Dangerous liaisons – 3 trong 1



Author: Trịnh Minh Phương

Dangerous liaisons (

Les Liaisons dangereuses – những mối quan hệ nguy hiểm)– một tác phẩm văn học cổ điển Pháp của nhà văn Pierre Choderlos de Laclosđược đưa vào điện ảnh và sân khấu rất nhiều lần. Điều đặc biệt ở tác phẩm này đó là nội dung chuyện chỉ là những bức thư các nhân vật viết cho nhau. Chính những bức thư này hình thành nên mối quan hệ đan xen rắc rối giữa các nhân vật, trong đó thư của Marquise de Merteuil và Vicomte de Valmont được coi là xương sống của truyện. Nội dung chính của truyện xoay quanh cuộc sống sa đoạ của tầng lớp quý tộc Pháp – trong đó tình dục được đem ra làm trò tiêu khiển của hai nhân vật chính. Dĩ nhiên, chơi dao có ngày đứt tay, một kết cục buồn nhưng rất đẹp đã làm thổn thức người đọc suốt vài trăm năm qua. Cuốn tiểu thuyết là một tuyển tập các bức thư, trong đó những tình tiết truyện hoà quyện cùng mạch cảm xúc của nhân vật, chính vì thế việc chuyển thể tác phẩm thành kịch bản điện ảnh không hề đơn giản. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các nhà làm phim bỏ qua cốt truyện hấp dẫn này, đã có ít nhất ba tác phẩm điện ảnh thành công khi đưa cuốn tiểu thuyết này lên phim.

(Bài viết này xin không đề cập đến nội dung phim)

1. Dangerous liaisons (1988) – đạo diễn Stephen Frears

Đây được coi là tác phẩm điện ảnh chuyển thể thành công nhất của tiểu thuyết Dangerous Liaisons. Được sản xuất năm 1988, bộ phim đã tuyệt đối chung thành với tác phẩm gốc và phần thưởng xứng đáng của nó là đạt 3 giải Oscar (chuyển thể kịch bản, phục trang và chỉ đạo nghệ thuật) trong tổng số 7 đề cử. Tại thời điểm đó, Frears là một đạo diễn đã thành danh ở Anh, tuy nhiên ông chưa từng làm phim ở Hollywood – và Dangerous Liaisons là tác phẩm đầu tay của ông tại kinh đô điện ảnh Mỹ. Được sự hậu thuẫn của hãng Warner Bros, Frears đã mời được một dàn diễn viên sáng giá cho bộ phim của mình: Glenn Close, John Malkovic, Michelle Pfeiffer trong vai ba nhân vật chính.Hai nữ diễn viên đều được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính và phụ xuất sắc nhất. Về phần John Malkovic, việc anh không nhận được đề cử nào đã làm dấy lên một làn sóng bất bình ở các tạp chí điện ảnh uy tín. Ngoài ra, Frears còn có công không nhỏ khi tìm ra hai tài năng trẻ: Keanu Reeves và Uma Thurman. Hiện nay các fan điện ảnh đã quá quen thuộc với hai ngôi sao này, thế nhưng ít ai biết được hình ảnh của họ 20 năm về trước – thời kỳ chập chững đứng trước máy quay như thế nào. Sẽ là rất đáng tiếc nếu bạn là fan của Keanu hay Uma mà chưa được xem Dangerous Liasons.

Có xem phim mới thấy được Frears là người kỹ tính như thế nào, từ phục trang, bối cảnh, ánh sáng đều được làm rất chau chuốt. Bao trùm bộ phim là thứ ánh sáng xanh xanh, ảm đạm như chính không khí của phim. Cũng có đôi khi hình ảnh ngọn lửa được đưa vào làm ấm lên phần nào không khí trong phim, cũng như thắp lên chút ít hi vọng cho người xem rằng hai nhân vật chính yêu nhau sẽ có một kết cục có hậu. Nhưng rất tiếc, không khí u ám cuối cùng đã chiến thắng. Một người đổ máu trên tuyết trắng, một người chết gục trên giường bệnh lạnh lẽo.

2. Cruel Intentions (1999) – đạo diễn Roger Kumble

Về cơ bản nội dung phim được giữ nguyên, nhưng bối cảnh lại được đặt ở thời hiện đại và nói về quan hệ giữa các cô cậu sinh viên con nhà giàu. Một bộ phim teen chính hiệu có dán mác một tác phẩm văn học cổ điển. Tuy không đạt thành công rực rỡ ở phòng bán vé, nhưng với kinh phí khiêm tốn 11 triệu đô, bộ phim vẫn lãi kha khá khi thu về được 39 triệu đô. Quan trọng hơn cả, bộ phim được giới teen đông đảo đón nhận khi có sự góp mặt của những ngôi sao trẻ “chuyên trị” phim teen của thời đó: Ryan Phillippe, Sarah Michelle Gellar, Reese Witherspoon, và Selma Blair. Lẽ dĩ nhiên, chẳng có giải thưởng danh giá hay chính thống nào dành cho các phim thể loại teen. Nhưng trong lĩnh vực của mình Cruel Intentions đã khá nổi bật khi đạt được các ở MTV movie Awards hay Teen Choices. Nam diễn viên chính duy nhất của phim Ryan Phillips diễn khá mờ nhạt bên cạnh ba cô bạn diễn. Sau bộ phim này Ryan và Reese đã kết hôn, khoảng cách quá lớn về tài năng và cát xê có lẽ là lí do khiến họ đã chi tay. Sau gần 10 năm, Reese có lẽ là nữ diễn viên duy nhất ở lứa diễn viên teen thời đó phát triển sự nghiệp rực rỡ vượt lên hẳn với các bạn đồng trang lứa.

3. Untold Scandal (2003) – đạo diễn Lee Jea Yong

Ngay cả đến các nhà làm phim Hàn Quốc cũng hứng thú với tác phẩm của Pierre Choderlos de Laclos. Đặt trong bối cảnh ở một đất nước Phương Đông, nhưng không vì thế mà tính “sắc giới” của tác phẩm gốc bị giảm bớt. Thậm chí so với hai tác phẩm made in USA kể trên, Untold Scandal còn được làm mạnh bạo hơn nhiều. Bộ phim được làm khá tỉ mỉ, phục trang đẹp, bối cảnh đẹp, điều đáng tiếc duy nhất là rất ít cảnh quay ngoại. Các nhân vật có vẻ bị tù túng hơn khi chỉ được gói gọn trong không gian nội của những căn nhà gỗ khá đẹp. Bộ phim được bàn tán từ rất lâu trước khi ra mắt bởi sự có mặt của nam diễn viên số 1 Hàn Quốc Bae Yong Joon, đặc biệt là khi các fan được tin đây là bộ phim “nóng” đầu tiên của anh. Ngay khi ra mắt, bộ phim đã kéo được một lượng lớn khán giản đến rạp nhờ vào sức hút của Bae. Bộ phim thành công về mặt doanh thu nhiều hơn ở tính nghệ thuật. Một bộ phim được quay khá đẹp, mầu sắc rực rỡ (ngược hẳn với Dangerous Liaisons của năm 1988) nhưng chỉ dừng lại ở đó khi không tạo được chiều sâu và dấu ấn rõ nét ở nhân vật.

Advertisement

~ by phongsinh on March 28, 2008.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: