“Bình loạn” đề cử Oscar 2008



Author: Đinh Mỹ Linh

Beverly Hills. Khác với các giải tiền Oscar, Viện Hàn Lâm Mỹ chỉ trao thưởng theo một hệ, không phân nhánh dòng phim chính kịch, hài kịch, ca nhạc…, vì vậy cuộc đua Oscar luôn gay cấn hơn hết thảy. Mời bạn đọc thử dự đoán tượng vàng cùng “Tin vắn”:

Phim hay nhất

‘Atonement’
‘Juno’
‘Michael Clayton’
‘No Country for Old Men’
‘There Will Be Blood’

Từ 306 phim rút xuống 5, cuộc chiến giành tượng vàng danh giá nhất vẫn vô cùng gay cấn. Thiếu vắng các tên tuổi “Into The Wild” (đạo diễn Sean Penn), “Sweeney Todd” (tác phẩm kỳ dị mới của Tim Burton) hay “Charlie Wilson’s War”, cái tên “Michael Clayton” xuất hiện trong danh sách như một bất ngờ. Tuy vậy, doanh thu phòng vé khiêm tốn là một nhược điểm trong cạnh tranh uy tín.

Cuộc đua khốc liệt hơn ở hai đối thủ “Atonement” và “No Country For Old Men”. Hai phim này được Hollywood Reporter kể đến như “máy gặt giải thưởng”: “No Country” thắng 30 giải, gồm cả giải Hiệp hội phê bình điện ảnh, có tên trong 21 đề cử khác. “Atonement” bước lên bục vinh quang 5 lần, thêm 27 đề cử khác, gần đây nhất là chiến thắng tại giải Quả Cầu Vàng.

Năm 2007, “Juno” nổi lên như một phim về lứa tuổi teens xuất sắc, hài hước và đáng suy ngẫm. Kịch bản được lấy từ một blogger- vũ nữ thoát y, Diablo Cody. Cô được báo giới dự đoán “ăn chắc” tượng vàng cho kịch bản gốc. Tuy vậy, Oscar không phải mảnh đất màu mỡ cho các phim độc lập. Năm ngoái, “Little Miss Sunshine” dù được đánh giá rất cao vẫn trượt đề cử Phim hay nhất. Nếu “Juno” được vinh danh ở đợt này, hẳn phải là một đột phá mới của giải thưởng sáng giá nhất hành tinh.

Trước xu hướng quá nhiều phim đổ máu và bạo lực giải năm nay, “Atonement” có nhiều cơ hội, bởi ngòai thiên tình sử lãng mạn, phim còn chăm chút kỹ lưỡng từ phục trang, diễn xuất tới thời gian, bối cảnh.

Đạo diễn xuất sắc nhất

Julian Schnabel, ‘The Diving Bell and the Butterfly’
Jason Reitman, ‘Juno’
Tony Gilroy, ‘Michael Clayton’
Joel Coen and Ethan Coen, ‘No Country for Old Men’
Paul Thomas Anderson, ‘There Will Be Blood’

Bốn trong năm đề cử đạo diễn trùng với danh sách “tranh cử” Phim hay nhất. Tên tuổi còn lại, Julian Schnabel mới được vinh danh tại Quả Cầu Vàng 2008. Riêng điều này đủ thấy ban giám khảo phải đau đầu phân xử thế nào. Nếu Oscar năm nay tiếp nối truyền thống “thành tựu trọn đời” năm ngoái (khi trao cả Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim hay nhất cho Martin Scorsese), anh em Coen có vẻ trội hơn về cơ hội.

Nam diễn viên xuất sắc nhất

George Clooney, ‘Michael Clayton’
Daniel Day-Lewis, ‘There Will Be Blood’
Johnny Depp, ‘Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street’
Tommy Lee Jones, ‘In the Valley of Elah’
Viggo Mortensen, ‘Eastern Promises’

Ứng viên cho hạng mục này khá đa dạng về kiểu vai. Tài tử George Clooney vào vai gai góc, lột tả rất đạt sự kiên định của luật sư Clayton. Nhưng công bằng mà nói, nhờ trang phục, màu sắc xám xịt của phim mà diễn xuất “đôn” lên phần nào.

Vai diễn người cha có con trai mất tích tại chiến trường Irak được đánh giá là đỉnh cao diễn xuất của Tommy Lee Jones. Nhưng vậy thì sao? Oscar có tiếng trao giải đúng người nhưng không đúng lúc, phim được giải chưa chắc là phim đỉnh cao trong sự nghiệp.

Viggo Mortensen có vai diễn “lạc”, nghiêng hẳn về hành động. Ngay cả cảnh đánh đấm ấn tượng trong trang phục “Adam” cũng không cộng thêm điểm cho vai mafia nhẹ chiều sâu tâm lý này.

Cuộc ganh đua có vẻ sít sao hơn giữa Day-Lewis và Johnny Depp, khi cả hai đều được Quả Cầu Vàng 08. “There Will Be Blood” của Lewis hiện đang tăng doanh thu chóng mặt tại phòng vé Bắc Mỹ, còn Depp khẳng định tài năng không giới hạn của mình qua sự “lột xác” từ thuyền trưởng Jack Sparrow ngúng nguẩy, Charlie “socola” tới gã thợ cạo nội tâm đa chiều. Có lẽ lần này vận may sẽ mỉm cười với Depp, sau hai lần anh “vồ trượt” tượng.

Nữ diễn viên xuất sắc nhất
Cate Blanchett, ‘Elizabeth: The Golden Age’
Julie Christie, ‘Away From Her’
Marion Cotillard, ‘La Vie en Rose’
Laura Linney, ‘The Savages’
Ellen Page, ‘Juno’

Vòng đua đã “nhẹ gánh” bớt những siêu sao như Angelina Jolie (“A Mighty Heart”) nhưng vẫn còn các tên tuổi “đàn chị” Cate Blanchett, Julie Christie. Christie là một gương mặt đáng gờm. Lấy lại phong độ ở tuổi 72, vai diễn bệnh nhân Alzheimer đem lại cho bà giải Quả Cầu Vàng và nhiều đề cử quan trọng khác.

Là một diễn viên tài năng, nhưng Cate Blanchett không đặt nhiều hi vọng ở hạng mục này, đơn giản vì đề cử vai phụ trong “I’m Not There” của Cate còn xuất sắc hơn nhiều. Marion Cotillard cũng là một “ảnh hậu” Quả Cầu Vàng, nhưng thiệt thòi là, phim ca nhạc “La vie en rose” không tạo được nhiều chú ý.

Ngay từ khi ra mắt tại LHP Rome, Ellen Page trong vai bà bầu tuổi teens đã được báo giới để mắt. Diễn xuất tự nhiên và chiến dịch nhân rộng tiếng vang của “Juno” cho phép cô diễn viên Canada 20 tuổi này tự tin vào thắng lợi. “Điềm gở” duy nhất với Ellen là việc… có tên trong đề cử Independent Spirit Award- giải “khắc tinh của Oscar”.

Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất

Casey Affleck, ‘The Assassination of Jesse James by the Coward Robert Ford’
Javier Bardem, ‘No Country for Old Men’
Philip Seymour Hoffman, ‘Charlie Wilson’s War’
Hal Holbrook, ‘Into the Wild’
Tom Wilkinson, ‘Michael Clayton’

Hạng mục này cơ may có vẻ nhỉnh hơn cho Javier Bardem. Dưới chỉ đạo nhà nghề của anh em Coen, Bardem hóa thân xuất sắc vào vai sát thủ máu lạnh, khiến nhiều khán giả có cảm giác kinh khiếp như thật. Theo sát anh là diễn viên gạo cội Philip Seymour Hoffman trong “Charlie Wilson’s War”.

Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất

Cate Blanchett, ‘I’m Not There’
Ruby Dee, ‘American Gangster’
Saoirse Ronan, ‘Atonement’
Amy Ryan, ‘Gone Baby Gone’
Tilda Swinton, ‘Michael Clayton’

Có thể nói tượng vàng đã nằm trong tay Cate Blanchett “mười phần chắc chín”. Bộ phim “I’m Not There” là 4 mảnh ghép tiểu sử kỳ lạ về danh ca Bob Dylan. Hóa thân của ngôi sao người Úc thuyết phục đến nỗi tuy là nữ, “phần” của Cate lại gần gũi với nguyên mẫu Dylan hơn cả.

Oscar lần thứ 80 sẽ được trao đêm 24/2/2008, chốt lại mùa giải thưởng cho các phim trình chiếu trong năm 2007. Tiêu điểm của mùa giải năm nay, ngoài sức ép đình công của Hiệp hội biên kịch Mỹ, còn cả bất ngờ trong đề cử Phim nước ngoài. Vắng mặt “khách quen”: điện ảnh Trung Quốc, Pháp, Đức…, không các “ông lớn” giải Cannes hay Venice (đáng kể là “Cành cọ vàng” từng gây tranh cãi về chuẩn mực giáo dục khi trình chiếu tại Pháp- “4 months, 3 weeks and 2 days” của điện ảnh Rumani rớt đài).

Người hâm mộ điện ảnh khắp thế giới luôn mong chờ sự phá vỡ những lối mòn tiêu chí ở người cầm cân nảy mực.

DANH SÁCH ĐỀ CỬ CÁC HẠNG MỤC KHÁC

Phim nước ngoài hay nhất

‘Beaufort’ (Israel)
‘Counterfeiters’ (Austria)
‘Katyn’ (Poland)
‘Mongol’ (Kazakhstan)
’12’ (Russia)

Kịch bản gốc
Diablo Cody, ‘Juno’
Nancy Oliver, ‘Lars and the Real Girl’
Tony Gilroy, ‘Michael Clayton’
Brad Bird, ‘Ratatouille’
Tamara Jenkins, ‘The Savages’

Kịch bản chuyển thể
Christopher Hampton, ‘Atonement’
Sarah Polley, ‘Away From Her’
Ronald Harwood, ‘The Diving Bell and the Butterfly’
Joel Coen and Ethan Coen, ‘No Country for Old Men’
Paul Thomas Anderson, ‘There Will Be Blood’

Phim hoạt hình
‘Persepolis’
‘Ratatouille’
‘Surf’s Up’

Phim tài liệu
‘No End in Sight’
‘Operation Homecoming: Writing the Wartime Experience’
‘Sicko’
‘Taxi to the Dark Side’
‘War/Dance’

Phim tài liệu chủ đề ngắn
‘Freeheld’
‘La Corona’ (‘The Crown’)
‘Ochberg’s Orphans’
‘Salim Baba’
Sari’s Mother

Nghệ thuật phối cảnh
‘American Gangster’
‘Atonement’
‘The Golden Compass’
‘Sweeney Todd The Demon Barber of Fleet Street’
‘There Will Be Blood’

Nghệ thuật quay phim
‘The Assassination of Jesse James by the Coward Robert Ford’
‘Atonement’
‘The Diving Bell and the Butterfly’
‘No Country for Old Men’
‘There Will Be Blood’

Bản nhạc gốc trong phim
‘Atonement’
‘The Kite Runner’
‘Michael Clayton’
‘Ratatouille’
‘3:10 to Yuma’

Bài hát gốc trong phim
‘Falling Slowly’ from ‘Once’
‘Happy Working Song’ from ‘Enchanted’
‘Raise It Up’ from ‘August Rush’
‘So Close’ from ‘Enchanted’
‘That’s How You Know’ from ‘Enchanted’

Phim ngắn
‘At Night’
‘Il Supplente (The Substitute)’
‘The Mozart of Pickpockets’
‘Tanghi Argentini’
‘The Tonto Woman’

Phim hoạt hình ngắn
‘I Met the Walrus’
‘Madame Tutli-Putli’
‘My Love (Moya Lyubov)’
‘Peter & the Wolf’

Dựng phim
‘The Bourne Ultimatum’
‘The Diving Bell and the Butterfly’
‘Into the Wild’
‘No Country for Old Men’
‘There Will Be Blood’

Dựng âm thanh
‘The Bourne Ultimatum’
‘No Country for Old Men’
‘Ratatouille’
‘There Will Be Blood’
‘Transformers’

Hoà phối âm thanh
‘The Bourne Ultimatum’
‘No Country for Old Men’
‘Ratatouille’
‘3:10 to Yuma’
‘Transformers’

Thiết kế phục trang
‘Across the Universe’
‘Atonement’
‘Elizabeth: The Golden Age’
‘La Vie en Rose’
‘Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street’

Hoá trang
‘La Vie en Rose’
‘Norbit’
‘Pirates of the Caribbean: At World’s End’

Hiệu quả hình ảnh
‘The Golden Compass’
‘Pirates of the Caribbean: At World’s End’
‘Transformers’

Vinh danh: Robert Boyle.

~ by phongsinh on January 23, 2008.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

 
%d bloggers like this: