Bài ca người lính – bản tình ca điện ảnh
“Bài ca người lính” của đạo diễn Grigori Chukhrai có thể nói là một bộ phim thuộc hàng kinh điển, mặc dù được làm từ năm 1959, nhưng nhiều những giá trị trong phim, về kỹ thuật quay, về diễn xuất… vẫn sẽ còn có tác dụng học tập cho thế hệ những người làm phim sau này. Bộ phim như một bản tình ca nhẹ nhàng len lỏi vào trong bối cảnh khói lửa chiến tranh và cả trong những câu chuyện đời thường.
Tôi ấn tượng nhất chi tiết anh lính Vasya bị mất một chân, được Alyosha động viên đã quyết tâm trở về nhà gặp vợ. Và cảnh người vợ thể hiện tình cảm với Vasya sau bao ngày xa cách được diễn rất thực, gây cho khán giả một sự cảm động thực sự. Ngoài ra còn có cảnh Alyosha lấy lại hai bánh xà phòng đã đưa cho cô vợ anh lính gặp ở mặt trận, đi tìm gặp bố của anh lính ấy để đưa xà phòng và báo tin anh vẫn khoẻ. Lúc này Alyosha nói dối là anh lính ấy là một anh hùng, mặc dù anh mới chỉ gặp anh ta có lần duy nhất ấy, còn người cha nói dối là vợ anh ấy vẫn chờ mong anh, nhờ Alyosha nhắn lại. Mặc dù đã biết sự thật về người vợ trẻ kia, nhưng Alyosha vẫn hứa sẽ nhắn lại với anh lính kia. Một chi tiết rất đời thường trong một cuộc chiến khốc liệt.
Và sẽ thật là thiếu sót nếu bỏ qua nội dung lớn trong phim là mối tình của Alyosha và Shura. Hai người gặp nhau một cách tình cờ trên toa tàu chở cỏ vì cùng trốn lên để đi nhờ đoàn tàu quân sự ấy. Ban đầu Shura rất sợ và tỏ ra đề phòng Alyosha. Nhưng qua một quãng đường dài, cô đã nhận ra đấy là một chàng trai tốt và còn là một người anh hùng. Cho đến sau khi cô cùng anh đi đưa xà phòng và sau đó anh đi cùng cô về tới tận quê nhà của cô thì cô mới thú nhận là mình chưa có người yêu, cô bịa ra người phi công mà cô đến thăm là vì sợ anh mà thôi. Chàng trai trẻ sau đó đã nhận ra mình đã để cô đi mất mà chưa nói được tình cảm thật của mình, anh muốn quay lại nhưng không được nữa. Tác giả cũng đã để ngỏ về hai nhân vật này, và tôi nghĩ chúng ta đều sẽ hiểu rằng sau này họ sẽ tìm lại được nhau, bởi vì người tốt, tất nhiên phải có kết thúc tốt đẹp.
“Bài ca người lính” của đạo diễn Grigori Chukhrai có thể nói là một bộ phim thuộc hàng kinh điển, mặc dù được làm từ năm 1959, nhưng nhiều những giá trị trong phim, về kỹ thuật quay, về diễn xuất… vẫn sẽ còn có tác dụng học tập cho thế hệ những người làm phim sau này. Bộ phim như một bản tình ca nhẹ nhàng len lỏi vào trong bối cảnh khói lửa chiến tranh và cả trong những câu chuyện đời thường.
Bài nhận xét rất hay, mình cũng rất thích bộ phim này, một bộ phim diễn tả những gì nhân văn, cao đẹp bằng những cảnh diễn đời thường, chân thực.
Thi said this on November 5, 2009 at 11:18 pm