Cú rẽ ngoạn mục của tiếp thị phim

hinhanhwebdarkknight

by Ngô Chuyên

Người ta vẫn nói rằng công nghệ làm nên những điều kỳ diệu. Trong công nghiệp phim ảnh, đó có lẽ là điều mà các nhà phát hành là những người thật sự tâm đắc. Sự phát triển của Internet đã khiến họ có thể làm được những việc tưởng chừng như bất khả thi…

Lối rẽ mới

Hình thành và phát triển trong những năm 90 thế kỷ XX, Internet dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trò chuyện trên Internet, làm báo trên Internet, viết nhật ký trên internet, kinh doanh trên internet, tham gia các cộng đồng ảo trên internet… , tất cả đã trở thành những hoạt động thường ngày của con người.

Và nhanh chóng, các nhà phát hành phim cũng đã biết cách khuếch trương hoạt động tiếp thị của mình trên mạng lưới toàn cầu này. Họ lập các trang web riêng cho một bộ phim, tung những tấm poster, các đoạn trailer, các hình ảnh của phim hay các đoạn phim quay hỏng lên mạng… Họ sẽ làm tất cả mọi cách để hình ảnh và thông tin của bộ phim “đến” được với khán giả bằng con đường ngắn nhất. Tuy nhiên, đó mới chỉ là đoạn đường đầu tiên của tiếp thị phim trên internet.

Dần dà, sự ra đời của Internet kéo theo sự ra đời của một cách tiếp thị mới, được các nhà nghiên cứu truyền thông và tiếp thị gọi là Viral Marketing (ở đây, người viết tạm dịch là Tiếp thị Virut). Tận dụng các mạng xã hội có sẵn, các chiến dịch Tiếp thị Virut kiểu này sẽ tạo ra một hiệu ứng lan truyền thông tin giống như  sự lây lan của virut máy tính. Kết hợp với những ý tưởng táo bạo, các nhà phát hành phim nhanh chóng áp dụng kiểu tiếp thị này vào trong các chiến dịch tiếp thị của mình. Và không chỉ tạo ra những kết quả đáng mơ ước, Tiếp thị Virut đã và đang hình thành một tư  duy tiếp thị mới trong tiếp thị phim.

The Blair Witch Project – “người” tiên phong

The Blair Witch Project – bộ phim độc lập, sản xuất năm 1999 – được coi là một trong những phim đầu tiên sử dụng kiểu tiếp thị này. Bộ phim kể về ba sinh viên điện ảnh bị mất tích trong rừng khi đang quay một bộ phim tài liệu về phù thủy Blair – một nhân vật truyền thuyết bị coi là người đang ám khu rừng mà họ đã mất tích. Người ta không bao giờ tìm thấy thi thể họ. Nhưng một năm sau những thước phim mà họ quay được công bố. Dựa trên nội dung bộ phim, ý tưởng tiếp thị The Blair Witch Project như một bộ phim tài liệu đã ra đời và được nhà phát hành thực hiện một cách tài tình.

Kế hoạch tiếp thị phim được tiến hành trước khi phim công chiếu một năm. Ban đầu, các nhà phát hành phim, từ website chính – vốn được tổ chức hoàn toàn khác một website phim bình thường – của bộ phim, đã lan truyền một câu chuyện kỳ bí về phù thủy Blair. Câu chuyện dường như  có thật với những sự kiện, thời gian cụ thể. Các tình tiết, hình ảnh và các đoạn video clip kể trên trang web được đưa ra và mang lại cho người xem cảm giác các nhân vật trong phim, trên thực tế, tồn tại và đã mất tích.

Trong bối cảnh đó, nhiều đoạn trailer được tung ra. Từng phần nhỏ của bộ phim xuất hiện trên Independent Film Channel – vốn được coi là kênh chuyên chiếu những bộ phim không cắt. Và để tăng thêm tính thực tế trong câu chuyện của mình, ngay trước nhày trình chiếu, nhà phát hành đã kết hợp với kênh truyền hình Sci-fi Channel cho phát sóng bộ phim tài liệu mang tên “The Curse of Blair Witch” (tạm dịch “Lời nguyền của phù thủy Blair”). Xung quanh câu chuyện về phù thủy Blair, bộ phim tài liệu ngụy tạo này cho người xem thấy cả những cuộc phỏng vấn bạn bè và người thân của các sinh viên bị mất tính – những chứng cứ chân thực tới mức, không một người nào xem lại không có một khoảnh khắc suy nghĩ những sự kiện trong phim là thật.

Sau chiến lược tiếp thị tiêu tốn 15 triệu USD và dường như hấp dẫn được bất kỳ ai tình cờ bị cuốn vào, The Blair Witch Project thu được 248 triệu USD trên toàn thế giới khi phát hành. Tính ra với mỗi USD bỏ ra (The Blair Witch Project làm hết 35.000 USD), The Blair Witch Project cho lời 10.000 USD. Bộ phim đã được sách kỷ lục thế giới Guiness đánh giá là bộ phim có tỉ lệ lãi suất lớn nhất từ trước tới nay.

Những thành công ngoạn mục

Việc làm cho khán giả lẫn lộn giữa thực tế và một câu chuyện phim đã khiến cho The Blair Witch Project trở thành hiện tượng tại các phòng vé trên toàn cầu vào năm 1999. Với kết quả và sự  cuốn hút mà chương trình tiếp thị mà nó tạo ra, có nhiều người tin rằng, The Blair Witch Project đã thổi một làn gió mới vào công nghệ tiếp thị phim.

Chín năm sau, năm 2008, ngành công nghiệp phát hành phim lại được chứng kiến một thành công ngoạn mục khác của kỹ nghệ tiếp thị virut. Lần này là một bộ phim bom tấn của Hollywood: The Dark Knight.

Không cố tạo cho câu chuyện của mình mang màu sắc thực tế, Warner Bros – nhà phát hành của The Dark Knight đã cuốn khán giả vào một thế giới ảo của thành phố Gotham – bối cảnh của chuyện phim. Tại đó, khán giả sẽ được sống trong không khí của bộ phim và dần dần khám phá các nhân vật của phim. Nhà phát hành đã gây tò mò và khơi gợi sự chú ý từ khán giả bằng hơn 40 website khác nhau, xuất hiện liên tiếp trong quá trình tiếp thị và luôn được cập nhật.

Kết quả, ngay trong một tháng đầu công chiếu, The Dark Knight đã thu được 500 triệu USD tiền bán vé. Theo tính toán của nhà phát hành, tổng cộng doanh thu của bộ phim trên toàn cầu lên tới con số 4 tỉ USD.

Cũng trong năm 2008, trung tuần tháng 5, một chiến dịch tiếp thị đầy bí ẩn nữa cũng đã được HBO – kênh phim truyện của Mỹ – triển khai. Những lá thư được viết bằng những tử ngữ, trên giấy đen, đóng dấu đỏ được gửi đến các thành viên của nhóm yêu thích phim kinh dị. Bức thư bí ẩn, khơi gợi được sự tò mò của những người vốn đã ham thích sự bí ẩn. Họ lao vào giải mã và tất cả mật mã đều dẫn đến một website http://www.bloodcopy.com – website của True Blood – series phim ma cà rồng mới của HBO. Bốn tháng sau, bộ phim ra mắt với sự đón chào nồng nhiệt của khán giả.

Sử dụng những ý tưởng táo bạo khác nhau, nhưng cả ba chiến dịch tiếp thị các bộ phim trên đều có chung một điểm: đó là đưa khán giả vào những trải nghiệm thực sự, để khán giả hít thở cùng một bầu không khí các nhân vật trong phim. Chiến dịch tiếp thị phim, đến lúc này, không còn là cuộc bao vây thụ động bằng thông tin của các nhà phát hành, mà bản thân nó sẽ kiến tạo những hấp lực buộc khán giả phải tìm kiếm thông tin về bộ phim, khám phá dần dần về bộ phim và xem phim.

Và có lẽ, đây sẽ là một trong ít những độc chiêu giúp các nhà phát hành thực hiện được những điều tưởng chừng như bất khả thi là: lập ra những kỷ lục doanh thu mới.

Chú thích ảnh: Hình chụp màn hình Website: whysoserious.com – một trong hơn 40 websites của phim The Dark Knight .

~ by Ngo Chuyen on December 12, 2008.

8 Responses to “Cú rẽ ngoạn mục của tiếp thị phim”

  1. Không hỉu sao không thể làm cho cái phần post bài này trông giống với những bài khác: Title, hình mình họa, tên tác giả và một đoạn bài và câu Continue reading… Toàn thấy hiện cả bài lên luôn thôi :(.
    Ai “nhắc bài” giùm Chuyên với????

  2. nice picture … nice post … the expression in english is viral marketing:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Viral_marketing
    http://www.wilsonweb.com/wmt5/viral-principles.htm
    in the immortal words of the ghostbusters … who you gonna call?

  3. Bắt lỗi:

    “Trò truyện”
    “,tất”
    “khêu gợi”

  4. Chuyen oi, just remember that everytime you do something in the editing mode, you have to save the changes before they will appear. For example, if you load a picture to the media library, and you select “none” for alignment and “medium” for the picture size, you have to “save all changes” before you insert the picture into the post. After you “save all changes” you’ll see a list of pictures in the media library (be careful not to mistake the “gallery” for the media library). The picture you just loaded and adjusted and saved, should be at the top of the list. On the right, you’ll see the word “show” and you have to open the picture again with this command, in order to “insert into post,” again, after you have “saved all changes.” You can test your work, too, by looking at the site before you sign out or quit posting. All you have to do it click on the Tin Van Online title at the top of the editing page. If something needs adjustment, either use the “back” function in your browser, or click “edit” on the post. Another example, when you do the page break for “continue reading” you have to hold the “shift” down and return or “enter” two times first. Then look at the tool bar of the editing page and you’ll see the page break button. Press the button, and a line will appear in the text with the word “more.” This is the page break, but you must “update post” before it will be saved. After you do the page break, and update the post, check to see what it looks like by going back to the front page like I mentioned before. If you have a lot of trouble understanding how to make the machines obey you, just keep the post in “private” until somebody can help or you figure it out. This will keep all your work as you left it so you don’t have to start over again, but the site is still operating normally. The “private” function is in the upper right-hand corner of the editing page, in the “visibility” box. You can make your posts “public” or “private” there, but this time you have to click “okay” and then “update post” again, before the visibility status works. Hope that helps. It looks like phongsinh is passing along some good advice about vocabulary ;D This is a good sign. It shows that you’re really trying to write in your own words. Keep trying to do your best. You’re making great progress.

  5. làm nên chứ không phải làm lên,
    BBT ơi, sửa morat giúp với, vì bài tinvan có nhiều lỗi chính tả, ngay cả tớ cũng thế, huhu, tên phim bị thiếu, mà không ai phát hiện,

  6. – Thank you so much, maximumeskimo. You really know how to encourage the others! :D.
    – Cảm ơn anh phongsinh, bài của em cũng còn nhiều lỗi lắm!
    – Cảm ơn chị Quỳnh nữa. Em cứ phân vân không biết là “Làm lên” hay “Làm nên”, vì thấy người ta thường dùng “Làm nên”, nhưng em lại thấy “Làm lên” có nghĩa hơn :P… Dù vậy, trước khi tìm được bằng chứng nào đó xác đáng hơn, em cũng đã sửa lại thành “Làm nên” :D…

  7. About the word ghostbusters, I probably call it “Những kẻ săn ma”…

  8. […] Phim tài liệu – nhìn và lưu giữ (Cẩm Cẩm) Tiếp thị virus – cú rẽ ngoạn mục trong tiếp thị phim (Ngô Chuyên) […]

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: