Giai điệu trong phim

music

by  Minh Tú

Nhân giờ học về Điện Ảnh Việt Nam tuần qua, thầy Đoàn Minh Tuấn có giới thiệu với chúng tôi bộ phim “Chung một dòng sông” , đây là một bộ phim về chiến tranh và có rất nhiều điều cần nói về bộ phim này. Tuy nhiên, điều làm tôi ấn tượng nhất là cách đạo diễn sử dụng các giai điệu âm nhạc để đưa vào phim.

Có thể  miêu tả việc pha trộn âm nhạc trong phim bằng từ: Vụng về.

Mở đầu phim, cảnh sông nuớc mênh mông cùng những câu hò vang lên khiến người xem có liên tưởng rất tốt đến một vùng quê chài lưới với không gian cao và rộng, những con người đôn hậu và chân chất. Đạo diễn cũng thể hiện những trường đoạn về cảnh đời sống của người dân qua cảnh chuẩn bị đám cưới của Hoài bằng nhưng điệu nhạc chèo vui nhộn. Nhưng đáng tiếc, ngoài hai cảnh đó ra, các trường đoạn khác gần như đã bị phá huỷ bởi âm nhạc.

Khoan hãy bàn đến kỹ thuật hay chất lượng âm thanh ở đây, tôi chỉ muốn nói về “cái tai” của đạo diễn khi chọn những giai điệu âm nhạc để áp vào cho từng trường đoạn.

Nếu như các bộ phim của phương Tây, họ thường sử dụng rất ít giai điệu ( trừ các bộ phim musical), trong đó luôn có một giai điệu chủ đạo được chơi theo những phong cách khác nhau: Hoà tấu, solo hay  Jazz  hoá hoặc thậm chí chơi đi chơi lại một đoạn nhỏ xuyên suốt phim  để phù hợp với nhịp điệu câu chuyện.

Có thể lấy ví dụ trong phim Forrest Gump, đoạn đầu trong music theme được viết bởi Alan Silvestri đã được phát đi phát lại nhiều lần trong những đoạn thoại của Forrest khiến nhưng trường đoạn về cuộc đời của anh ta trở nên liền mạch như một dòng chảy của sông.

Hay một ví dụ khác trong “ Central Station”, mỗi khi  bản nhạc Mama África vang lên, người xem có cảm nhận hai nhân vật chính sẽ lại trên một hành trình mới hứa hẹn nhiều bất ngờ xảy ra. Âm nhạc ở đây không chỉ có tác dụng kết nối các trường đoạn mà còn giúp thúc đẩy diễn biến câu chuyện.

Quay lại phim chung một dòng sông, đạo diễn đã áp dụng một công thức kiểu “ người buồn nhạc có vui đâu bao giờ” vào các cảnh quay tâm trạng của diễn viên. Ví như cảnh Hoài và mẹ nói chuyện, rồi cô buồn bã nhớ người yêu, tiếp đó là cảnh cô ngồi ở bến sông. Quả thực, những giai điệu thê lương vang lên mỗi khi nhân vật chính không cất thoại khiến cho trường đoạn đó như bị chẻ vụn ra, hoặc cảnh Hoài ngồi bên sông, nhạc chậm và buồn khiến cho nhịp độ câu chuyện bị kéo chậm lê thê lại.

Không chỉ có phim xưa, ngay các bộ phim thời nay, đặc biệt là phim truyền hình Việt Nam, việc lựa chọn bản nhạc để đưa vào phim còn khá vụng về, gây ra cảm giác “lộ cộ” khi xem phim. Thiết nghĩ đây không phải là yếu tố quá khó thực hiện cũng không liên quan đến kỹ thuật hay kinh phí gì,  chỉ cần người đạo diễn có đôi tai cảm nhạc tốt mà thôi.

Cuối cùng, mọi người có thể xem một đoạn phim nhỏ của thiên tài Charlie  Chaplin để thấy ông đã kết hợp nhạc trong phim khiến cho bộ phim trở nên hài hước thế nào.

NGuồn ảnh : http://www.cartoonstock.com

~ by dominhtu on December 13, 2008.

7 Responses to “Giai điệu trong phim”

  1. Em so sánh như thế là không công bằng Tú ạ. Em nên so sánh “Chung một dòng sông” với những bộ phim nước ngoài làm cùng thời hoặc thậm chí trước đó. Chứ FORREST GUMP và CENTRAL STATION là những phim được làm cách “Chung một dòng sông” cả nửa thế kỷ về sau này thì nó tốt là điều đương nhiên…
    Đành rằng nhạc phim “Chung một dòng sông” không phải là một thành công nhưng so sánh như vậy là khập khiễng…

  2. buster keaton was the true master … it’s too bad somebody stole our wonderful buster keaton collection :(

  3. Vầng, đúng là không công bằng thật chị ạ, nhưng em chỉ muốn cho mọi người thấy việc sử dụng giai điệu vào phim nó có tác dụng thế nào thông qua những bộ phim phổ biến thôi, chứ việc so sánh Việt Nam vơi Mỹ ngay khi cùng thời kỳ cũng đã là không công bằng rồi vì cho dù cùng thời kỳ thì Mỹ vẫn phát triển hơn mình nhiều. So sánh phải đặt trong cùng điều kiện cơ.

    Tuy nhiên, vấn đề về giai điệu trong phim không phụ thuộc vào thời gian hay điều kiện mà phụ thuộc vào tai nghe của đạo diễn
    ( Ví dụ những phim câm của họ làm trước “Chung một dòng sông hàng chục năm nhưng phần nhạc vẫn rất hay, như phim của charlie trên kia là một ví dụ), thời kỳ nào cũng vậy thôi, nếu đạo diễn không có sự nhạy cảm với âm nhạc thì nhạc và phim vẫn đánh nhau như thường. :p

  4. To Dean:
    I read about Keaton follow this link.

    http://www.mikecottrell.com/keaton.html

    I think he was fantastic. Keaton got academic winning awards while Chaplin got only one for best music. But Chaplin was more well-know.
    About the award, personally I think it’s because Chaplin is English.

    Can you tell me about the stolen collection? They didn’t mention it in his website.

  5. i mean our collection of Bustor Keaton DVDs in the program office.

  6. Ối giời ơi, In my opinion, it ‘s a crime. I am sorry to hear that.

  7. Thế thì em nên viết một bài chung về tầm quan trọng của giai điệu trong phim thì hơn :D…

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: