CineMart
by Vũ Thị Thảo- Đỗ Phương Thảo
Diễn ra vào tháng Một hàng năm, Liên hoan phim Rotterdam(IFFR) được coi là một trong nhiều liên hoan phim uy tín và có chất lượng. Đây là một liên hoan mang tính quốc tế đã tập hợp được đông đảo các đạo diễn trẻ, nơi phát hiện và ươm mầm nhiều tài năng. Có thể nói điểm quan trọng nhất của Liên hoan Rotterdam chính là khả năng tạo điều kiện cung cấp tài chính cho các nhà làm phim triển vọng, giúp họ biến ước mơ thành hiện thực.
Trong suốt lịch sử tồn tại của IFFR, 25 năm liên tiếp, Cine Mart – Một trong những hoạt động quan trọng nhất của IFFR xuất hiện với tư cách là một thị trường phim ổn định và thường xuyên. Người đầu tiên có công xây dựng Cine Mart vào năm 1983 là đạo diễn Sandra den Hamer (hiện do Marit van den Elshout và Bianca Taal điều hành). Trong chủ trương của mình IFFR xây dựng Cine Mart thành một thị trường hiệu quả. Và thực tế đã chứng minh, Cine Mart là một phần quan trọng của ngành công nghiệp phim ảnh, hàng năm đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho sự hình thành các dự án phim mới.
Hàng năm đồng thời gian với Liên hoan phim, Cine Mart được tổ chức ở De Deolen – Trung tâm Rotterdam. Tại đây, diễn ra nhiều cuộc hội thảo trao đổi giữa các nhà làm phim và các công ty thương mại quan tâm tới điện ảnh để tìm được những nguồn vốn hỗ trợ thích hợp. Ngày càng có nhiều cuộc trao đổi thu hút sự quan tâm của các tổ chức và cá nhân. Riêng năm 2008 đã có khoảng 7500 cuộc gặp giữa các đại diện sản xuất và các nhà tư bản tiềm năng.
Đảm bảo lực lượng tham gia là những người có khả năng tích cực nhất, việc lựa chọn danh sách được các công ty thương mại thực hiện kĩ lưỡng. Thông thường sẽ có 40 dự án phim được lựa chọn để tham gia vào Cine Mart. Những đạo diễn có phim được chọn tham dự Cine Mart sẽ có nhiều cơ hội tốt để tìm ra con đường phát triển của mình.
Tất cả du khách đều được tham dự vào các hoạt động của Cine Mart như: xem miễn phí các tác phẩm điện ảnh, dự các buổi họp báo về thương mại điện ảnh.
Lời mời của Cine Mart với các khách mời thường vào giữa tháng 12. Các tổ chức, công ty, hay cá nhân tham dự lần đầu tiên đều phải gửi cho Ban tổ chức thông tin chi tiết về công ty, vai trò vị trí của đại biểu tham dự từ tháng 11 và chậm nhất vào đầu tháng 12 theo địa chỉ: cinemart@filmfestivalrotterdam.com. Những yêu cầu này được thực hiện chỉn chu và hệ thống, góp phần giúp Cine Mart hoạt động thực sự có hiệu quả. Nó được ví như một “bà mẹ hiền”, một bà tiên thực sự nâng đỡ những nhà làm phim có tài năng.
Trong những năm qua, CineMart đã xây dựng nhiều liên minh chiến lược với các tổ chức đào tạo, cơ quan, phim, lễ hội, và các thị trường để có thể hỗ trợ cho các dự án được lựa chọn trong suốt cả năm chứ không chỉ cho năm ngày ở Rotterdam. CineMart đã chính thức hợp tác với các lễ hội và các thị trường ở cả châu Âu, châu Mĩ và châu Á sau đây:
– Dự án phim độc lập (IFP), Mỹ
– Liên hoan phim Quốc tế Berlin, Đức
– Liên hoan phim Cannes (mạng lưới các nhà sản xuất), Pháp
– Paris Cinema, Pháp
– Cinelink (Sarajevo), Bosnia-Herzegovina
– Diễn đàn tài chính phim Hong Kong – Châu Á (HAF)
– Hội đồng phát triển phim Ấn Độ
– Tổ chức bảo trợ công nghiệp phim Hàn Quốc (KOFIC)
Bên cạnh đó, về nguồn tài trợ, Cine Mart cũng nhận được sự đầu tư của nhiều tổ chức và dự án. Tất cả đều nhằm vào việc hỗ trợ và đầu tư về mặt tài chính cho các nhà làm phim tài năng trên thế giới:
– Chương trình MEDIA của Uỷ ban châu Âu
– Hội đồng phát triển phim kinh doanh (Ontwikkelingsbedrijf Rotterdam, OBR)
– Bộ Giáo dục, văn hoá và khoa học Hà Lan
– Quỹ phim Hà Lan.
Bên cạnh giải thưởng Tiger của IFFR ở Cine Mart cũng có những hỗ trợ về tài chính cho các phim triển vọng như sau :
– Prins Claus Film Fund Grant (trị giá € 15,0000
– Arte France Cinéma Award (trị giá € 10,000)
Sophie Fiennes takes her Arte award
2008 -THE PERVERT’S GUIDE TO IDEOLOGY, CineMart 2008-project by Sophie Fiennes (above: United Kingdom). Một trong những minh chứng tiêu biểu cho sự trưởng thành và thành công lớn nhờ Cine Mart là câu chuyện về Anup Singh (below) – đạo diễn người Ấn Độ với bộ phim THE GENTLE DANCE (LASYA).
Anup Singh accepts the Princa Claus grant
Đây là bộ phim được sản xuất độc lập với kinh phí 300.000$ của Hãng phim The Wandering Film ở Bombay. Bộ phim đã nhận được giải Prince Claus Fund Film Grant vào bữa tiệc bế mạc của Hội chợ Cine Mart 2006. Sinh ra ở Tanzania, Singh tốt nghiệp Học viện điện ảnh và truyền thông Ấn Độ ở Mumbai. Bộ phim đầu tay của ông, NAME OF A RIVER (EKTI NADIR NAAM), cũng đã từng được chọn để đưa vào chương trình của LHP Rottedam 2002 và giành giải thưởng cho Tài năng mới triển vọng nhất. Và đến Cine Mart 2006, THE GENTLE DANCE mang lại tấm séc đầu tiên mà Singh nhận được trong thị trường phim này, “Nhưng ít nhất có 3 nhà sản xuất đã kí kết cùng hợp tác với bộ phim, nên tôi tin nó sẽ được hoàn thành”, Singh giải thích. Cùng với THE GENTLE DANCE, Singh cũng đang cho ra mắt bộ phim trị giá 500,000$ THE GHOST IS A LONELY TRAVELLER.
Bên cạnh người đoạt giải Prince Claus Fund Film Grant 2006, giải The Arte France Cinema Awards dành cho những Dự án triển vọng nhất của thị trường phim năm 2006, mỗi cái trị giá 10.000$. Nó đã được trao cho những bộ phim của rất nhiều những người đã trưởng thành từ Cine Mart và IFFR như: Bộ phim A MEXICAN STORY của Đạo diễn Arturo Aristakisian (, người đã từng có A PLACE ON EARTH đoạt giải Đạo diễn tại LHP Cannes 2001, bộ phim BLACK IRON DAYS (HEI TIE DE RI ZI) của đạo diễn Wang Bing, người từng nhận được sự đầu tư phát triển kịch bản của Hubert Bals Fund và có bộ phim tài liệu WEST OF THE TRACKS (TIE XI QU) đứng đầu tại IFFR 2003.
Qua một vài nét sơ lược về Cine Mart của IFFR, có thể thấy, đây là nơi kết hợp hài hòa được cả mục đích nghệ thuật và việc kinh doanh, quảng bá phim. Nó thực sự là nơi chắp cánh ước mơ cho những tài năng trẻ nhiều triển vọng của nền điện ảnh toàn thế giới. Bởi điện ảnh không chỉ là một ngành nghệ thuật mà thực sự còn là một thị trường thương mại giàu tiềm năng, do đó Cine Mart đã đóng một vị trí quan trọng đối với IFFR, góp phần tích cực đưa IFFR trở thành một Liên hoan phim quan trọng mang tính quốc tế.
I’m surprised you didn’t say more about Liew Seng Tat and producer Yen San Michelle Lo, or their company Da Huang Pictures Bhd: http://www.dahuangpictures.com/blogs/
Anybody who wins awards from the ASEAN group is a potential coproducer for Vietnamese filmmakers. Try contacting them and interviewing them for TVDA.
maximumeskimo said this on December 8, 2008 at 11:57 am