Phan Đăng Di: liên hoan phim

phan dang di 12-08

by Nguyễn Thị Như Quỳnh

Phan Đăng Di, người thầy của chúng tôi tại  Dự án đào tại Điện ảnh của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn do Quỹ Ford tài trợ. Thầy Phan Đăng Di thuộc thế hệ những nhà làm phim mới, đang từng bước hướng đến các Quỹ tài trợ, các Liên hoan trên thế giới bằng những tác phẩm với lối kể chuyện riêng biệt. Tôi được biết, năm 2007, Dự  án “Chơi vơi” do Phan Đăng Di viết kịch bản, Bùi Thạc Chuyên đạo diễn đã lần lượt  nhận được tài trợ 150.000 Euro của Quỹ FOND SUD (Cộng hoà Pháp), 10.000 Euro của Quỹ Hurbert Ball Fund – LHP Rotterdam (Ha Lan), và hiện đang được bấm máy.


Ngoài ra, cũng trong năm 2007, dự án “Bi, đừng sợ!” do Phan Đăng Di viết kịch bản và đạo diễn cũng được mời đến LHPQT Busan (Hàn Quốc), nhận được giải thưởng của Busan Film Commision trị giá 10.000 USD cho “Dự án châu Á nổi bật nhất”. Với dự án này, tháng 5-2008 Phan Đăng Di đã được mời tham dự hoạt động L’Atelier của liên hoan phim Cannes.  Tháng 11 năm 2008, Quỹ World Cinema Fund của LHPQT Berlin đã trao giải thưởng trị giá 50.000 Euro cho “Bi đừng sợ !” để bộ phim có điều kiện bấm máy vào tháng 7.2009.

Ngoài ra, phim ngắn “Khi tôi 20” của Phan Đăng Di cũng trở thành bộ phim đầu tiên của Việt Nam được chọn vào vòng dự thi tại LHP Venise tháng 9 năm 2008 vừa qua.

K4 chúng tôi mới bắt đầu với những giờ giảng của các thầy cô về nghệ thuật  điện ảnh. Một thế giới mới cùng với những khát vọng mới, thậm chí những khát vọng được ấp ủ từ rất lâu. Chúng tôi rất muốn được thầy Di chia sẻ về con đường đến với những liên hoan phim quốc tế. Phải bắt đầu thế nào với các thủ tục phức tạp ( mà chúng ta, những người trẻ đang mạo hiểm lựa chọn  điện ảnh để theo đuổi ) chắc đều muốn biết…

Thầy Di của chúng tôi trẻ, điều mà K4 cảm nhận được chính là sự gần gũi của thầy đối với sinh viên, vì thế, chúng tôi rất thích sự khơi gợi của thầy với chính những suy nghĩ tận cùng của mỗi người. Có lẽ, chính điều đó, chúng tôi phá bỏ được chính mình và bắt đầu dấn thân hơn với nghề, với những suy nghĩ, những trang viết của mình. Tôi đã đọc những kịch bản phim ngắn của Thầy như Sen, Khi Tôi 20. Một sự xâm lấn trong tôi, ám ảnh về con người, những bí mật, sự vô thức nhưng cực kỳ giản dị và đời thường. Phải chăng, ở cuộc sống, chúng ta thiếu sự bao dung trong cách nhìn, cảm nhận? Thầy Di cho tôi một sự thay đổi lớn về sự thấm thấu cuộc sống, về những điều vô thức trở nên cực kỳ có nghĩa.

Thầy đã chia sẻ với chúng tôi để có cách nhìn tổng quát về con đường để chúng tôi bắt đầu hình dung và biết, con đường đến với Liên hoan phim Quốc tế như thê nào? “ Để chuẩn bị một dự án, trước hết chúng ta phải có một ý tưởng, phải biết cách triển khai ý tưởng đó thành một kịch bản và hiện thực hoá ý đồ của mình thành một bộ hồ sơ đầy đủ (Một bộ hồ sơ thường gồm: Tóm tắt kịch bản (kèm kịch bản hoàn chỉnh), Ý tưởng của đạo diễn, Cách đạo diễn xử lý hình ảnh phim. CV nghệ thuật của Đạo diễn, của nhà sản xuất và một số  thành phần chủ chốt trong đoàn làm phim. Ảnh các diễn viên, Ảnh bối cảnh (nếu có), Dự toán của phim, Lịch quay dự kiến. Hồ sơ các hãng sản xuất sẽ tham gia….) Vì các LHP và các Quỹ tài trợ không tài trợ riêng cho kịch bản mà chỉ tài trợ cho dự án làm phim nên nếu bạn là tác giả kịch bản và không tự đạo diễn bộ phim thì bạn nên kết hợp với một đạo diễn để cùng thực hiện hồ sơ (Việc này khá tốn kém, nhất là chi phí thiết kế bản in dự án và chi phí dịch toàn bộ hồ sơ ra tiếng Anh)”.

Chúng tôi đang học và sẽ phải viết, viết thật nhiều, đó chính là sự bắt đầu, viết với những gì thân thuộc và yêu thương nhất của mình, chỉ có thế, cá tính và phong cách được bộc lộ. Với tôi, dù làm nghệ thuật hay không, bạn phải là chính mình. Và khi đã theo đuổi nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh, thì bạn phải thực sự mạnh mẽ, phải thực sự yêu những gì bạn theo đuổi. Thầy Phan Đăng Di đã truyền cho chúng tôi một ngọn lửa để mọi người bắt đầu, bắt đầu từ chính mình, từ khát vọng của mỗi người. Dù con đường còn gian nan nhưng tôi tin, từ khát vọng đến hiện thực của thành công, đó là một hành trình, máu sẽ thấm vào đất và nở thành hoa hồng cho những ai đủ niềm tin, sức mạnh để theo đuổi, dấn thân. Đó cũng chính là sự quyến rũ và duyên dáng của điện ảnh mà chúng tôi cảm nhận được từ những bài giảng của thầy Phan Đăng Di yêu quý của chúng tôi.

~ by quynh12281 on December 5, 2008.

7 Responses to “Phan Đăng Di: liên hoan phim”

  1. Hooray for the wonderful internet technology that put Thay Di in the New York Times:

    http://movies.nytimes.com/movie/451561/Bi-Don-t-Be-Afraid/overview

  2. bài viết thật chân thành, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc khó tả,

    và không có lỗi chính tả nào, :D,
    ờ, tớ đề nghị sửa chỗ này: “chúng tôi rất thích sự khêu gợi của thầy”

  3. tks bạn Tú nhé, nhưng câu đó bạn cắt giữa chừng thế thì hihi, đúng là buồn cười thật,

  4. thế thì để cả câu cho khỏi buồn cười, chà, “Thầy Di của chúng tôi trẻ, điều mà K4 cảm nhận được chính là sự gần gũi của thầy đối với sinh viên, vì thế, chúng tôi rất thích sự khêu gợi của thầy với chính những suy nghĩ tận cùng của mỗi người.”

    vấn đề ở chỗ lẽ ra là “khơi gợi”, ý nghĩa khác nhau, vậy thôi, :),

  5. ừ, khơi gợi, tớ nghĩ mãi từ này,
    Tks bạn Tú nha,

  6. biết sai mà không sửa vậy ta,

  7. hhi, bạn Tú thân mến, tớ đã sửa nhé, tại mang nên bạn ko thể vào được lien tục,
    Tks nhé,

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: