Nỗi cô đơn chưa trọn

le-minh

by Hồng Tươi

Bộ phim về huyền thoại Kinh kịch Trung Hoa Mai Lan Phương của đạo diễn Trần Khải Ca muốn đưa nhân vật vào tột cùng nỗi cô đơn, nhưng không thành công.

“Mai Lan Phương” đi theo bước đường đời của huyền thoại kinh kịch  từ khi còn trẻ tới tuổi trung niên, đôi lúc có đoạn hồi tưởng về một khoảnh khắc tuổi thơ, khi cậu bé Uyển Hoa đọc bức thư của bác – người cũng là một nghệ sĩ kinh kịch và từng phải đeo cùm giấy vì không chịu mặc áo đỏ trong ngày đại thọ Từ Hy Thái hậu.

Đến những năm Dân quốc, Uyển Hoa đã là một ngôi sao trẻ trên sân khấu kinh kịch Bắc Kinh và khao khát đổi mới môn nghệ thuật này. Tình yêu và tài hoa của anh đã khiến Bộ trưởng Tư Pháp Khưu Như Trạch từ quan để làm người quản lý.

Trong nửa đầu phim, bối cảnh chủ yếu là sân khấu rực rỡ, nơi Mai Lan Phương hóa mình vào những vai nữ xinh như mộng như Mộc Quế Anh, Lâm Đại Ngọc… Trong hậu trường, đạo diễn chủ yếu dùng hai tông màu trắng – đen để đối lập với khung cảnh sân khấu. Không có những lời kể lể rề rà, bộ phim lôi cuốn khán giả sống cùng không khí nơi khán phòng đông nghẹt, khi vé buổi biểu diễn của Mai Lan Phương luôn được bán hết trước nhiều ngày.

Ở nửa sau của phim, màu sắc tươi sáng và rạng rỡ hơn. Lúc này Mai Lan Phương (Lê Minh đóng) đã vượt qua các tiền bối, trở thành ngôi sao opera số 1. Sau nhiều năm sống trong sự phong tỏa của vợ – Phúc Chi Phương (Trần Hồng đóng), người anh kết nghĩa Khưu Như Trạch, Mai đã gặp mối tình của mình. Mạnh Tiểu Đông (Chương Tử Di đóng) xuất hiện duyên dáng, tài năng và đầy sức sống, hứa hẹn là một nữ hoàng tương lai của kinh kịch, sánh vai cùng hoàng đế Mai Lan Phương. Trong mối quan hệ này, Mai vừa được sống trong tình yêu, vừa được hết mình với vai diễn.

Trần Khải Ca làm phim để tôn vinh “chú Mai”, người mà ông từng được gặp thời thơ ấu. Nhưng chủ nghĩa tôn sùng cá nhân khiến nhân vật chính trong phim trở nên quá tròn trịa, gây ấn tượng trên sân khấu mà tẻ nhạt trong đời thực. Cả hai diễn viên đóng Mai Lan Phương khi trẻ và ở tuổi trung niên đều không làm nổi bật được nỗi cô đơn tột cùng của người nghệ sĩ, điều mà cả Trần Khải Ca lẫn Lê Minh đều liên tục nhấn mạnh trong suốt thời gian quảng bá phim. Trên sân khấu, Mai được chào đón nồng nhiệt. Trong ngôi nhà sang trọng, ông được vợ, anh em bao bọc. Khán giả chỉ thấy ông  đơn độc, khi người vợ Phúc Chi Phương yêu cầu cô gái trẻ Mạnh Tiểu Đông buông tha cho ông, bởi ông “phải được cô đơn, có không gian cho riêng mình”.

Cảnh gợi cảm giác cô đơn, lạc lõng nhất phim là khi một người đàn ông lao ra khỏi nhà hát, đứng bơ vơ giữa đường phố nước Mỹ trong trời tuyết rơi. Nhưng người đó lại là quản lý của Mai Lan Phương, chứ không phải huyền thoại này. Khi ấy, trên sân khấu, người nghệ sĩ Trung Hoa vẫn miệt mài biểu diễn, và cuối cùng, tiếng vỗ tay vang lên khắp nhà hát. Đó là những tiếng vỗ tay khen ngợi rất thật của khán giả phương Tây, chứ không phải sự động viên khích lệ khách sáo.

Thật may, phong các làm phim hiện đại, cắt dựng nhanh, cùng với sự tò mò của khán giả về nghệ thuật Kinh kịch cũng đủ sức khiến họ tỉnh ngủ khi xem phim “Mai Lan Phương”. Người xem không thấy 150 phút là quá dài, không có cảm giác uể oải, thậm chí còn hào hứng chỉ trỏ khi người đẹp Chương Tử Di xuất hiện  – âu đó cũng là thành công của bộ phim.

~ by hongtuoi on March 18, 2009.

One Response to “Nỗi cô đơn chưa trọn”

  1. lâu lắm mới thấy Lê Minh xuát hiện, một thời ngưỡng mộ của mình, sẽ xem phim này,

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: