Still Life

280816

by Như Hải Quỳnh

Tôi xem “Still Life” 2 lần. Có phải ngừoi tốt là mối quan hệ đơn giản của con người với con ngừoi hay là sự hy sinh của nhân dân Tam Hiệp để xây dựng đập Tam hiệp lớn nhất thế giới. Dù với ý nghĩa nào thì “Still life” đã đem đến cho Giả Chương Kha giải thưởng sư tử vàng của Liên hoan film Venice, khẳng định những bước đi thành công của Kha khi theo duỏi dòng film  “in the spot”, những ngẫu hứng tức thì của hiện thực và thực tế lúc nó đang diễn ra.

Không hắn là phim truyện và không hẳn là phim tài liệu, phim của Kha làm như những gì hiẹn thực diễn ra, từ “Tiểu Vũ” đến “The word” đến “Still Life”, những bước đi khác nhau nhưng luôn là “in the spot”.

Mọi người tranh luận ý nghĩa của film vì sự chia sẻ của những ngừoi dân ở đó với những người xa lạ đến đó đi tìm chồng, đi tìm con. Tôi không nghĩ, làm một bộ phim đơn giản như thế. Có lẽ, ngừoi ta phải phá bỏ nhà ở, ly tán gia đình và những mất mát để xây dựng được cái đập lớn nhất thế giới. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường như thế. Không có tiếng khóc than nào, chỉ có sự thay đổi của những toà nhà bị đỗ vỡ, tiếng của cuộc sống đời thường, các mối quan hệ bình thường diễn ra. Bộ phim có 2 cuộc kiếm tìm, một ngừoi đàn ông tìm vợ và con, một người vợ đi tìm chồng và đến đó cũng chỉ là một quyết định ly hôn. Tự nhiên như cuộc sống vốn đang diễn ra. Không sắp đặt, cầu kỳ nhưng ý nghĩa. Vì cuộc sống, anh đi tìm việc và kiếm tiền. Xa vợ và gia đình. Kết cục không trọn vẹn nhưng họ vẫn bình thản, vẫn sống. Còn cái đập kia được hinh thành và xây dựng trên những xa cách, chia ly như thế. Và đó cũng là tham vọng của dân tộc Trung hoa và sự hài hước, chúng tôi tốt như thế, hy sinh như thế vì đất nước, vì một điều lớn lao.

Ảnh hưởng cách nhìn nhận của Andre Bazin hồi làn sóng mới bên Pháp những năm 60, Giả Chương Kha sử dụng những chuyển động máy quay dài, khiến người xem hồi hộp không phải vì kịch tính mà vì sự nhịp nhàng đến chậm chạp như từng giây, từng nhịp của thời gian. Nếu bạn đã từng cầm máy quay, bạn sẽ cảm nhận được 1 phút của quay phim nó ý nghĩa ra sao, nó lâu đến cỡ nào. Những góc quay rộng khiến cho hình ảnh trở nên huy hoàng hơn, hoành tráng hơn. Đập Tam Hiệp hung vĩ nhìn từ bốn phía, dưới nhièu góc độ cuả các nhân vât.

Phim của Kha đều có thứ âm thanh thực như những gì cuộc sống đang diễn ra, thậm chí cả âm nhạc từ bên ngoài, không mượt mà nhưng không phải không cầu kỳ. Ở “Tiểu Vũ”, những khúc ca Trung hoa nổi tiếng hát từ các quán Karaoke, ở “Still life” thì cậu bé hát, đài hát. Phim nào cũng có nhịp điệu, cũng có đôi nhảy, ở trong phòng hay ngay ở cả ngoài trời. Phim nào cũng có điện thoại di động là phương tiện kết nối, kể cả thời của “Tiểu Vũ”, khi mới có máy nhắn tin. Phải chăng những yếu tố đó đã đưa phim của Kha vượt khỏi tầm quốc gia Trung Hoa mà đến với thế giới gần gũi hơn, không xa lạ, không đơn giản là vấn đề của xã hội Trung Quốc, đất nước Trung Quốc.

Dù với ý nghĩa nào thì “Người tốt ở Tam Hiệp” là một bộ phim khẳng định con đường thành công của Giả Chương Kha với dòng phim thuộc loại “in the spot” này về một hiện thực và sự kiện cụ thể có thật, đang diễn ra tại đất nước của anh. Tôi tin bộ phim còn có nhiêù ý kiến thắc mắc xung quanh cái tên và nội dung của nó. Tuy nhiên, tôi vẫn hài lòng với cách mà Kha thể hiện là không chỉ dừng lại mối quan hệ tốt đẹp của con người ở tình huống của các nhân vật đi tìm kiếm ngừoi thân của mình ở một vùng đất Tam Hiệp. “ Still life” mang nhiều ý nghĩa và thông điệp sâu sắc ở sự kiện con đập lớn nhất thế giới chúng ta đang sinh sống, trái đất của hơn 6 tỷ người.

Các giải thưởng của Giả Chương Kha.
2008 Won Kinema Junpo Award Best Foreign Film Director
2008 Won Kinema Junpo Award Best Foreign Film Director
2007 Won Venice Film Festival – Venice Horizons Documentary Award
2007 Won Durban International Film Festival – Best Direction
2007 Won Asian Film Award Best Director
2006 Won Venice Film Festival – Doc/It Award, Golden Lion, Open Prize
2005 Won São Paulo International Film Festival – Critics Award International
2003 Won Singapore International Film Festival – FIPRESCI/NETPAC Award – Special Mention
2002 Won Marseille Festival of Documentary Film – Grand Prix
2001 Won Fribourg International Film Festival – Don Quixote Award, FIPRESCI Prize
2001 Won Singapore International Film Festival – Young Cinema Award
2001 Won Buenos Aires International Festival of Independent Cinema – Best Film
2000 Won Venice Film Festival – Netpac Award
2000 Won Nantes Three Continents Festival – Golden Montgolfiere
1998 Won Nantes Three Continents Festival – Golden Montgolfiere
1998 Won Pusan International Film Festival – New Currents Award
1998 Won Vancouver International Film Festival – Dragons and Tigers Award
1998 Won Berlin International Film Festival – Netpac Award, Wolfgang Staudte Award

(Nguồn: http://www.moviesboom.com/?pid=castcrew&child=detail&id=569)

~ by quynh12281 on January 23, 2009.

16 Responses to “Still Life”

  1. Các con đập của TQ gắn rất nhiều với các vấn đề chính trị. Tháng 8 năm ngoái, khi mưa lũ đang tác quái một cách hết sức bất thường ở lưu vực sông Me kong (trong đó có Việt Nam), người ta đã bắt đầu đặt lại vấn đề sự can thiệp của con người từ thượng nguồn của dòng sông này, mà cụ thể chính là các con đập của TQ. Khi đó, Ủy hội sông Me kong (MRC) đã phải ra một tuyên bố nói rằng những con đập của TQ hoàn toàn vô tội để rồi ngay sau đó là rất nhiều lời phản đối từ các bên liên quan, một ví dụ đáng chú ý là từ Thai People’s Network for Mekong.

    Một lí giải cho tuyên bố phần nào ko được khách quan nói trên từ MRC là việc TQ đang “tham gia” ngày càng nhiều vào các hoạt động của Hiệp hội sông Mekong (trong khi cũng đang gắng hết sức tận thu nguồn lợi từ dòng sông này). Cũng trong năm ngoái, bất chấp những khuyến cáo về môi trường, chính phủ Campuchia đã đồng ý để TQ đầu tư xây dựng các đập thủy điện trên đất nước này (hiện nay, điện của CPC đều đc mua từ nước ngoài và giá bán điện ở CPC gấp khoảng 2 lần giá bán điện ở VN). Tớ thấy là hình như người CPC đã quên mất ai là người đứng sau gây ra nạn diệt chủng của họ.

    Về tác động của các con đập, có thể Google xem báo cáo “Dams & Development” của UB Thế giới về đập. Báo cáo này có các thông tin kĩ thuật để hiểu là các con đập của Nhật Bản đã ứng xử tuyệt vời với môi trường như thế nào, tớ dịch lại một phần: “Sau trận lũ năm 1953 gây vỡ đê và chết nhiều người, các con đập Matsubara và Shimouke đã được xây dựng. Đến trận lũ năm 1982, đập Matsubara đã làm giảm 64% lưu lượng đỉnh lũ (từ 2.900 xuống 1.040m3/s)”. Còn đập của TQ như đập Tam Hiệp này thì sao? Ngoài “nhân dân TQ” thì ai là người đã hi sinh vì chúng? Nhìn vào “phản hồi” từ hạ lưu sông Me kong là đủ biết.

  2. Cảm ơn Ms Hằng với nhiều thông tin thú vị. Đây có lẽ là comment dài nhất của K4 trên tinvanonline,

  3. ờ, phim này tớ khoái đoạn có bộ sưu tập đồng hồ treo trên sợi dây căng trên chiếc bàn lộn xộn, :),

    mà tớ không thích cách dùng mỗi “Kha” để nói về đạo diễn, :), kiểu này bạn Quỳnh viết về phim của thầy Đặng Nhật Minh bạn chẳng lẽ lại gọi mỗi “Minh”. Cách gọi tên có lẽ chỉ nên dùng với người ngang hàng trở xuống, còn thì tiếng Việt có rất nhiều đại từ để thay đổi nếu thấy sợ lặp: ông, đạo diễn, tác giả, ….

  4. Phongsinh, anh nói ko sai về việc theo thứ bậc nhưng khi ngừoi ta gọi tên, hay với em thì đó là sự trân trọng tuyệt đối, Trịnh công zơn hơn em hàng chục tuỏi, em vẫn gọi là Trịnh. Còn thầy Minh à, chả bao giờ em gọi thế.
    Em nghĩ, ko nên máy móc vì với em khi viết, em ý thức được cảm xúc của mình, ko tùy tiện.
    Em cũng thừa hiểu phép lặp, phép thế trong tiếng Việt là gì để sử dụng.

  5. “In the spot” có lẽ chị Quỳnh dùng để chỉ phong cách làm phim hiện thực hiện trường của Giả Chương Kha, nhưng GS Chris Berry lại dùng thuật ngữ này là “On the spot realism”. Chị check lại xem nhé.

    “Ảnh hưởng cách nhìn nhận của Andre Bazin hồi làn sóng mới bên Pháp những năm 60…”: chỗ này giống văn nói hơn.

    Việc bộ phim khiến ta phải tranh luận là thành công cuả đaọ diễn. Hiểu Người tốt ở Tam Hiệp là thế nào, lý lẽ nào cũng đúng miễn là người đưa ra bảo vệ nó một cách hợp lý. Không ai đúng hơn ai chỉ là quan điểm khác nhau. Thế nên em thấy hai cách hiêủ chị đưa ra đều chấp nhận được.

  6. Hê hê, tớ ko comment về cách viết của Q nhá. Xem lại tác giả đi :-))

    Nhưng mà phongsinh cũng có lí của bạn ấy nhé. “Trịnh” là họ (gọi Sơn mới là gọi tên), còn “Kha” là tên (nếu gọi họ thì phải là Giả). Thực ra tụi Tây tụi Tàu gì cũng chỉ hay gọi họ với người lạ thôi, ví dụ nhé: Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush… ko gọi là TT Bill hay là TT George, hay là: Chủ tịch Mao, Thủ tướng Lí… ko gọi là CT Đông hoặc TT Bằng… Sang đến VN mình, tụi nó gọi là “Mạnh”, “Triết”… hoặc là do tên của mình đứng đằng sau ở vị trí chúng nó đặt họ, hoặc do bản thân nước mình cũng ko có thói quen gọi theo họ, kiểu như thế.

  7. Trang ơi, “on the spot realism” đúng thế nhưng trong bài giảng của giáo sư cũng có nói đến cái in the spot, chị chả sáng tạo ra cái này đâu,
    Xin lỗi chị Hằng nhé, em nhầm, hihi,

  8. Cảm ơn các anh, chị đã comment các ý kiến, bài viết của tôi thường viết với những cảm nhận, có phần trực giác nhiều hơn là lý luận, vì thế, tính chủ quan là không thể tránh khỏi.
    Chúc cả nhà ăn tết vui vẻ,

  9. ha ha! có một cái ý tưởng suy diễn từ bộ phim này là: Văn hóa Trung Quốc đang nhấn chìm từ tiểu quốc cho đến đế quốc.

  10. xin lỗi, bạn ở đâu thế, bạn có thể nhận xét và suy diễn nhưng đây không phải là nơi để bạn vào ” ha, ha” với thái độ như thế,

  11. Ối trời, chị Quỳnh nóng thế. Biết đâu là người K1-K3. Mà là người ngoài vào comment thì cũng có làm sao đâu. Mọi người vẫn ‘hihi, hehe’ đều mà. Ý của bạn ấy cũng không sai lắm đâu. ;)

    @Thanhhangk4: Em đồng ý với những comment của chị trong này.

  12. Ở tinvan, dở nhất là ko đăng được hết title của bài, bài này chị chỉ bàn đến cái tên phim , ý nghĩa của ” Người tốt ở Tam Hiệp” nhưng nó lại ko ở nguyên bản nên mọi người suy diễn là điều dễ hiểu.
    Có gì nóng đâu HP ơi, thái độ con ngừoi thể hiện là thấy mà, chị cũng thấy sự hả hê của em khi đọc đấy,

  13. Hả hê cái zì cơ???

  14. Tình cờ phát hiện blog Tin Vắn này, rất thú vị, sẽ ghé thường xuyên hìhì

  15. Cảm ơn chị vì bài viết và cảm ơn comment thật nhiều thông tin của chị thanhhangk4.

  16. […] Như Hải Quỳnh | Tin Vắn Điện Ảnh […]

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: