K4 chúng tôi và ….

nam

Ảnh chụp tác giả bài viết Nguyễn Thế Nam

Nơi hội tụ của những người “pro”

Những người Mỹ “Pro”:   Bằng những quỹ tài trợ như: Nom, Ford… Nước Mỹ đang đổ tiền đầu tư vào Việt Nam. Phải thừa nhận là họ đã rất thiện chí rót tiền đầu tư cho chúng ta.

Thầy cô giáo:   Những cao nhân cần có truyền nhân, họ tận tình với học viên của mình. Thúc giục, gợi mở, cáu gắt, khen ngợi … tất cả vì mục đích giúp cho những sản phẩm của mình đạt chất lượng.

Học viên:   Những người chăm chỉ: họ đặt nhiều hy vọng vào dự án, họ tử tế với tương lai của bản thân.

Những người lười đi học:    Họ có những dự định khác, với họ tham gia dự án chỉ là một cách đốt thời gian. Có thể họ đúng khi không tự tin vào bản thân và những cơ hội mà Film Studies có thể tạo ra.

Ban biên tập Tin vắn:    Những người nhiệt thành nhất với dự án. Họ làm việc, làm việc mà không đòi hỏi quyền lợi. Có người nghi ngại về họ, nhưng tất cả vẫn ổn, và họ sẽ có thêm kinh nghiệm, hoặc ít ra là một kỷ niệm. Có người thầm thì: Bài viết của mình vui vui vậy mà cũng được đăng, may quá! Có người không bằng lòng với cách chữa bài viết hơi quá tay của họ.

Cơn mưa rào kiến thức

Một cơn bão như thường lệ sẽ càn quét nơi nó đi qua và dội xuống đó nước và nước. Nhưng nơi nó dội nước lại có sự khác biệt: Có thể là đất, cát, núi đá … và dĩ nhiên hiệu quả của những khối nước cũng không đều.

Với sinh viên lớp dự án điện ảnh, lượng kiến thức chúng tôi tiếp nhận được cũng giống như mặt đất nhận nước từ một trận bão. Những học viên với xuất phát điểm, và những lý do khác nhau cùng đến với dự án. Như một lẽ tất yếu, mức độ nhập cuộc của mỗi người cũng khác nhau. Nhưng một điều thật kỳ lạ là chúng ta đang cùng bị bão hoà kiến thức, để rồi những kiến thức ấy lại trôi tuột đi. Nguyên nhân là không có thời gian thấm, hay do chúng ta không có phương pháp tạo những kho chứa để giữ lại những gì cần thiết nhất?

Tất cả đều hướng Mỹ?

Chúng ta đang tham gia một dự án đến từ nước Mỹ, học theo giáo trình của người Mỹ, nhận những sự trợ giúp của các công ty Mỹ, tất nhiên chúng ta phải học theo những gì người Mỹ dạy – làm điện ảnh theo phong cách Mỹ. Phải nói rằng chúng ta đã may mắn khi được tạo những cơ hội làm phim được xem là tốt nhất. Chúng ta may mắn hơn người Hàn Quốc – họ phải bỏ tiền sang trọ học tại Mỹ. Chúng ta cũng may mắn hơn nhiều nước khác khi không được nhận một dự án tương tự.

Người Mỹ có quyền tự hào khi những sản phẩm mà họ tạo ra được cả thế giới sử dụng và những người theo học họ đều thành công. Lấy Hàn Quốc để minh chứng cho điểm thứ hai ở ba khía cạnh: kinh tế, tôn giáo và điện ảnh. Điểm chung của cả ba khía cạnh trên đều là sự hướng ngoại, với mục đích giới thiệu bộ mặt văn hoá Hàn. Một ví dụ về tôn giáo: Đạo Tin lành được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự năng động mang tên Hàn Quốc. Tôn giáo ấy có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, và đang cùng với điện ảnh đi chinh phục thế giới với tư cách là một thành quả học tập hoàn hảo từ Hoa Kỳ.

Việt Nam là một trong những nước Châu Á tiếp xúc với lĩnh vực điện ảnh sớm nhất, và cũng là một trong những nước có quyền tự hào với những gì mình có. Việt Nam trở thành nơi hội tụ của cả điện ảnh Mỹ và Liên Xô. Nhưng sau chiến tranh và những bất ổn, hiện chúng ta đang lạc hậu với thế giới, và lạc hậu (có thể là) với chính chúng ta.

Một cơ hội điện ảnh đã đến khi người Mỹ đến giúp chúng ta. Chúng ta đang vui vẻ học họ như chúng ta từng học Trung Hoa, Pháp … Điện ảnh là cuộc sống, mà cuộc sống lại muôn màu. Liệu chúng ta có thể sáng tạo dựa trên việc học tập một cách cẩn thận hay chỉ học tập qua loa rồi tự huyễn hoặc rằng mình sáng tạo? Liệu có thể theo một cách làm không giống Hollywood, chí ít là trên lĩnh vực kịch bản? Những câu hỏi trên cần có lời giải bởi đôi khi người ta có thể nghĩ ra nhiều thứ mà không cần phải học ai, hoặc làm được những thứ hay từ những nguyên liệu dở.

Học viên: Đứng bằng hai chân nhưng trên hai mảnh đất

500.000 VNĐ là số tiền không đủ cho một người thuê nhà trong một tháng. Với chúng tôi, số tiền đó quý, nhưng chưa đủ cho sự toàn tâm toàn ý, nhiều người vẫn phải làm việc để kiếm sống. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người thường xuyên nghỉ học, hoặc chất lượng học tập không đáp ứng nhu cầu.

Với một thằng nhà quê như tôi, chẳng có lý do thuyết phục nào khiến bố mẹ cho mình mạo hiểm đi học điện ảnh nếu như không có sự tin tưởng, và quan trọng là những dự định khác nữa. Và với những học viên khác, hẳn không ít người quá “khôn”khi tự đào cho mình vài cái “hang” khác điện ảnh – nguyên nhân cho sự không toàn tâm với Film Studies.

I’m sorry – Tôi rất tiếc

Có nhiều điều khiến ta hối tiếc. Tiếc vì ta không thể viết được một kịch bản hay kịp một dịp nào đó, tiếc vì ta đã bỏ lỡ mất cơ hội, tiếc vì ta đã không chăm chỉ, tiếc vì không có thời gian…

Khi xem một bộ phim ta tiếc vì không hiểu hết về nó, hoặc không được xem hết nó. Khi tiếp nhận kiến thức, ta tiếc vì không lĩnh hội được hết. Và khi thày cô hỏi lại những kiến thức đã học, ta lại có dịp nghĩ đến câu “I’m sorry”, nghĩa là chúng ta đang phụ lòng nhiều người.

Giải pháp khắc phục là chúng ta hãy biết bằng lòng. Nhưng tự thoả mãn đồng nghĩa với việc ta không thể phát triển.

Tình hình rồi sẽ khác?

Câu trả lời đang ở thì tương lai.

Photo by: Hồng Tươi

~ by hongtuoi on March 18, 2009.

19 Responses to “K4 chúng tôi và ….”

  1. Cảm ơn bạn Nam vì bài viết.

  2. xin chỉnh lại tẹo, là Film Studies Program, viết tắt FSP,

  3. Rất thích bài này của Nam, ngay từ khi đọc lần 1 biên tập,
    Nam đúng là một thiền sư của K4,

  4. Không ngờ là một Nam trầm lặng trên lớp lại có những suy nghĩ sâu sắc và chín chắn như thế này. Đây có lẽ là bài viết về K4 mà mình thích nhất.

  5. hề hề, cảm động quá!Bài này là chị Tươi dăng lên giúp em.Nội dung chỉ là những suy nghĩ và những phản ánh về tình hình thực tế của lớp học thôi.Có thể có người sẽ không thích và không tin nổi về thực trạng này…nhưng thực tế vẫn là thực tế…
    Dù sao thì chúng ta cũng đang có một nơi tuyệt vời để hiểu thế nào là phim và điện ảnh.Hy vọng là chúng ta sẽ tận dụng tố cơ hội này để thể hiện mình.

  6. Ừ, nói đến cái khối lượng kiến thức thì thật thà là đến giờ tớ mới chỉ thấm được có thế này thôi:

    – Original ideas

    – Nói có sách, mách có chứng, đừng có ăn ốc nói mò.

    – cụ thể và rõ ràng khi trình bày một vấn đề nào đó

    – Thay đỏi cách học kiểu Hàn Lâm liên xô cũ, thay bằng cách học: Cái gì cần biết trước thì học trước.

    tuy nhiên, nhưng điều trên chắc sẽ đi cùng tớ hết cuộc đời, cho dù tớ có làm trong lĩnh vực nào sau này, đó là cái mà tớ đã không hề tiếp nhận đuơc trong suốt 12 năm học phổ thông và 4 năm rưỡi đại học.

    Cô Giang có nói với cả lớp là theo học dự án này mà không chăm chỉ và cũng không xác định theo nghề thì các em cũng chả mất gì, nhưng các em mất cái quý nhất đó là thời gian. Tớ cũng thấy tiếc vì đã phí phạm quá nhiều thời gian, tớ phí mất 16 năm rưỡi.

  7. -bài này chỉ đại diện cho khoảng 2/3 số học viên trong lớp học của các bạn, hoặc số người đã từng theo dự án.
    -người nhà quê thường khi ăn ốc hay nói “mò” và “đổ vỏ”, người thàh phố hình như chỉ nói đến “tiền” và “bát nước chấm”.
    -những thông tin trên (về Tin lành) có thể tìm kiếm trên mạng dễ dàng hoặc có thể nhìn thấy được.
    -nên nhớ là mọi thứ không tự sinh ra và mất đi, cái mà bạn cho là phí thì đối với người khác lại không hề…
    -sống trong một môi trường trì trệ thì rất khó mà tiến bộ, nhưng vào môi trường nào thì phải theo môi trường ấy, muốn tốt hơn thì chỉ có thiên tài mới làm được.
    -làm điện ảnh phải có 4t là:Tài, tiền,tâm và tầm.Không có những thứ đó thì cứ mơ ước đi.

  8. – Đúng là thú vị vì bên trên mình đề cập đến ăn ốc nói mò, bên dưới đã có ví dụ : Bài này liệu có đại diện cho 2/3 học viên của lớp mình hay của dự án không? Mình chờ kết quả research ;).

    – bài viết trên là quan điểm của Nam và chỉ của Nam, cần phải hỏi Nam xem cậu ấy có đại diện cho ai để nói hộ suy nghĩ của họ hay không? Nói hộ suy nghĩ của người khác quả thật là một ý tưởng hài. Cũng chính vì vậy, nếu mình có nói rằng mình đã “lãng phí” thời gian của mình rồi ai đó hiểu rằng mình đang ám chỉ cả người khác nữa thì mình có lời khen: Óc tưởng tượng phong phú.
    – Vào thời đại này, muốn làm cái gì cũng cần có 4 chữ t : Tiền tiền tiền và tiền. Tuy nhiên, để làm tốt thì chúng ta phải có 4t ( loại mà comment bên trên đề cập). Tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ thì phải có thêm ” Thời”. Cái này trên mạng cũng dễ tim lắm.

    – lại nói về 4t, Xin được phép trích dẫn câu nói : ” Không có gì tự nhiên sinh ra”, không phải ai sinh ra cũng có đủ 4t, vì vậy thiếu t nào chúng ta sẽ kiếm t đó, nhưng không được từ bỏ ước mơ :D.

    – Con người ta không chỉ có 4 chữ t mà còn nhiều chữ t nữa: tinh vi hay trịnh thượng là ví dụ.
    – Đây là bài viết K4 chúng tôi, mình là một thành viên K4, các bạn comment cũng là thành viên K4 hoặc thành viên thuộc dự án điện ảnh. Thế nên bạn gì ở trên có biết thế nào là Danh chính ngôn thuận không?

  9. Mình sinh ra thiếu bốn chữ t: tiền, tiền, tiền và tiền. Đang đi kiếm.

  10. Don’t know who U R, thị về độc hành, anyway: Correct! U just told exactly what I want to tell, thanks!

  11. Think twice before you can speak!

  12. thầy Dean luôn khuyến khích chúng ta viết bằng tiếng Việt,

  13. Anh phongsinh không hiểu mấy chữ tiếng Anh bên trên à? Không hiểu cũng không sao. Họ đang nói chuyện riêng với nhau í mà anh.

  14. tớ không khoái người Việt giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ vậy thôi,
    còn quả tình thì không hiểu thật, :D,

  15. lâu rôi không vào thấy nhều comments quá!hoảng.Tớ tự Xướng là
    bài viết nguyên bản của tớ hay hơn và không có nhiều câu không được…ấy lắm.
    Qua hội đồng duyệt của chị Tươi bị chỉnh một số đoạn “nhạy cảm”và thành ra thế.
    Các thầy chả khuyến khích nói ra những gì mình nghĩ sao?tớ nghĩ thế nào thì tớ viết thê (cũng có một số chỗ không được “hết ý”). Bạn Tú là người thành phố thì không hiểu được cái đói khiến người ta phái thực tế hơn.Dĩ nhiên bạn có thể không mạo hiểm khi thi vào dự án, còn tôi thì có hơi lăn tăn đáy.Lăn tăn nhưng rồi vẫn thi vì thích.Thế là đủ hiểu.
    Ai cũng biết phải sống có ước mơ, nhưng muốn ước mơ thì phải sống.

  16. Hì, cuối cùng thì Nam cũng lên tiếng nhỉ, mỗi người một hoàn cảnh. Đương nhiên tớ không hiểu được hoàn cảnh của Nam nên không nói bừa và Nam chắc chắn cũng không biết hoàn cảnh của tớ.

    Chỉ có điều thế này: Dù sao Nam cũng theo gần hết khóa học này rồi. Đây là một khóa học miễn phí, chúng ta vào trên tinh thần cá nhân. Một khóa học thế này, như cô Giang nói bên nước ngoài là đắt kinh khủng (Vài nghin đô hay sao ấy).

    Ở đây chúng mình được học kỹ năng comunicate, team work ( qua việc thực hành tin vắn), truyền thông, sức ảnh hưởng của nó, kỹ năng trình bày một bài phân tích.

    Nếu sau này Nam có tiền, đằng nào Nam cũng phải đi học lại những cái đó để làm việc, và mỗi khóa học như thế sẽ tốn của Nam khoảng 200$.

    Sau này liệu Nam sẽ kiếm được bao nhiêu khóa học thế này mà không phải trả một xu nào?
    Tớ không rõ thế nào là thực tế. Tớ nghĩ đây là thực tế.

    Dù sao thì Nam cũng là một trong hai bạn Nam hiếm hoi của lớp mình, lại có khả năng viết. Tớ thì vẫn nghĩ khóa học này phù hợp với Nam.

  17. Theo trí nhớ bập bõm của tớ, cô Giang nói là ít nhất $2000…
    Tớ có 1 cách suy nghĩ thế này với những gì diễn ra trong cuộc sống (nghe thật là lý thuyết nhưng là thực 100%): lúc nào tớ cũng thấy mình là người may mắn. Chẳng hạn đi xe mà bị ngã sứt chân, thì thấy may là gã mà không bị sứt răng. Nếu sứt răng, gặp ai hỏi ‘đi đâu đấy?’, chỉ dám tủm tỉm mà nói ‘dạ, đi mua chum’, chứ chả dám toe toét mà giả nhời là “đi mua tre’… :D
    Hì, nói nhỏ vậy thôi! Dạo này tớ sinh ra hay dòm ngó, ngại quá, các bạn đừng giận nha. :”>

  18. “Nam cũng là một trong hai bạn Nam” – tớ tưởng bạn kia tên là Gia Nguyễn cơ mà nhỉ,

  19. Chị Tú muốn nhấn mạnh tính chất ‘mỳ chính cánh’ của từ “Nam”, chứ không phải là cái tên Nam.

    Bài viết này thì khen không để đâu cho hết. :D

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: