Mua vé để sợ hãi

calling1

by Nguyễn Thị Thanh Hằng

Làm người ta sợ hãi không phải là một sáng tạo gì mới. Thưở bé, hẳn có bạn gái hoặc thét lên hoặc lấy tay che mặt khi xem “The Exorcist” (Thầy phù thủy) được chiếu trong giờ của thầy Ed Guerrero vào tuần trước cũng đã từng cố sức dọa dẫm một ai đó khác bằng vài câu chuyện hoang đường và ít tính logic nhất, giống như thế.

Từ những bóng ma xa xưa tới các oan hồn thời hiện đại, các khán giả hào hứng đưa mình vào trong một cuộc chơi của nỗi sợ hãi, họ đã trả tiền để được quyền sợ hãi. Còn nỗi sợ hãi đó lớn bằng ngần nào, là phụ thuộc vào sự “tàn nhẫn” của nhà làm phim.

Và người làm phim có vô vàn cách thức tăng thêm gia vị của sự sợ hãi vào trong những cảnh quay của mình. Sự sợ hãi được gieo rắc bắt đầu từ những cảnh tang tóc, bóng tối, sự cấm đoán… và câu chuyện sẽ phát triển dần từ đó. Mỗi câu chuyện trong phim kinh dị như một tấm gương phản chiếu lại nỗi sợ hãi của thời đại đó, của khu vực đó, của những khán giả nơi đó. “Nosferatu” (1922) không chỉ kể chuyện ma cà rồng, nó mang đến những hình ảnh không dành cho khán giả yếu tim về một thị trấn bị bủa vây bởi những cái chết sớm và ngẫu nhiên, như là ảnh hưởng từ cuộc Đại chiến và sự lan rộng của đại dịch Cúm thời đó vậy. Đến cuối thế kỉ, “Blade” (1998) cũng không đơn thuần là một chuyện ma cà rồng, nó phản chiếu nỗi sợ hãi trong một xã hội mà những thế lực đầy uy quyền đã không bị kiểm soát, và tất nhiên, không hề bị trừng phạt. Mỗi thế hệ con người, sẽ có những đề tài phim kinh dị riêng để phù hợp.

Bạn phản ứng thế nào khi xem phim kinh dị? Trong khi cả lớp thét lên trước những cảnh quay kinh dị thì cũng có bạn chỉ cười khì. “Horror film gene that makes some scream while others laugh” (gen kinh dị đã làm một số người khóc thét trong khi vài người khác chỉ cười), tờ Telegraph của Anh đã giải thích như thế trong một bài báo cùng tên của họ.

Sự phát triển của phim kinh dị

Giai đoạn 1920 – Những phim câm kinh dị đầu tiên: Lấy nền tảng từ vốn dân gian và truyền thuyết của châu Âu, mọi con quỷ đều to lớn và… rất giống quỷ, như những tưởng tượng thông thường. Hiện chỉ còn 3 bản phim có thể tìm được trên đĩa DVD bao gồm “The Golem”, “The Cabinet of Dr Caligari”, “Nosferatu”.

Giai đoạn 1930 – Phim kinh dị bắt đầu biết nói, và biết hét: Những hình ảnh thống trị màn ảnh là những con quỷ và các nhà khoa học điên rồ. Chính lúc này, điện ảnh đang ở thời kì huy hoàng: Trung bình một tuần, có 80 triệu người (tức là 65% của dân số Mĩ) đến rạp chiếu bóng.

Giai đoạn 1940 – Các nhân vật kinh dị tự hủy diệt chúng: Mang âm hưởng từ cuộc Đại chiến thế giới. Các phim bao gồm: “The Wolf Man”, “Cat People”, “Universal Monsters”, “Val Lewton”, “Abbott and Costello Meet Frankenstein”.

Giai đoạn 1950 – Phim kinh dị mạnh và phim kinh phí thấp: Stephen King bắt đầu thành lập một hãng làm phim kinh phí thấp (B-pictures) mang tên “American International Pictures” chuyên về phim kinh dị. Các phim của thời kì này bao gồm: “Godzilla”, “The Beast from 10,000 Fathoms”, “The Wasp Woman”, “Them!”, “Ray Harryhausen”, “Drive Ins”, “William Castle”, “House On Haunted Hill”, “The Tingler”, “Vincent Price”.

Giai đoạn 1960 – Lũ con gái xấu xa và bọn quái vật đầy máu: Vụ ám sát Kennedy. Câu chuyện Cuba. Người ta tìm ra thuốc an thần khi các bà mẹ uống chúng và sinh ra quái thai. Mĩ can thiệp vào Việt Nam. Cuộc cách mạng tình dục. Tất cả đã khiến thế giới đổi thay rất nhiều. Nhưng phim kinh dị trong thời gian này lại không được đánh giá cao.

Giai đoạn 1970 – Ác mộng lúc nửa đêm: Những nỗi sợ hãi thường xoay quanh những đứa trẻ hoặc những cuộc sinh nở đau đớn và tai họa. Các phim gây chú ý là: “The Exorcist”, “Texas Chainsaw Massacre”, “Jaws”, “The Omen”, “Carrie”, “Halloween”.

Giai đoạn 1980 – Sự kì dị trên thân thể con người: Cuối cùng thì những hiệu ứng hình ảnh đặc biệt đã bắt kịp những bộ óc tưởng tượng của người hâm mộ phim kinh dị và những nhà sản xuất ra chúng. Các phim bao gồm: “Evil Dead”, “American Werewolf in London”, “The Howling”, “John Carpenter’s The Thing”, “The Hitcher”, “Nightmare on Elm Street”, “Reanimator”, “Video Nasties”.

Giai đoạn 1990 – Những tên giết người vì chứng thần kinh: Giống như nguyên tắc rằng mỗi thế hệ cần một nỗi sợ hãi riêng, thế hệ X đã sáng tạo ra một dạng yêu quái có nhãn mác riêng của mình: Bọn giết người hàng loạt. Các phim được nhắc đến nhiều là: “Silence of the Lambs”, “Se7en”, “Jacob’s Ladder”, “Scream”, “The Sixth Sense”, “New Nightmare”, “Serial Killers”.

Những năm 2000 – Sự sợ hãi đương đại và toàn cầu: Ngày 1/1/2000 cuối cùng đã trôi qua không có những khủng hoảng trầm trọng, nhưng cơn ác mộng thật sự lại đến sau đó, vào ngày 11/9/2001. Rất nhiều người muốn bán phim kinh dị hồi mùa thu năm 2001 đã chỉ nhận được cái lắc đầu (như cái lắc đầu với George Romero và “Land of the Dead”). Thậm chí còn có cả những lời kêu gọi nhân danh hòa bình thế giới để cấm phim kinh dị. Nhưng cuối cùng, từ năm 2005, thể loại kinh dị đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Khán giả nào cũng có thể kể ra tên của một vài phim kinh dị thời kì này.

Ảnh: Một cảnh trong phim “The Exorcist” (www.warnerbros.com)

~ by thanhhangk4 on January 11, 2009.

3 Responses to “Mua vé để sợ hãi”

  1. nhắc đến “The Exorcist”, bệnh lý của cô bé trong phim được thế giới nhắc đến với tên là bệnh đa nhân cách, tuy nhiên các tác giả đã thể hiện dưới hình thức ma thuật và tâm linh trong phim,
    tìm hiểu về bệnh đa nhân cách sẽ thấy khá hay, hi, tốt cho những người muốn làm phim về sự bí ẩn, đưa sự bí ẩn ra ánh sáng, he, dù chỉ là trong tưởng tượng,

    ờ, bệnh nhân đa nhân cách được ghi nhận nặng nhất là có 17 nhân cách trong người, phương pháp chữa hiệu quả hiện được biết đến là thôi miên, không phải dùng nước thánh và thần chú như trong phim,

    nhưng mà xem phim quả nhiên là rùng rợn, :), ai thích xem phim kinh dị đến tớ cho mượn mấy phim ma của Thái Lan nè, đảm bảo thức suốt đêm ôn lịch sử điện ảnh vì không dám ngủ, :D,

    “The shutter” bản Thái và bản Mỹ làm lại, tuy nhiên bản Thái là bản gốc lại ghê rợn hơn,
    “Devil Eye”, chà, nhắc tên đã thấy gai người, thôi ko nói nữa, :D,

  2. Hôm trước xem phim kinh dị của Renee Zellweger và Matthew McConaughey là “Texas Chainsaw Massacre: The Next Generation” thấy khó diễn tả quả quá: vừa ghê sợ lại vừa buồn cười.

    So vào list các thời kỳ đưa ra đúng là phim đó xếp vào loại “Những tên giết người vì chứng thần kinh”.

  3. @phongsinh: Cảm ơn phongsinh nhé. Hôm xem The Exorcist, thấy có cảnh ông thầy tu nghi ngờ cô bé mắc chứng đó chứ ko phải bị quỷ ma gì hết, nhưng cuối cùng, có lẽ, người làm phim đã chứng minh điều ngược lại để làm khán giả rùng mình hơn một ít. Mà cảm ơn trước vì vụ cho mượn đĩa nhé :-D Hê hê, tớ cũng lục trong thư viện của dự án để tìm phim ma Thái Lan, Nhật Bản… nhưng ko ra. Có bạn nào có đĩa phim Ringu ko vậy, cho tớ mượn nhé.

    @thutrangnguyen: Cảm ơn thutrangnguyen nhé, hôm nào mang đĩa đến chiếu cho cả lớp mình đi :-D Tớ đang tìm hiểu về phim kinh dị mà nhưng vẫn chưa xem được mấy :-((

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: