Hòn đảo trụi

the-naked-island1

by Vũ Thị Thảo

Hầu hết những bộ phim Nhật từ khởi thủy tới nay đều có khả năng khơi gợi sự ám ảnh thông qua các hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh, tinh thần dân tộc . Dường như âm hưởng truyền thống nằm sâu trong huyết quản của những nhà làm phim, để tới nay, thế giới vẫn ngưỡng mộ những bộ phim kinh điển của Nhật. Hòn đảo trụi của đạo diễn Kaneto Shindo là một ví dụ điển hình.

Với một bộ phim câm, khán giả cảm nhận cốt truyện hoàn toàn phụ thuộc vào hành động nhân vật, góc quay, cảnh quay. Hòn đảo trụi kể về một gia đình gồm 4 người sống và chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt trên đảo nhỏ. Thành công của bộ phim không phải ở tình tiết cốt truyện mà chính ở sự ám gợi của hình ảnh. Câu chuyện kể đơn giản với tiết tấu chậm, những cảnh sinh hoạt đời thường gần gũi, không có sự xử lí về kĩ thuật…Trong phim, góc độ quay chân phương, toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh sử dụng khá tinh tế. Ta có thể thấy rõ trong trường đoạn người cha chạy vào bờ tìm thầy thuốc chữa bệnh cho con. Cảnh quay người cha chèo thuyền và chạy trên con đường làng dài được ghép liên tiếp giữa cận cảnh, toàn cảnh cho thấy sự hối hả nhưng cũng thể hiện sự đơn phương lạc lõng của ông. Nó như một hình ảnh tương đồng với ngôi nhà và hòn đảo trơ trọi giữa biển rộng. Cách xử lý hình ảnh tinh tế giúp người xem cảm nhận được nỗi cô đơn sâu lắng của những con người trên đảo nhỏ khi nhìn về phía đất liền.

Trường đoạn bà mẹ và ông bố sau cái chết của người con trai chính là điểm nhấn của phim, phải chăng “sức nặng” của hiệu quả thẩm mĩ mà nó mang lại chính ở khả năng lột tả một cách rõ nhất tâm hồn người Nhật Bản. Họ vốn là những người biết kiềm chế xúc cảm, sống khép kín, nhưng trong lúc tưới cây, người mẹ đã cuồng loạn nhổ cây và gào khóc dưới cái nhìn bất lực, đầy cảm thông của chồng. Người chồng lặng lẽ đứng nhìn, không di chuyển mà âm thầm tiếp tục công việc. Có lẽ đây là hành động biểu cảm mạnh mẽ nhất trong phim, đã nói được sâu sắc nhất tầng ngầm của ý nghĩa. Đảo vắng vốn cô đơn, khi một sinh linh bé bỏng là cậu con trai mất, chắc chắn sẽ là khoảng trống mênh mông trong lòng đôi vợ chồng. Hành động của người vợ còn cho thấy ẩn sâu trong đó sự mệt mỏi và đau đớn khi sống trong cảnh đơn độc mà có lẽ chỉ tới lúc này họ mới thực sự ý thức. Những tưởng sự bùng nổ ấy sẽ kéo theo hàng loạt những hành động đổi thay, vậy mà ở đây, người mẹ lại nuốt những giọt nước mắt để trở về với công việc của mình. Cuộc sống là thế, như hành động của người bố dũng cảm đối đầu với tất cả, lặng lẽ đón nhận những khắc nghiệt của tạo hóa.

Hình ảnh cuối phim là cảnh vườn rau trên đảo được quay toàn cảnh đến viễn cảnh cho thấy sự rộng mở của không gian, như ẩn dụ về sự sống vẫn tiếp tục hồi sinh nơi hoang đảo. Công việc trồng trọt trên vùng đất cằn khô từ một hành động bình thường trở thành thiêng liêng, mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần vượt khó khăn. Tinh tế của người làm phim như chính tâm hồn Nhật Bản, nói được cái thần của hiện tượng dưới bề ngoài tinh lọc, giản dị. Những đau đớn tinh thần của người mẹ, nỗi cô đơn của cả gia đình trên đảo hoang vẫn luôn tồn tại nhưng phải âm thầm chôn nén để tiếp tục sống. Ẩn dụ về đảo hoang phản ánh tình yêu gắn bó với thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu tự do của cuộc sống. Ở đây thể hiện cái nhìn của người Nhật: sự cô đơn không đáng sợ bằng sự yếu đuối của tinh thần, sự chùn bước trước thử thách, đớn đau.

Có thể thấy, một tác phẩm điện ảnh thành công thì thước đo quan trọng nhất là cách thể hiện tinh tế mạch nguồn tâm hồn con người, mà đặc biệt là mạch nguồn truyền thống. Hòn đảo trụi là một trong nhiều tác phẩm điện ảnh của Nhật Bản có khả năng khơi gợi người xem cảm nhận về tâm hồn, cách cảm và cách nghĩ của con người xứ anh đào.

(nguồn ảnh http://www.eurekavideo.co.uk/moc/catalogue/the-naked-island/essay)

~ by Thao Vu (Sabrina) on December 8, 2008.

5 Responses to “Hòn đảo trụi”

  1. It’s great that you included a source for this post, but you should strive for more originality. Try comparing Shindo, for example, to his master, Mizoguchi. What do you find:

    http://archive.sensesofcinema.com/contents/directors/02/mizoguchi.html

    How about the production company Shindo started:

    http://www.imdb.com/company/co0014599/

  2. có một lỗi chính tả, mắc 2 lần, “cốt chuyện”

  3. hi, in this article I only use a picture in http://www.eurekavideo.co.uk/moc/catalogue/the-naked-island/essay.
    and it’s really my original idea!

  4. mơ ước làm phim được thế này, hình ảnh, âm nhạc,

  5. super idea nha

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: