Giai điệu về tình yêu cuộc sống

upnhanhdotc0m2008071819929yjyynmeyng22028jpeg

by Nguyễn Như Quỳnh

Phim “Bài ca người lính” của đạo diễn Chukhrai dựng lên những hình ảnh hùng tráng của cuộc chiến tranh nhưng lại là những nét giản dị của người lính trẻ trên chặng đường về thăm nhà trong 6 ngày. Chỉ trong 6 ngày, bao nhiêu sự kiện diễn ra, hồi hộp, căng thẳng nhưng không kém phần thú vị bởi ở khoảnh khắc đó, có một tình yêu đẹp nở hoa. Giai điệu về tình yêu cuộc sống cứ vang mãi trong tôi về một thời oanh liệt nhưng giản dị tuyệt vời về những ngừoi lính, về những người mẹ đợi con về, về tình yêu và khát vọng.

Một bộ phim về đề tài chiến tranh nhưng nhẹ nhàng, tinh tế. Có tiếng sung và xe tăng nhưng không quá ồn ào, không có những tiếng bước chân dồn dập, những tập thể quân đội. Có những nhóm ngừoi, tổ chức mà ở đó con ngừoi được quan tâm, chia sẻ và yêu thương. Ngừoi lính trẻ, Alyosha được trở về nhà trong vòng 6 ngày sau khi chiến thắng vang dội. Trên chặng đường, từ nhà ga, anh đã gặp một thương binh và thuyết phục ngừoi lính đó trở về gặp vợ. Tình huống từ không muốn về khi anh viết thư đến lúc anh vứt lá thư đi và lên tàu trở về là một trường đoạn diễn tả rất nhiều tâm trạng, cảm xúc khi trở về gia đình với chiến thắng nhưng lại còn những hậu quả đau đơn, bị cụt một chân, những mặc cảm, đan xen cho đến khi vợ anh đến gặp ở ga, họ vẫn dường như không tin. Giây phút đó, khán giả sẽ phải chờ đợi cả 2 ngừoi chạy đến, trong nước mắt nhưng phải rất lâu sau đó, sự kìm nén mới vỡ tung.

Chuyến tàu như một minh chứng cho những giây phút quan trọng của Alyosha khi anh ta lúc nào cũng ở trạng thái, chạy theo đoàn tàu, hoặc lên tàu vội vàng. Mỗi lần chuyênr ga hoặc có sự cố gì xảy ra, tiếng còi tàu và hình ảnh đoàn tàu luôn là hình ảnh cho con đường, hành trình cho sự trở về vội vã, cho cả những mong đợi.

“Bài ca người lính” hay bởi một tình yêu rất dung dị của người lính trẻ và cô gái tình cờ gặp trên tàu trong một hoàn cảnh vô cùng éo le, họ đều ngồi ở khoang hàng, như những kẻ chạy trốn, không vé. Từ những ngượng ngập ban đầu cho đến những giây phút gặp khó khăn, gay cấn nhất thì bộ phim luôn giữ cho nhân vật chính những nét tươi sáng, sự tự tin, mạnh mẽ của một anh hung đời thường trong cuộc sống chứ không phải một con ngừoi khoảng cách, xa rời, đơn thuần là anh hung trên chiến trường. Tác giả cũng cho họ môt khoảng thời gian vừa đủ để quen nhau cho đến khi bị lạc nhau để họ nhận ra có nhau và yêu nhau là môt quá trình tinh tế, cùng nhau chứng kiến và trải nghiệm. Họ lo cho nhau khi bị bắt, rồi ngừoi lính luôn đi lấy nước cho cô gái cho đến khi họ cùng nhau đến thăm nhà một anh bạn trên chiến trường. Lúc đó, cô gái bộc lọ rõ hơn sự hồn nhiên cuẩ mình, chơi với những bọt xà phòng, họ chạy trên phố đi tìm nhà bạn. Đến khi họ chia tay, cô gái đã tự nói lời yêu ngừoi lính trẻ. Ngừoi lính trẻ hồi hộp khi nhận ra cần nói điều gì đó quan trọng. Cách diễn tả song song tâm trạng của tình yêu 2 ngừoi nhẹ nhàng, dịu dàng. Cách thể hiện và chi tiết trong phim được tiết chế, thể hiện một tình yêu trong sáng, hồn nhiên. Tôi thích cách mở đầu và kết thúc của phim. Bà mẹ và cô gái với một con đường trắng xa tít tắp và sự chờ đợi cho đến kết thúc phim là chàng trai ra đi sau khi gặp mẹ trong một khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi. Dù không nói ra nhưng chúng ta đều biết, chàng trai đã không trở về nhưng chúng ta vẫn thấy một cái kết mở.

Âm nhạc trong phim là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, thành công của bộ phim. Các cuộc gặp trong phim là sự kìm nén vì thế, âm nhạc dù có lúc vui tươi, trong trẻo nhưng có lúc lặng im. 2 mẹ con của Alyosha gặp nhau trong sự im lặng. Sự chờ đợi của mẹ, sự nôn nóng của chàng trai trong thời gian ngắn ngủi, không thể chậm trễ hơn. Những góc quay rộng, ánh sáng chiếu vệt căn phòng, ánh sang trên toa tàu chiếu vào 2 gương mặt. Tôi thích góc quay trường đoạn đầu tiên, người lính nhỏ bé và chiếc xe tăng, dường như lúc này các máy quay chiếu từ dưới lên thật xa rồi từ từ quay xuống, ngược ống kính tạo thanh một đường vòng rồi xiên thành khoảng rộng của trời đất cũng như bãi chiến trường với sự nhỏ bé của ngừoi lính và chiếc xe tăng.

Nhân vật trong phim đóng khá đạt, anh lính trẻ, cô gái, và cả bà mẹ khi góc quay đặc tả khuôn mặt và giọt nước mắt. “Bài ca ngừoi lính” mang không khí và âm hưởng của chiến tranh, súng nổ, bom mìn nhưng bình yên ở trong tâm hồn con ngừoi. Tất cả các nhân vật trong phim đều có những góc đẹp riêng cho chính con người của họ. Từ anh kiểm soát tàu lấy 2 hộp sữa cho đến người đàn bà đi xe suốt đêm không được ngủ cho anh lính đi nhờ đến các nhân vật khác như vợ ngừoi lính trở về, nhân dân trong làng.

Bộ phim là một bản tình ca về cuộc sống thời chiến tranh. Được làm từ những năm 1959 nhưng đến nay bộ phim vẫn xứng đáng là tác phẩm điện ảnh cho thế hệ sau đó tiếp nối, học hỏi. Vì thế, “ Bài ca người lính” như một khúc vĩ thanh về ngừoi anh hùng của nghệ thuật ngày thường.

Ảnh: http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://upnhanh.com/userimages/images

~ by quynh12281 on January 3, 2009.

6 Responses to “Giai điệu về tình yêu cuộc sống”

  1. Tớ thích xem phim này, :), và không thích bài viết này, không hiểu tại sao, có thể là vì bạn Quỳnh viết khi mới xem một lần, :), phim này nên xem lại,
    có thể tại là bạn Quỳnh hơi tham khi viết cả về nội dung, cả âm nhạc, cả diễn xuất, nên mỗi phần đều chưa tới, mà cả bài bị loãng,
    bạn Quỳnh thử phân tích chỉ một trường đoạn anh lính bị cụt chân trở về gặp vợ xem sao, :),

    ờ, từ “anh ta” thường dùng để chỉ nhân vật không tốt, người tốt ta dùng “anh ấy”,

  2. Cảm ơn phongsinh,
    Bài viết này, tớ viết còn nhiều cảm tính và hơi tham,
    Nhưng ban đầu có lẽ chỉ thế, vì tớ biết, cần thơi gian và nghiên cứu nhiều hơn,

  3. xem phim chưa kỹ rồi – ! nhiều tình tiết và nhân vật trong bài viết không chính xác so với phim. Bình luận vẫn chung chung cảm tính, nói một cách khác chưa đọc được cách mà người ta làm phim này

  4. cảm ơn bạn đã nhận xét, tôi viết với cảm xúc người xem phim chứ không phải là một nhà phê bình hay lý luận về film. Chi tiét và nhân vật sai ở đâu, bạn chỉ rõ cho tôi với, vì bài viết này tôi cũng đưa cho giảng viên xem rồi, nó chưa đạt về lý luận, về thông tin sai ở đâu,
    Xem phim như đọc một cuốn sách, việc hiểu đúng và nắm hết dụng ý tác giả không phải nói hết trong mọt bài nhỏ thế này,

  5. “Chuyến tàu như một minh chứng cho những giây phút quan trọng của Alyosha khi anh ta lúc nào cũng ở trạng thái, chạy theo đoàn tàu, hoặc lên tàu vội vàng. Mỗi lần chuyênr ga hoặc có sự cố gì xảy ra, tiếng còi tàu và hình ảnh đoàn tàu luôn là hình ảnh cho con đường, hành trình cho sự trở về vội vã, cho cả những mong đợi.”

    Đọc đoạn bình luân này đủ thấy bạn xem chưa kỹ và chưa nắm được các tình tiết tạm gọi là “trường đoạn trên tàu” bạn hãy xem lại xem có những tình huống nào đặc sắc tạo ra cảm xúc cho bạn.

    Thay vì qua loa một vài dòng sơ sài thì có điều nào làm bạn ấn tượng trong xử lý khuôn hình, cận cảnh, ánh sáng của trường đoạn đó kô? Nhất là mối quan hệ tình cảm của anh lính với cô gái cùng đi trên tàu…nếu là trong hòa bình sẽ ra sao? nhưng trong chiến tranh sống chết bất kỳ thì thế nào?

    Cơ bản phải biết tự hỏi và tự trả lời! chứ không phải “vẽ chữ”

    Hì hì tớ biết đây là trang dành cho các học viên dược đào tạo về lý luận phê bình cơ mà …

    Vài dòng từ người thích phim ảnh và châm chọc mong bạn tiến bộ trong nghiệp viết.

  6. cảm ơn những châm chọc của bạn, rất tiếc để tạo thành nhà lý luận thì đó không phải là tương lai tớ chọn. Và để khẳng định nghiệp viết thì còn lâu lắm.
    Ừ, bạn nói gì cúng đúng, như tự hỏi, tự trả lời,
    Một lần nữa, cảm ơn,

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: