“Xuân…” thời gian và số phận

xuan

by Như Quỳnh

Bộ phim “Xuân, hạ, thu, đông và xuân” của Kim Ki Duk mang nhiều ý nghĩa về số phận và không kém thi vị, chất thơ bởi cảnh sắc thiên nhiên, bởi sự tĩnh lặng như vốn có của thiên nhiên, của con người khi đã giác ngộ mọi sự ở đời. Phải chăng đây là một tác phẩm có nhiều âm hưởng của thiền trong phật giáo và cũng là phương thuốc cho chúng ta khi xem và giác ngộ những giá trị rất đỗi bình thường trong cuộc sống của con người và hướng tới cái Đẹp, như chính 4 mùa và cái Thiện như sự trải nghiệm của nhân vật chính trong phim?


Câu chuyện của thời gian
Thời gian của tự nhiên, 4 mùa được kể qua những khuôn hình, ánh sáng tuyệt đẹp. Mùa xuân tươi thắm với những cánh đào rung rinh, khi cậu bé còn nhỏ với những trò nghịch dại. Mùa hè nồng ấm, rực rỡ khi cậu bé trưởng thành thành một chàng trai với một cô gái đến chùa để chữa bệnh. Mùa khu, khi sắc lá úa vàng cả thung lũng thì chàng trai trở về với sự thù hận, sư thầy tự thiêu trên thuyền. Mùa đông đến với băng tuyết thì cũng là sự trở về, bắt đầu của một sư thầy mới ở ngôi chùa đó.

Cách kể chuyện chậm rãi như những gì vốn có, chuyển động về thời gian. Tôi bị ám ảnh bởi mùa xuân khi sư thầy nói: “Nếu một trong các con vật chết, con sẽ bị dằn vặt suốt đời”. Cậu bé đã đeo đá vào cá, ếch và rắn. Đến khi già, để đắc đạo cậu đã đeo đá trong suốt mùa đông để leo lên đỉnh núi và thiền. Bộ phim có một giá trị giáo dục sâu sắc với con người về sự hướng thiện và ý chí, nhưng bộ phim hay hơn bởi được tạo nên từ câu chuyện rất thật về con người khi yêu, khi thù hận. Tất cả trạng thái đó đều được thể hiện một cách tận cùng và mạnh mẽ.

Với mùa hè rực rỡ, cậu bé trưởng thành một chàng trai, chàng ngạc nhiên khi thấy đôi rắn quấn quýt và tình tự. Cô gái ở bên bờ bên kia xuất hiện. Tình yêu của họ đến tự nhiên và chàng trai đã vượt qua giới nghiêm của Phật. Kết thúc mùa hè số phận ấy, cô gái trở về, chàng trai ra đi. Và người sư già dường như biết trước mọi chuyện.

Mùa thu tới. Vô tình, sư già nhìn thấy bản tin trên báo về một kẻ giết vợ rồi bỏ trốn, ông khâu lại áo. Và chàng trai trở về. Một con ngừoi khác cả về hình thức và tinh thần đầy thù hận, đem theo một con dao giết vợ. Cái đặc sắc của phim chính là câu chuyện của thời gian và con người có một sự kết nối giữa sự biến đổi của thiên nhiên và số phận, khi mọi thứ thực ra vẫn thế. Nhưng sắc lá vàng kia, sự tàn lụi của mùa đông đang đến chính là lúc mà người ta thấy con người rõ nhất. Sự sám hối, tĩnh lặng cho một mùa xuân tới nảy mầm, tươi đẹp.

Tận cùng của tình yêu, thù hận là khi chàng trai chiếm hữu cô gái và đó là bi kịch của con người. Chàng trai tự vẫn không được. Đây cũng là chi tiết khiến tôi ám ảnh khi sư già tự vẫn, bịt mắt, bịt mũi và bịt mồm tự thiêu trên thuyền, cái chết vừa tự nhiên vừa như định sẵn của một con người giác ngộ được hết mọi sự ở đời. Phút tĩnh lặng như thiền khi chàng trai ngồi khắc lại những con chữ mà sư thầy viết trên sân chùa bằng đuôi của con mèo, người bạn của sư già khi một mình ở chùa. Chỉ qua thời gian một đêm, mọi sự đã khác và dường như, cái gì đến sẽ đến. Chàng trai tự giác ra đi với sự trừng phạt của công lý.

Và mùa đông đến. Ngôi chùa vẫn hoang sơ như thế, không có ai đón đưa, không có thuyền nữa. Băng đã nối thành đường. Và số phận đưa người đàn ông kia trở về chính nơi mà ông từng ra đi vì tình yêu, thù hận và tôi lỗi. Rồi ông lại chứng kiến những cảnh đời khi một thiếu phụ đem con đến bỏ ở chùa. Người thiếu phụ bất hạnh ấy đã chết ngay trên đường đi khi tụt chân dưới băng. Mọi chuyện như không khi ông đã ngộ ra, đã hiểu, chuyện đời là thế, con người là thế. Ông nuôi cậu bé kia trưởng thành và bắt đầu một mùa xuân mới với tuổi thơ nghich ngợm với những động vật như cá, ếch và rắn. Cái kết vòng tròn khiến cho bộ phim trở nên ám ảnh hơn bởi -triết lý, sự tuần hoàn của thời gian, 4 mùa và con người không thể tránh được những gì đã định cho số phận của chính họ, sinh, lão, bệnh, tử.

Câu chuyện của nghệ thuật tạo  hình
 “Xuân, hạ, thu, đông và xuân” thành công bởi nghệ thuật tạo hình, bởi bối cảnh không gian, một ngôi chùa đơn sơ giữa một thung lũng hoang vắng. Cánh cổng chùa với sự hiện diện của ông Thiện và ông Ác như sự ngăn cách không gian với thế giới bên ngoài. Các mùa tự nhiên được tạo nên những khuôn hình tuyệt đẹp với sự xuất hiện ít ỏi của các nhân vật, mà chủ yếu là sự qua lại trên một chiếc thuyền nhỏ, lúc có người, lúc chơi vơi giữa sông.

Những hình ảnh ẩn dụ như con rắn (đại diện cho cái ác, sự xấu xa) xuất hiện từ những trò nghịch ngợm của chú tiểu cho đến khi chú trở về. Con rắn quấn trong áo người sư già biến mất, cũng chính là sự trở về của giác ngộ và cái thiện. Hình ảnh ẩn dụ của 4 mùa về thời gian với cuộc đời của con người nói lên các triết lý phật giáo về sinh, lão, bệnh, tử, về sự đấu tranh thiện và ác, về sự trần tục của con người giữa chốn cửa Phật, về quan hệ nhân quả của một đời người. Hình ảnh tượng Phật thoắt ẩn thoắt hiện khiến cho bộ phim thêm sắc màu huyền ảo.

4 mùa như tất cả chúng ta đều biết và trải nghiệm với nó ở cuộc sống hàng ngày nhưng đạo diễn Ki-Duk Kim đã hóa thân 4 mùa không đơn giản thành 4 bức tranh, 4 sắc màu mà 4 mùa trở thành biểu tượng của thời gian với một câu chuyện mạch lạc, triết lý. Chính vì thế, chúng ta hiểu tại sao tác phẩm ” Xuân, hạ, thu, đông và lại xuân” trở thành một tác phẩm cuả nhiều giải thưởng đến thế và được rất nhiều khản giả đón nhận và tôi hiểu tại sao Điện ảnh Hàn quốc đang từng bước thành công ở các liên hoan phim, ở các giải thưởng lớn về điện ảnh vì những tác phẩm đẹp và giàu ý nghĩa biểu tượng như “Xuân, hạ, thu, đông” này.

“Xuân, hạ, thu, đông và xuân” (Spring, Summer, Fall, Winter and Spring)

Đạo diễn và Biên kịch: Ki-duk Kim
Diễn viên: Yeong-su Oh, Ki-duk Kim, Young-min Kim, Jae-kyeong Seo, Yeo-jin Ha, Jong-ho Kim
Phát hành: 19/09/2003.
Thời lượng: 103 phút.
Nước sản xuất: Hàn Quốc.

Giải thưởng:
 
Phim xuất sắc tại LHP Rồng xanh năm 2003, LHP Đại Chung 2004 (Hàn Quốc), Quay phim xuất sắc tại giải Chlotrudis (Massachusetts, Mỹ), Phim được khán giả yêu thích nhất tại LHP Sebastien (Tây Ban Nha) 2003…

~ by quynh12281 on March 18, 2009.

3 Responses to ““Xuân…” thời gian và số phận”

  1. I’m so surprised there aren’t many, many comments on this post, about this movie, or this director …

  2. This movie, i like and good in mood, nice frame, nice plot,

  3. I made a joke in the critical writing workshop about Duk’s symbols, but it was only a joke. He’s a very special director and has a lot of interesting ideas. This movie is unique in its tenderness. Duk is often identified with forms of mutilation and brutality.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: