Chúng tôi nói về chúng tôi

dscf5812

by Như Hải Quỳnh tổng hợp

Điện ảnh đưa chúng tôi đến với nhau, ở K4 yêu thương này. Đã đi được ½ thời gian của khóa học, chúng tôi đã cùng nhau học tập, chia sẻ, sống và xem phim, đúng là như thế. Cảm nhận về nhau, hiểu nhau hơn, chia sẻ nhiều hơn, chúng tôi thành những người bạn thật sự trong cuộc sống và những đồng nghiệp trong tương lai, nếu tiếp tục theo đuổi điện ảnh và làm phim. Cứ tin thế, chúng tôi đang tận hưởng thời gian đẹp nhất của những tháng ngày đi học của nghệ thuật thứ 7 thú vị này.


Vũ Thảo, những nụ cười lấp lánh

“Buổi học đầu tiên, tôi gặp nụ cười của Thảo, nụ cười như nắng mùa thu vào ngày cuối tháng 10 khi tham gia lớp học K4 đầy yêu thương này. Là một người nhạy cảm và yêu văn học, nghệ thuật, Thảo có nhiều bài viết sâu sắc về film. Đọc bài viết về “Lụa”, tôi ngỡ ngàng khi Thảo so sánh văn học và điện ảnh qua một tác phẩm. Đi học chăm chỉ, viết bài chăm chỉ và là một bạn gái nhảy rất đẹp ở lớp K4, Thảo chính là huấn luyện viên cho đêm Party Giáng sinh vừa qua tổ chức tại 28 Hàng Quạt. Vui vẻ, yêu đời với nụ cười rạng rỡ, tôi tin bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Chúc mừng năm mới Vũ Thảo, cô bạn nhỏ của K4″.

(Nguyễn Như Quỳnh nói về Vũ Thảo)

Ngô Thanh, cô bé chăm đọc sách và nghiên cứu

“Ngày đầu tiên đi thi tôi nhớ Đỗ Thảo có nói trong lớp có em Thanh cũng học Sư Phạm đấy, tôi rất tò mò muốn biết và cũng chẳng ngờ rằng sau này học cùng hai chị em có dịp chia sẻ nhiều vấn đề học tập nghiên cứu. Mọi người bảo tôi và Thanh giống nhau, trong lớp lúc đầu nhiều người nhầm, làm hai chị em cứ nhìn nhau và cười. Rồi cùng nhau gắn bỏ với chỗ ngồi giữa lớp để trông chừng máy chiếu, tôi ngày càng thấy ở em một tâm hồn trong sáng và thuần khiết. Một cô bé rất chăm chỉ chuyên cần đọc sách, có một kiến thức rất vững vàng về văn chương nghệ thuật- một nền tảng khá quan trọng của người phê bình chuyên nghiệp; đồng thời lại mang một ánh nhìn tươi sáng lạc quan về đời sống mà tôi nghĩ ở em có lẽ niềm tin yêu chưa bao giờ là vơi cạn. Tôi thực sự quý mến cô bé, người đã dạy tôi thật giản dị về sự cố gắng tìm tòi trong học tập, người đã cổ vũ động viên và thân tình với tôi như một cô em gái nhỏ. Chúc em năm mới hạnh phúc và niềm vui ngập tràn!”

(Vũ Thảo viết về Ngô Thanh)

Như Quỳnh, một người bạn thú vị

“Nếu K4 là một bàn tiệc đủ món, mỗi món mang một hương vị riêng, tôi chấm chị Quỳnh là món canh Aqua đầy màu sắc với hương vị ngọt mát. Khi ăn một bữa cơm Việt Nam đúng nghĩa, canh là món không thể thiếu, là món để trung hòa vị của các món khác, giúp cho bạn có cảm giác mát mẻ (Mùa hè) hoặc ấm nóng (mùa đông). Hay nói cách khác, tôi nghĩ canh- chính là món ăn để trung hòa và connect các cao lương mỹ vị khác trên bàn tiệc, và canh aqua – ngay bản thân nó cũng là một món ăn ngon tinh tế đầy đủ sắc hương vị.

Có vẻ tâm hồn ăn uống quá không nhỉ khi so sánh một người bạn với một món ăn? Nhưng tôi chỉ muốn diễn tả thật rõ ràng cảm giác của tôi về một thành viên thuộc vào hàng chị cả trong tập thể lớp Biên Kịch Điện Ảnh K4. Dáng người cao, hơi gầy, luôn luôn tươi cười, chất giọng ấm đặc trưng của những người có lòng nhiệt tình và sẵn sàng sống hết mình. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, chị Quỳnh còn có khả năng đặc biệt mà không phải ai cũng có được – đó là kỹ năng giao tiếp. Nhìn cách chị trò chuyện và giao tiếp với mọi người rất duyên dáng, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ tự nhủ mình cần phải hòa đồng và cởi mở hơn nữa. Giao tiếp- một kỹ năng rất uan trọng trong cuộc sống mà chúng ta có thể học hỏi từ những người ban xung quanh ta, tiêu biểu là chị Quỳnh.

Nếu để viết về một cá nhân, người ta có thể viết dày bằng cả một cuốn tiểu thuyết, nhưng để thấy được cái hay của những người bạn quanh ta, không cách gì hơn là hãy đến giao tiếp, trò truyện và tìm hiểu về họ. Tôi cũng như các bạn, vẫn còn trong quá trình khám phá những nét thú vị về những người bạn quanh tôi.”

( Minh Tú nói về Như Quỳnh)


Hồng Tươi và tinvan

Hồng Tươi nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, chăm chỉ. Tôi ngồi cạnh Tươi từ hồi đầu vào lớp. Phụ trách tinvan cho K4, quan tâm đến việc học hành của lớp. Đúng như cái tên của bạn, xinh tươi và duyên dáng, cô phóng viên của Vnexpress về phim ảnh luôn có nhiều thong tin nhất về những bộ phim mới ở rạp. Chúc những ước mơ của Hồng Tươi thành hiện thực.

(Như Quỳnh nói về Hồng Tươi)


Đỗ Minh Tú- cô nàng có nụ cười đặc biệt

“Tôi nhớ có một cô gái thường mặc chiếc váy ngắn màu đỏ, đi đôi giầy cao gót và nhảy rất điệu nghệ. Rồi cái hình ảnh lúc cô ấy đội chiếc mũ và hướng dẫn cho mọi người tập văn nghệ, mình cứ tưởng tượng đấy là một gã cao bồi.
Ấn tượng đầu tiên của tôi dành cho Tú là một nụ cười rất to và sảng khóai, mỗi lần ai nói gì đó mà thấy thú vị thì phá lên cười một cách thích thú- cảm giác như chẳng bao giờ phải suy nghĩ điều gì cả và thế là mình nhớ mà thôi.
Và còn nữa- có những ý tưởng khá đặc biệt, có lẽ là dân tự nhiên lạc lối vào một cái lớp mà có đến 95% là dân xã hội nên Tú có một ưu thế hơn mọi người trong lớp là những ý tưởng lạ với cách trình bày ngắn gọn và súc tích- đây là điều mà có lẽ nhiều người trong lớp cần học tập ở Tú”

(Võ Thị Thúy nói về Đỗ Minh Tú)


Ngô Chuyên – bà chị nhí nhảnh

“Đây là người tôi có nhiều sở thích chung: du lịch, nghiên cứu và thời trang. Miss  Chuyên đã ‘tabalô’ từ Hà Nội đến Phan Thiết một mình sau khi bỏ công việc phóng viên ở một tờ báo mạng điện tử có tiếng. Nay, ‘miss’ đang làm một công việc thú vị không kém: copy-writer. Chuyên cho hay: Biên kịch giúp chị khá nhiều trong công việc sáng tạo ý tưởng quảng cáo.

Cô gái đến từ mảnh đất Hà Tây giàu truyền thống đang có một dự định thú vị: làm phát hành cho mảng phim tài liệu đầy tiềm năng của Việt Nam. Chị tự tin rằng những bộ phim của các đạo diễn như Trần Văn Thủy (phim “Chuyện tử tế”, “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”…) là những bộ phim xứng đáng được quảng bá rộng rãi hơn nữa với khán giả Việt Nam cũng như thế giới. Quả là một hướng đi đầy gian nan trong hoàn cảnh hiện nay, về cả Cung và Cầu. Song tôi hi vọng sẽ sớm được thấy tên chị như là một trong những nhà phát hành phim uy tín tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm Ngô Chuyên, đơn giản hãy đến lớp DAĐA K4 và tìm người “luôn mặc trang phục có tông màu xanh theo nhiều cấp độ khác nhau” (lời nhân vật :P), dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn và đầy vẻ năng động”.

( Hà Phương nói về Ngô Chuyên)

Ngô Thị Thanh – “chuyên gia research”

“Cô nàng họ Ngô thứ 2 này là nhân vật có tinh thần học tập, nghiên cứu cực kỳ nghiêm túc và chuyên nghiệp ở lớp DAĐA K4. Tôi học hỏi nhiều ở Ngô Thanh về thái độ làm việc đó. Thanh luôn nộp bài đầy đủ, đi học đầy đủ hết sức có thể, theo dõi bài chăm chú và luôn sẵn sàng một tinh thần… phản biện.

Nhờ Thanh, tôi đã biết khái niệm “Tư biện”. Và tôi tin tưởng rằng những buổi học có bạn tham gia sẽ luôn hấp dẫn vì những câu hỏi từ một người tự nhận là “tư biện” như bạn. Nhiều thông tin thú vị như thế, bạn tự hỏi “giáo sư” của lớp là ai? Bạn cứ nhận mặt một cô bạn gầy gò, mái tóc bồng tự nhiên, và đôi kính dầy. Bạn nghĩ rằng ai học nhiều rồi cũng “gầy tự nhiên”? Thực ra Thanh đi học từ đầu này thành phố (Gia Lâm) đến đầu kia thành phố, chưa kể bạn còn đi học Cao học, và còn mắc chứng “lười ăn thịt mỡ”. Mọi người nhớ nhắc Thanh bồi bổ, giữ sức khoẻ để chuyên tâm nghiên cứu nha”.

(Hà Phương nói về Ngô Thanh)

3 chàng trai của K4 ”Những gam màu khác biệt, 3 con người khác nhau đến kỳ lạ và thú vị đặc biệt ở K4. Hoàng Gia với nắng gió của vùng đất Buôn Mê Thuột ở mùa đông Hà Nội không thể chịu được cái lạnh. Luôn tắt đèn, xử lý máy chiếu, ngồi ngay cửa ra vào ở lớp, vui và nhí nhảnh. Thế Nam im lặng, ít nói. Có lẽ, chuyên ngành Hán Nôm của cậu khiến cho trầm tư và suy nghĩ nhiều, ít tham gia các hoạt động và hay ngồi ở góc trong cùng với chiếc máy tính. Thanh Bình, lớp trưởng, đã từng học khóa 2 và rất rất hay nghỉ học. Các bạn nam K4 đa phần là ít nói và các thầy phát hiện, K4 toàn chị em thống lĩnh nhưng chúng tôi luôn yêu thương và trân trọng những giây phút bên nhau, học tập và vui chơi”.

( Như Quỳnh nói về 3 chàng trai của K4)

Không viết đủ  30 thành viên ở đây nhưng chúng tôi đã và đang cùng nhau ở một không gian của nghệ thuật thứ 7 và cả nghệ thuật ngày thường, của sự chia sẻ và gắn bó cùng những đam mê. Một mùa xuân lại tới, chúng tôi lại ấp ủ những ước mơ, khát vọng. K4, những người bạn của tôi và không bao giờ đủ để nói về nhau hết được, chỉ là những cảm nhận, những lát cắt của  mỗi con ngừoi, mỗi khoảnh khắc nhưng đọng lại trong mỗi người những hình ảnh không thể phai nhòa.

~ by quynh12281 on January 31, 2009.

28 Responses to “Chúng tôi nói về chúng tôi”

  1. hê, đọc bài này muốn gặp Ngô Thanh, :D, có tới 2 bài trích nói về nàng này,

    bạn Quỳnh lại không đọc lại rùi, :),

    gắn bỏ
    uan trọng
    những người ban
    trò truyện
    thong tin
    sảng khóai
    con ngừoi

    ờ mà để cái ảnh này rung quá, chọn cái nào sắc nét chút thì đẹp,

  2. keke, lỗi này do tinvan rồi, keke, ai lại sai nghiêm trọng thế,
    Tớ sẽ đọc lại,
    Phongsinh hợp với ngothanh đấy, giỏi viết, giỏi phản biện nhưng,

  3. He he, cẩn thận tìm lỗi như phongsinh là điều rất cần thiết với người cầm bút rồi :-)

    Với lại, nói thật nhá, ngoài lỗi chính tả thì khá nhiều bài post trên đây đầy lỗi ngữ pháp tiếng Việt (dễ tìm nhất là câu ko có chủ ngữ (tức là có trạng ngữ nhưng bị hiểu lầm là chủ ngữ), câu có chủ ngữ mà chả có cái gì khác nữa…), nhiều lắm lắm lắm, hê hê, đừng nói đấy là một dạng “tu từ” hay là “phong cách” gì đấy nhá :-))

    Chưa cần viết hay hay ko, đầu tiên là cứ phải viết đúng chính tả và ngữ pháp cái đã. Chưa cần biết thêm ngoại ngữ nào, là người VN thì cứ phải dùng đúng tiếng Việt đã. Đọc bài mà câu văn ko trong sáng, viết loằng ngoa loằng ngoằng rồi dùng những từ tưởng như văn vẻ mà thực ra là…ko đúng, khó chịu cực!!!!!!!!

    Muốn làm đẹp một câu văn thì, có lẽ, trước hết phải cẩn thận những chuyện cơ bản nhất: Chính tả, ngữ pháp… Phongsinh có học tiếng Trung, đúng ko? Giống như một người muốn viết chữ thật đẹp, trước hết phải viết đúng chữ đó đã. Rất nhiều “nhà thư pháp” học hành thì chẳng mấy tử tế, viết lung tung, nhìn bề ngoài nét chữ rõ là hào nhoáng, nhưng mà chỉ lừa được người ko biết gì mà thôi!

  4. vâng, các bác nói chả sai gì cả, nhưng comment thế nào cũng là vấn đề cần nói,

  5. @thanhhangk4, ờ, quả nhiên trong Tin Vắn của K4 sai nhiều lỗi ngữ pháp, :), tớ vốn hay viết lung tung nên cũng không dám bàn nhiều, có điều thanhhangk4 có biết mà bây giờ mới nói, kể như là có lỗi, :D, thanhhang ở trong k4, nên kể như người nhà, cần góp ý với các bạn, nói là sai thì phải chỉ ra cụ thể cho người ta sửa, còn xem tình trạng chung thì người Việt ngày càng viết tiếng Việt sai nhiều, :),
    về thư pháp thì thực ra là đang trở lại thời kỳ chuyển giao, hay gọi là quá độ, phong trào xin chữ đầu năm lên cao, có nhiều cầu ắt phải tăng cung, có lỗi này lỗi khác âu cũng là chuyện khó tránh khỏi. Bởi thế này, người xin chữ nói chung là không biết chữ, ít người biết chữ mà đi xin, mà đã không biết thì đúng sai xấu đẹp có mấy khi quan trọng, xin chữ ở ta mang nhiều tính tâm lý hơn, xin chữ Đăng Khoa để đi thi quay dễ, xin chữ Đạt để làm gì cũng ngon trớn, xin chữ Tài để trúng chứng khoán, xin chữ Thọ để sống dai,…
    Thế cho nên là người viết thỉnh thoảng có nhầm chút thì cũng chẳng bận gì, vẫn thu được tiền là được, :D, ờ, nói láo thế các cụ nghe khéo lại bị đập, thực tế thì vẫn có nhiều cụ chỉn chu trong việc cho chữ, rồi sẽ đến lúc người làm nghề đều sẽ trân trọng nghề của mình, nghề cho chữ là một nghề khó, người viết chữ tâm cần vững, :), nhiều người viết chữ mà tâm bất an, tay run ghê lắm, :),
    @quỳnh, ừa, comment thế nào cũng là vấn đề, tớ có nghe một lần rồi, có điều thói quen khó sửa, :),
    sai không phải là việc đáng ngại, biết sai mà dám sửa mới tài, :),

  6. @quynh12281: Ừ đúng là comment thế nào cũng là vấn đề cần nói. Nếu có gì sai sót Q góp ý cho mọi người, tớ chẳng hạn, nhé. Tớ thấy trong rất nhiều người đóng góp ý kiến thì phongsinh cực kì nhiệt tình đấy, bởi vì đọc để biết mọi người viết gì thì nhanh, chứ đọc rồi còn tìm lỗi như bạn ấy nữa thì mất thời gian lắm.

    @phongsinh: Nếu ko nói gì thì đúng là…ích kỉ, nhưng điều ngại nhất, nói thật, đây là một lớp học và mọi người (xem ra) đều có kiến thức nền tảng về văn chương và ngôn ngữ cả rồi, ko phải là một nơi làm việc để người nọ có thể bắt người kia sai rồi thì sửa đi. Tớ đã định thử lấy một vài ví dụ ngay trên này, nhưng mà….nói hết thì dài lắm. Nếu bạn nào quan tâm thì thử cách dưới đây để cùng phân tích xem:
    – Nếu câu có nhiều vế (ví dụ cách nhau bằng dấu phẩy), thì thử tách mỗi vế đó thành một câu, sau đó tìm trong câu đó có đủ chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ chưa…
    – Nếu một câu…hơi dài, thì xem xét lại các thành phần và cách dùng trạng ngữ trong đó xem, có thật là các nội dung đối xứng, hoặc tăng tiến, hoặc… như cách dùng trạng ngữ của mình ko.
    – Nếu bạn nào học ngoại ngữ, thì cách sau đây cực kì có ích: Thử dịch câu đó sang tiếng nước ngoài, xem có….dịch nổi ko (hay là phải thêm vài thành phần khác thì mới dịch đc).
    Đại khái thế, tớ thấy học viết văn, viết báo ở VN ko đề cập đến độ dài ngắn của câu chữ và đoạn văn, còn giáo trình nước ngoài có đề cập cụ thể cả đấy. Dù so sánh rất khó vì tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, nhưng mà việc ngắn, gọn, và….trong sáng thì ngôn ngữ nào cũng cần thôi.

  7. Bài viết này, tớ hầu như không edit lại bát cứ ý nào cuả các bạn viết về nhau ( trừ lỗi chính tả, nếu có) vì đơn giản là họ viết bằng cảm xúc của họ về bạn bè, với tớ đấy là tiêu chí quyết định.
    Còn nếu nói theo các chuẩn mực và sự đúng đắn thì vô cùng ( mặc dù phải dựa vào chính thống) nhưng mọi thứ chỉ là tưogn đối và quan niệm.
    Cảm ơn ý kiến đóng góp của các anh chị, và khi viết tớ sẽ chú ý ngắn, gọn và trong sáng hơn.

  8. @quynh12281, ờ, có chút cảm nhận là bạn Quỳnh không thật sự có tư tưởng cầu thị, chắc là vì bạn đã từng làm công tác biên tập, nhưng tớ nghĩ lẽ ra thế thì càng phải cẩn thận khi viết, :),
    bạn thanhhangk4 nói về lỗi sai này khác, không phải là nói bài viết này, hi, nói cái tổng thể, đừng quy vào bài này hay bài nào, ờ mà nhân nói về bài này, có cái lỗi chính tả chỗ Minh Tú nói về Như Quỳnh, nhắc rồi mà có thấy sửa đâu, hie,
    soi cái tổng thể vào cái cụ thể, thì xem chừng có khi hơi thiển cận,
    @thanhhangk4, cảm ơn đã thông cảm, hi, tớ thì chỉ chuyên bới móc chính tả, là vì thấy rằng người Việt mà viết sai chính tả tiếng Việt, thì là cả một niềm đau, :), chưa nói đến người định theo nghề viết, mà theo tớ thì số người viết sai chính tả do ẩu thì nhiều hơn số người viết sai do không biết thế nào là đúng, không phải chỉ ở Tin Vắn, tớ la cà khắp nơi, chỗ nào thấy chính tả có thể comment là comment, :), nhưng Tin Vắn là chỗ tớ dành nhiều yêu thương, nên có chi li hơn đôi chút, cũng kể như là kém may mắn đối với một số người,
    Các cách của bạn thanhhangk4 nêu ra chắc cũng phải tuỳ trường hợp mà dùng, ví như câu có nhiều vế, nếu mà nó chung chủ ngữ thì bạn tách ra, vế sau đâu có chủ đâu, nhưng mà vẫn đúng; còn dịch ra tiếng nước ngoài có lẽ là hơi lâu, mà dịch thì nhiều khi chỉ dịch được ý, khó mà so được ngữ pháp đúng sai, :),
    Báo chí hay truyền hình bây giờ dùng câu thiếu chủ nhiều quá nên dần khéo thành đúng, :), ví dụ “Với thành công ở đại hội thể thao ĐNA lần này đã đem lại cho chúng ta ngôi vị nhất toàn đoàn.” hay có thể có câu “Trong bộ phim “The isle” của KimKi-Duk đã thể hiện một sự phá cách tuyệt vời.” Kể ra nghe thì cũng hơi ngang, nhưng mà nghe mãi thành quen, nhiều khi cũng không để ý thấy nó sai nữa, mà cũng chả comment được, hê, có phải chỗ nào cũng comment được như ở đây đâu, tớ đọc Vnexpress hay Dân Trí thấy sai đầy lỗi mà chịu chả comment được, tức anh ách, khổ thế, có lòng muốn sửa sai mà cũng khó chứ tưởng,
    Tin Vắn online quả thật là mảnh đất màu mỡ cho tớ hả giận, :)),

  9. Phongsinh thân mến, néu thật sự ko cầu thì thì tớ ngoảnh mặt với những commnent vô nghĩa của bạn rồi, tớ đã từng phải viết lại rất nhiều bài báo để đủ chữ, đủ ý cho vừa lòng BBT và từng làm nhiều việc khác liên quan đến những kiểu như bạn đang làm, chính vì thế, tớ chả mất thời gian vì những việc cỏn con thế này.
    Thực sự, tớ ko nghĩ tinvan để vào nói bạn này thế này, bạn kia thế khác. Vì thế, những đóng góp của bạn tớ thưc sự ko thể edit ngay, và có thể, tớ cũng cố tình để thế nữa. Hãy nhớ, đây là nơi chia sẻ và học tập, cuôc sống còn nhiều thứ hơn thế nữa,
    Bạn thích sửa, thích phê bình, thì cứ tự nhiên,

  10. Ảnh ở trên cười tươi, comment ở dưới đằng đằng sát khí, hê hê.

    Đúng là nếu dành yêu thương cho trang web/tờ báo nào thì mới dành nhiều thời gian góp ý cho nó . Như tớ cũng thế, tớ đọc xong thường là cũng thôi, ít khi phản hồi lắm. Chỉ với một vài tờ báo mà tớ rất yêu quý, tớ mới thỉnh thoảng phản hồi trên bản điện tử của nó. Tớ ko cần ai phải biết là mình đang dành thời gian cho họ, cho nên ko gửi email cho những người thân quen với mình, cứ feedback bình thường thôi. Những người nhận phản hồi thường là người trực ở bản điện tử, có lẽ, cũng ko biết tớ là ai, trong khi thường thì các phản hồi của tớ là…có cái gì chưa ổn trong bài báo. Một số lần, thấy đăng ý kiến của mình sau bài viết, nếu đó là ý kiến ngược lại. Những lần còn lại, thấy mọi người sửa luôn trong bài, nếu đó là lỗi.
    Rất yêu quý các tờ báo ấy, và mọi người ở đó, muốn làm độc giả hài lòng hơn về nó, tớ mới làm thế, mặc dù cũng ko cần ai biết điều đó :-)

    Tớ kể chuyện của tớ thôi, tớ thấy phongsinh cũng yêu quý Tinvan như chúng mình mà :-)

  11. đúng là chúng tôi nói về chúng tôi. chi Hằng ơi, sao lại nói thế,
    nói quá nhiều về những điều thế này rồi thì nên hiểu nhau hơn. Hy vọng, lần sau post lên tinvan không bị lỗi và bài viết của tớ ko trở thành nơi mổ xẻ các vấn đề như thé này.

  12. ờ, bạn quynh12281 thật dễ xúc động, :),
    tớ burn đĩa CD nhạc rồi nhé, sẽ gửi cho các bạn qua Ngô Chuyên nhé, :),

  13. Vụ ngữ pháp với lại sai về chính tả thì đúng là bản thân em cần phải rèn luyện lại nhiều. Đôi khi viết xong rồi đọc lại đoạn văn của chính mình mà thấy như đang đi xe đạp trên con đường đầy ổ gà ấy. Tham gia vào lớp học này em mới bắt đầu luyện lại cách viết. Em nghĩ trên này mọi người cứ comment về lỗi thẳng tay đi, có điều nên nêu luận chứng cụ thể :D. NGười viết bài nhận được góp ý cũng nên phản hồi, đồng ý hay không? Tại sao? Em nghĩ comment chính là cách để mài khả năng lập luận và kỹ năng phản biện.
    Chúng ta thẳng thừng với nhau trên này và vui vẻ với nhau trên lớp, coi như đây là một diễn đàn để rèn luyện đi. Nể nang nhau không có tác dụng gì ở đây cả. Tuy nhiên trong vấn đề “bắt lỗi”, mình nên tránh viết theo cảm xúc cá nhân :D, Tốt nhất cứ phang luận chứng luận cứ đầy đủ ra :p.

    Anh phong sinh bắt lỗi chính tả rất nhanh. :p. Em nghĩ cái này nên welcome.

  14. Đồng ý việc thấy sai thì phải nói, thấy nói đúng thì sẽ sửa nhưng không ok với câu này của đại huynh Phongsinh: “Tin Vắn online quả thật là mảnh đất màu mỡ cho tớ hả giận”. Nghe chối tai nhắm!
    Kính bác 1 ly đầu xuân em vào tinvanonline… Hie hie…

  15. Cảm ơn phongsinh nhé,

  16. Trên đây là bài viết của nhiều người. Bản thân em viết 2 bài và không ngại nếu có người bắt lỗi hộ. Nói chung về mặt chính tả em rất tự tin, lỗi kĩ thuật không nói làm gì, còn ngữ pháp mà sai thì các anh chị & các bạn cứ ‘phang’ thả phanh. Tất nhiên nếu thấy mình ko sai thì em sẽ bảo vệ bài viết của mình đến cùng 8). Em cảm ơn trước. :D

    “…nghề cho chữ là một nghề khó, người viết chữ tâm cần vững, :), nhiều người viết chữ mà tâm bất an, tay run ghê lắm, :),”
    Ồ, bây giờ em mới biết đấy.

    @Phongsinh: Ngô Thanh thú vị thật đấy ạ. Chỉ là bây giờ bạn ấy không còn mái tóc bồng tự nhiên nữa thôi. (Hehe, phân tích câu này sẽ thấy thiếu chủ ngữ, nhưng mà nghe vẫn xuôi :P)

  17. Học tập & bắt lỗi lại anh Phongsinh:
    1. Anh thường không viết hoa đầu câu.
    2. Câu đầu tiên của comment thứ 2 “dài như một tiếng chiêng”.
    3. Lạm dụng dấu phẩy.

    Ôi, thế thôi nhỉ. Em nản khoản ‘soi’ này lắm.

  18. cảm ơn ĐHP, sao bạn không đăng nhập khi comment, để các ý kiến nóng hổi và chí tình của bạn toàn phải pending chờ duyệt, hie hie,

    biện hộ chút, tớ thích dùng dấu phảy, và nếu có thể thì sẽ viết toàn dấu phảy, chỉ vì sợ đôi khi bị chê câu “dài như một tiếng chiêng” nên mới có chấm và ba chấm, :D,
    ờ mà nhân đây, “dài như một tiếng chiêng” là dài chừng nào vậy ta, nếu chỉ như câu của tớ thì có lẽ chỉ là “dài như một lóng tay”, :D,
    việc chỉ khoái dùng dấu phảy này nhiều lúc cũng làm khó tớ ở các bài viết chính thức, vì khi viết xong phải đọc lại để sửa các dấu lại cho đúng, hie, các bài comment và các bài viết diễn đàn hoặc blog nói chung thì không phải là các bài viết chính thức,
    về dấu câu, tớ thấy không cần phải dùng đúng dấu mới thể hiện được đúng ngữ điệu của câu, :), mà ở tiếng Trung có một cái dấu rất hay mà không thấy đâu có, tiếng Việt gọi là dấu chấm tranh, dấu này dùng để ngăn các từ khi liệt kê, tiếng Việt thì dùng dấu phảy, việc này dễ gây lẫn khi hết chuỗi liệt kê không dùng dấu ba chấm mà vẫn dùng dấu phảy, hi, dấu chấm tranh rất hay,
    ví dụ: “Tôi thích chụp ảnh phong cảnh, sông suối, rừng cây, các đám mây, anh Nam, chị Vân lại chỉ thích chụp côn trùng.” :),

  19. @ĐHP: Luôn có những câu thiếu chủ ngữ, và ko sai nếu đó là câu tu từ. Nhưng để trở thành một câu tu từ thì nó cần được đặt trong ngữ cảnh phù hợp, vậy thôi.
    Mà ĐHP rất có lí về vụ dấu má với lại độ dài. Tiếc là giáo trình ở trường ĐH cho các ngành báo chí/sáng tác…. của mình lại ko quy định điều này (có lẽ vì bản thân người viết cũng ít thực tiễn hoặc ko nghĩ là nên có một quy chuẩn cụ thể giúp người đọc khỏi…hết hơi), chứ các tòa soạn của tụi Tây là có yêu cầu rất chặt chẽ.
    @dominhtu: Nếu câu viết sai thì ko thể tranh luện mà đồng ý hay không được đâu, các quy chuẩn tiếng Việt rành rành ra và có thể tìm ở rất nhiều sách ngôn ngữ (một vài cái còn đang tranh luận thì ở đây….chưa tranh luận được đến mức đấy). Tuy nhiên, ai muốn viết đúng, viết hay thì phải tự mình chú ý. Những người biên tập sửa chữa vì công việc của họ là như thế (mà nếu thấy nhiều lỗi quá thì…ko ai sửa nữa đâu, vứt đi thôi), còn nếu ko phải, thì việc “bắt lỗi” thật sự là một sự hào phóng đấy.
    @phongsinh: Có lúc tớ cũng bị như ĐHP, ko log in được vào nick trên này.

  20. tập hợp các ý kiến này thành chuyên đề được đấy nhỉ,
    Chúc cả nhà Valentine ấm áp và hạnh phúc,

  21. @Phongsinh: Thể theo yêu cầu, em đăng nhập đây. :)

    “Dài như một tiếng chiêng” là một câu văn tả về cơ ngơi (cụ thể là cái nhà rông) của nữ thần mặt trời thì phải, trong Trường ca ĐamSan. Em rất ấn tượng câu đó vì hiệu quả gợi hình bằng… âm thanh của nó.

    Cái dấu chấm tranh thì em không thích, vì đây là tiếng Việt. Còn dấu phảy của bác làm em đọc comment mà… đứt thở. Ngữ điệu thì không nói làm gì, ai có trình độ cũng tự tìm được ngữ điệu cho mình khi đọc, nhưng như vậy là rất mất công khi tách biệt các ý của người viết (bản thân bác cũng rất vất vả khi quay sang viết kiểu ‘chính quy’).

    @ Thanhhangk4: Không biết bên trường Nhân văn thế nào, chứ Khoa Báo chí bên trường em thì có 1 môn là Tiếng Việt thực hành cũng dạy các quy tắc về câu, từ, ngữ nghĩa rất chặt chẽ đấy ạ. Chỉ là ai quan tâm thì sẽ nhớ bài. Mà đã quan tâm thì chắc không cần được dạy mới biết, nhỉ? :D Em rất phục tinh thần tự học của chị.

  22. hihi, trường nhân văn có cả khoa ngôn ngữ mà, ai cũng được học tiếng việt thực hành. Nhà chị có cả chuyên gia về ngôn ngữ, một kho sách về ngôn ngữ và tiếng việt và lúc nào cũng có chuyện dể nói nên cũng không có gì lạ khi mọi người nói ở đây.
    Khi cái cơ bản chắc và nắm vững thì cái vượt trên đó là bình thường.

  23. @haphuong812: Môn tiếng Việt thực hành là môn học đương nhiên của nhóm ngành xã hội, nhân văn mà em. Kể cả ko dạy thì cái đó cũng đc học gần như thế từ….cấp 3 rồi, ko ai phải tự học hết. Còn những cái sau đây ko trường nào ở VN nhắc tới nhé: Độ dài của titre, độ dài của chapeau, độ dài của paragraph, độ dài của sentence…

  24. Có. Trường em. Môn Thiết kế & trình bày báo. Và nhiều môn khác thuộc chuyên ngành báo chí nữa. Tất nhiên là khi ra trường thì vẫn có người ‘như gà mắc tóc’ khi động đến việc này. Mặt khác, mỗi tờ báo lại có yêu cầu khác nhau, tờ này dễ dãi hơn tờ kia v…v… Theo kinh nghiệm của em thì viết bài cho báo mạng điện tử (đúng nghĩa) giúp mình rất nhiều trong việc kiểm soát độ dài của các thể loại :D mà chị nói trên kia. Em cũng biết môn Tiếng Việt thực hành là môn cơ bản, ko biết trường mọi người thế nào, ở trường em thì được dạy như một môn nghiên cứu, hay lắm, chắc là tùy giảng viên.

  25. Thế họ dạy em cái gì ở môn “Thiết kế và trình bày báo” đó? Ví dụ độ dài của titre ntn hả em? Người dạy em có bài viết đăng ở những báo nào rồi?

  26. Uhm… Em không biết chị Hằng có thấy cái title nào của em cần sửa hok? :D, nhưng mà đúng là có đấy chị ạ. Và nhiều vấn đề khác như dàn trang, thiết kế. Tuy học trình hơi ít, nhưng cũng bổ ích, và thấy là môn này không đơn giản.

    Người dạy em là phó tổng biên tập báo Bạn Đường.

  27. ĐHP à,

    Em có biết giáo trình ko phải do cái khoa, hay trường của em, quyết định, mà nó phải đc phê duyệt từ bộ GD ko? Cho nên, nếu một nơi đào tạo báo chí này học môn Tiếng Việt thực hành hay là Thiết kế và trình bày báo, hay là…thêm môn gì đó khác nữa, thì nơi khác cũng vậy mà thôi (và tất nhiên rất khó nói là ở trường XH&NV nơi có hẳn một khoa Ngôn ngữ học, có cả khoa Việt Nam học nữa, lại dạy tiếng Việt ko bằng nơi khác nhé; ít nhất cũng là vì…em chưa đc học ở đó, đúng ko nào)
    Thôi, chả nói nữa đâu. Em muốn biết biết một số skills kiểu như ví dụ ở trên, thì nên đọc sách khác đi, còn giáo trình dạy ở bậc ĐH của VN ko có đâu (ít ra là ko dạy cái mà chị định nói đến). Nhưng em cứ assume là em đã đc học, chắc là do em cứ ghép tất tật kiến thức chuyên môn trên thế giới này vào những gì mà ngôi trường của em dạy, thế mà thôi!

  28. Trời, tớ không nghĩ bài viết về bạn của mình ở đây lại thành diễn đàn của nhiều chủ đề thú vị, ngôn ngữ, giáo trình, …, thế mới biết, người Việt giỏi giang là thế, cái gì cũng bàn, cũng học!

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: