âm, không dịch lung tung như kiểu Tanh Văn Dần đâu.
hongtuoi said this on April 3, 2009 at 5:41 pm
PS anh phongsinh: “Độc giả VN” mà anh nhắc đến chắc là “độc giả VN sống trong nước”. Người Việt còn có ở khắp thế giới nữa.
@ Tú: Không bít em khen thật hay đùa, nhưng cảm ơn em. :D
hongtuoi said this on April 3, 2009 at 5:57 pm
@Hongtuoi, về bác Tanh Văn Dần, bác có chứng minh thư của VN ghi tên Tanh Văn Dần ạ, :), còn doanh nghiệp của bác thì tên là Đặng Quang Vinh, :),
món tiếng Việt lái từ âm tiếng Trung thường thấy ở miền nam, ví dụ vào chơi cờ bạc có món đánh Tài Xỉu, thấy rõ là lái từ âm đọc của Đại – Tiểu (Da xiao), xem phim TQ thấy có bàn cờ bạc là hô Đại – Tiểu, Đại – Tiểu,
hie, bàn cái này cho vui, không liên quan đến nội dung bài viết,
phongsinh said this on April 4, 2009 at 10:17 am
đại ca Phong sinh vốn nghề thứ chính là dịch sách tiếng Trung, thế nên đại ca có nhiều kiến thức về lĩnh vực này lắm ạ. cứ muốn nghe đại ca kể chuyện mãi thôi ^_^
lananhsk said this on April 4, 2009 at 4:26 pm
We are all lucky indeed to have Hong Tuoi around here … great post and nicely formatted … the only thing I would suggest is targeting a relevant article at the other sites, instead of just the home page.
maximumeskimo said this on April 4, 2009 at 11:30 pm
Thưa chị HỒng Tươi,
Tên của em là Phạm Vân Anh vậy dịch sang tiếng Trung như thế nào? chị giúp em được hok?
Tên bạn em là Liang Rui Yuan vậy dịch sang tiếng Trung như thế nào ?
Xin chị giúp em.
Jessica Phạm Vân Anh said this on June 15, 2009 at 3:44 am
Lê phạm Tuân phiên âm thế nào chỉ tôi với
tuân said this on December 9, 2009 at 10:49 pm
cảm ơn trước nha
tuân said this on December 9, 2009 at 11:01 pm
được thì gửi mail cho tôi nha thanks
tuân said this on December 9, 2009 at 11:02 pm
chi voi
anh hung said this on December 11, 2009 at 11:54 pm
Tên tôi là: Hán Đình Huy dịch ra phiên âm như thế nào.Thanks.
huy said this on December 29, 2009 at 12:47 am
cảm ơn nhiều. Mail of tui: datvietgroup@gmail.com
huy said this on December 29, 2009 at 12:48 am
ten toi la Nguyễn Cao Văn , dịch được Cao Văn là Gao Wen rồi nhưng còn Nguyễn thì chịu , chị Hồng Tươi giúp em với, Email: shutdown_ncv@yahoo.com
Văn said this on December 30, 2009 at 8:59 pm
无法可修饰的一对手
带出温暖永远在背后
总是罗嗦始终关注
不懂珍惜太内疚
沉醉于音阶她不赞赏
母亲的爱却永未退让
决心冲开心中挣扎
亲恩终可报答
春风化雨暖透我的心
一生眷顾无言地送赠
*是你多么温馨的目光
教我坚毅望着前路
叮嘱我跌倒不应放弃
真的爱你/ Thật Là Yêu Mẹ lyrics on
http://music.yeucahat.com/song/Chinese-French/39745-That-La-Yeu-Me~Beyond.html
没法解释怎可报尽亲恩
爱意宽大是无限
请准我说声真的爱你
无法可修饰的一对手
带出温暖永远在背后
总是罗嗦始终关注
不懂珍惜太内疚
仍记起温馨的一对手
始终给我照顾未变样
理想今天终于等到
分享光辉盼做到
lui said this on April 9, 2010 at 7:37 pm