Kiếp Hoa

kh

by Nguyễn Như Quỳnh

Chúng ta đã quen thuộc với đề tài phim về Hà Nội thuộc dòng điện ảnh cách mạng như “Hà Nội, mùa chim làm tổ”, “Tuổi 17”. Tôi bất ngờ khi được xem một bộ phim về Hà Nội những năm sơ tán, một Hà Nội đẹp sang trọng của một đô thị, thanh lịch và hào hoa, một Hà Nội với tình yêu mãnh liệt của đôi trai tài, gái sắc, Thịnh và Lan trong Kiếp hoa, năm 1953 của hãng phim tư nhân hồi đó, Kim Chung.

Kiếp hoa hay bởi vì sao, vì giai điệu của âm nhạc, của tình yêu, của vẻ đẹp làng quê sơ tán và của chính Hà Nội yêu thương. Ở thời điểm đó, Kim Chung làm phim như thế quả là tuyệt tác. Kịch bản phim theo một tuyến thẳng, với những bất ngờ, kịch tính cho đến phút cuối cùng, dù là cái kết của một giấc mơ trùng nhau của Thịnh và Thủy về Lan. Sơ tán về quê, một tình yêu đẹp nảy nở giữa Lan và Thịnh. Lan và mẹ cùng em gái sơ tán, may mắn gặp Thịnh, họ ở cùng nhau.

Bối cảnh của phim những năm đó, không ồn ào bởi chiến tranh hay mất mát đau thương mà chính là sự gặp gỡ của những tâm hồn trẻ trung ở chốn làng quê thanh bình. Họ đối đáp, hát với nhau bằng những câu ca dao duyên dáng, giai điệu của Dư âm, của Làng tôi nhẹ nhàng, xuyên suốt bộ phim. Tình yêu đẹp đó được chứng kiến bởi người em gái hồn nhiên, trong sáng, Thủy, tên cô gái. Thủy bên cạnh Lam như một sự đối lập nhưng đáng yêu. Nếu Thủy mạnh mẽ, vô tư bao nhiêu thì Lam sâu lắng bấy nhiêu. Và họ luôn bên nhau, tôn lên cho nhau vẻ đẹp của 2 chị em như Thúy Kiều, Thúy Vân.

Phim có nhiều cảnh diễn tả rất tinh tế tình yêu của đôi trẻ ở làng quê như hẹn hò bên sông, họ cùng nhau đi chơi, cưỡi ngựa. Ở thời kỳ đầu, các nhà làm phim đã thực sự có ý thức đưa những hình ảnh đẹp mà khán giả mong đợi về một cuộc sống hạnh phúc và đáng yêu như thế. Hà Nội những năm sơ tán, không tiêu điều, bom đạn, những trường đoạn về cảnh 2 chị em đi tìm Thịnh và việc làm, không lam lũ, dù ở đâu và thế nào, nhân vật của chúng ta vẫn đáng yêu, vẫn duyên dáng, đó cũng chính là hình ảnh đẹp của một Hà Nội theo nghĩa thanh bình, thanh lịch.

Hình ảnh những cô gái mặc áo dài trắng bên hồ Gươm hay hồ Tây, đặc trưng của một Hà Nội mà tình yêu của các nhà làm phim phải gửi vào đó rất nhiều trân trọng và yêu thương. Tôi thích sự thanh bình đó và dù trải qua rất nhiều khó khăn, những xung đột nhưng 2 chị em vẫn sống hồn nhiên. Cho đến khi Lan, biết Thịnh đã mất vì Nhạc nói dối thì họ cũng không hề quỵ ngã. Chính lúc đó, một cô Lan hiền lành đã bộc lộ sự mạnh mẽ, phản kháng với Nhạc khi anh cơ hội tỏ tình với cô ở Hồ Tây thơ mộng khi nói cho cô biết cái chét của Thịnh.

Các nhân vật trong phim diễn tă rất sinh động. Nhạc là một trong những nhân vật phản diện xuất hiện không nhiều nhưng từ hành trình anh ấy xuất hiện, đôi 3 lần với những tinh cách khác nhau, đều bộc lộ rõ một gã trai lơ khi chơi đàn cho 2 chị em ở quán cho đếnviệc thể hiện là một gã cơ hội, đểu giả khi nói cho Lan là Thịnh đã chết sau khi một đêm anh nghĩ cách viết ở bức ảnh để lừa dối Lam. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật thể hiện rõ tính cách, văn hóa của từng người và lối sống của người Tràng An.

Nét văn hóa Tràng An bộc lộ ở cuộc sống hàng ngày, ở đám cưới, ở cách Thịnh yêu Lan và đi tìm Lan. Tôi thích một đám cưới từ hồi đó âm nhạc xuất hiện như một giai điệu đẹp bởi chính sự thể hiện tự nhiên của 2 chị em gái Lan, Thủy và chính Lan là cô dâu. Không có một rào cản nào để họ được thể hiện tự nhiên, thoải mái như thế. Vì thế, càng thấy Kiếp hoa thành công, và xứng đáng là một tác phẩm như một giai điệu đẹp của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đầu.

Một tác phẩm không có cách mạng, chỉ có cuộc sống, tình yêu và những điều tốt đẹp dù cái xấu còn lẫn đâu đó, còn theo đuổi con người đi tìm sự bình yên như chính 2 chị em gái đi tìm việc hay chính Lan khi phải đối diện với tình yêu của mình khi Thiện tìm được họ một cách tình cờ. Sự đấu tranh nội tâm và phát triển tâm lý của nhân vật cũng được xây dựng lên đến đỉnh điểm khi cô nghĩ đến danh dự cho chính tình yêu của mình và viết thư tuyệt mệnh.

Dù có một cái kết buồn nhưng những gì Kiếp hoa để lại cho chúng ta là một giai điệu đẹp về một Hà Nội lấp lánh tình yêu, sự trong sáng, điều đặc biêt, trong lịch sử của điện ảnh Việt Nam, phim tư nhân có những bước phát triển trong nhận thức sâu sắc của người làm phim, đem đến cái hay, cái đẹp cho khán giả, và họ làm phim vì chính sự yêu mến với điện ảnh.

Vì thế, tác phẩm của họ tràn đầy sự đáng yêu và duyên dáng, những khuôn hình đẹp, giai điệu, âm nhạc, dường như hội tụ đầy đủ ở Kiếp hoa. Với tôi, Kiếp hoa vẫn là giai điệu đẹp về Hà Nội của những năm tháng hồi đó của thé kỷ 20, đẹp bởi sự trong sáng của người thiếu nữ ( Thủy), bởi tình yêu của chàng trai dành cho cô gái ( Thịnh và Lan), bởi những gì mà nhà làm phim dành cho khán giả những mong đợi tốt lành, bởi ở đó, tôi có được cảm xúc về điện ảnh thực sự, dù nội dung còn đơn giản nhưng khuôn hình đẹp, cái kết bất ngờ.

~ by quynh12281 on December 7, 2008.

5 Responses to “Kiếp Hoa”

  1. Theo em nhớ không nhầm phim cùng thời điểm thập niên 80 với “Hà Nội mùa chim làm tổ” là “Chuyện cổ tích tuổi 17” (Lê Vi diễn viên chính) chứ không phải Tuổi 17.

    Kiếp Hoa có nội dung tương tự với phim Waterloo Bridge (1940).

  2. tks Trang nhé,
    Tớ cũng xem Waterloo rồi nhưng không nhớ lắm, mặc dù hồi đó xem cực kỳ ấn tượng,

  3. I’m surprised nobody has posted something about Under the Eye of Buddha, a film that was discovered, restored and donated to the Vietnam Film Institute archives in 2004. It was the first feature film produced in Vietnam, in 1923, and does not appear in the Cinema Department’s Lich Su Dien Anh Viet Nam. You should all have seen it in your first weeks of class This movie was produced by the same French crew who later made Kim Van Kieu. I’m also surprised nobody has posted on Huong Ky, who filmed the funeral of Khai Dinh, and it can be seen on the Gaumont/Pathe archives website:

    http://www.gaumontpathearchives.com.

  4. I have not studied the problem like you focus, with more time I’ll notice more about Lich su dien anh VN, but not so that Private entry?
    This is my original about Kiep hoa when i watching this film.
    Tks Mr Dean for suggested.

  5. I spoke about Huong Ky at the 3rd Vietnam Studies Conference last Saturday in Hanoi. That national conference center is pretty nice. The most important and cretive Vietnamese filmmaker in the 1950’s was Pham Van Nhan. One of our K3 gradutes who is now at USC, Nguyen Thai Ha, received copies of Pham Van Nhan’s movies from the 1950’s in the mail, but I don’t think we have copies in the office. We should have copies of as many Vietnam movies as possible for research. I interviewed Pham Van Nhan several times in 2004 for my dissertation research, and later gave Thai Ha his contact info. They became good friends even though Nhan is about 84 years old now.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: